Thủy quái mọc chân 375 triệu tuổi tiết lộ bí mật làm thay đổi địa cầu
Loài thủy quái của kỷ Devon là bằng chứng về bước nhảy vọt tiến hóa giúp chúng ta có thể bước đi trên các lục địa ngày nay.
Những phát hiện mới từ một loài thủy quái hóa thạch có niên đại 375 triệu năm cung cấp cái nhìn sâu sắc về sự tiến hóa của bộ xương trục, làm sáng tỏ cách tổ tiên chúng ta chuyển từ cuộc sống dưới nước sang cuộc sống trên cạn.
Bộ xương kỳ quái của thủy quái kỷ Devon Tiktaalik – Ảnh: ĐẠI HỌC KHOA HỌC ERBELY
Theo SciTech Daily, đó là hóa thạch nguyên vẹn đáng ngạc nhiên của một con Tiktaalik, loài cá cổ đại thường được khai quật ở khu vực Bắc Cực của Canada.
Sử dụng phương pháp chụp cắt lớp micro-CT, những chi tiết tinh vi của đốt sống và xương sườn thủy quái kỷ Devon này đã được tiết lộ.
Nhóm khoa học gia từ Đại học Khoa học Erbely (Mỹ) chỉ ra xương sườn của con cá quái dị này có thể kết nốt chặt chẽ với xương chậu của nó bằng các dây chằng, một điều không tìm thấy ở những con cá bình thường. Vây bụng của nó cũng có sự kết nối chặt chẽ hơn.
Sự khác thường này vốn dùng để hỗ trợ khả năng di chuyển trên chi sau, điều chỉ tìm thấy ở các động vật trên cạn ra đời muộn hơn con cá này rất nhiều.
Ở cá bình thường, vây bụng và xương của đai chậu tương đối nhỏ và gần như “trôi nổi” tự do trong cơ thể.
Vì vậy, Tiktaalik là loài nắm giữ nấc thang đầu tiên để tiến đến cuộc sống trên cạn của giới sinh vật địa cầu, đó là bắt đầu manh mún phát triển khả năng bước đi.
Vây và xương chậu của nó làm cho nó đi lang thang trên cạn, nhưng đã giúp nó tự “đứng dậy” và đẩy bằng vây sau bên bờ nước.
Tiktaalik có thể “đứng dậy” một cách kỳ lạ bên bờ nước với vây bụng được sử dụng như chân, dù nhỏ và yếu hơn chân động vật bốn chân nhiều – Ảnh đồ họa AI
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chưa từng tìm thấy một bộ xương nào chứa những dấu vết tiến hóa tương tự.
“Việc tái tạo này lần đầu tiên cho thấy mọi thứ đã khớp với nhau như thế nào và cho chúng tôi manh mối về việc bước đi đã được tiến hóa như thế nào” – PGS Tom Stewart từ Đại học Khoa học Erbely nói.
Việc tái tạo toàn vẹn bộ xương Tiktaalik đã tiêu tốn của các nhà nghiên cứu nhiều năm ròng rã. Ban đầu chỉ có phần thân trước được tìm thấy và họ đã phải đã mất một thời gian dài để loại bỏ hóa thạch khỏi phiến đá.
Năm 2014, xương chậu của con cá lộ diện tại cùng một địa điểm hóa thạch. Sau 10 năm bóc tách và nghiên cứu, bộ xương toàn vẹn của nó đã được ráp lại và tiết lộ điều bất ngờ.
Phát hiện rùng mình về "thủy quái ngoài hành tinh" 365 triệu tuổi
Loài thủy quái kỷ Devon mang tên "Alienacanthus" được xác định là sinh vật có vết cắn nguy hiểm nhất từng được biết đến.
Riêng cái tên Alienacanthus, có nghĩa là một thủy quái gai "ngoài hành tinh", đã đủ cho thấy sự kỳ dị của sinh vật từng gây kinh hoàng cho đại dương cổ đại này.
Thủy quái "ngoài hành tinh" Alienacanthus - Ảnh: Beat Scheffold và Christian Klug
Trong đó, "acanthus" là một loại cây có gai ở vùng Địa Trung Hải, được liên tưởng đến khi đặt tên bởi lẽ phần hàm hóa thạch mà các nhà khoa học thu thập được cũng tua tủa gai - thực ra là răng - như loài cây đó.
Không chỉ vậy, hàm dưới đầy răng của nó còn thon và dài bất thường, mà theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Royal Society Open Science, đủ để gây ra vết căn khủng khiếp nhất từng được ghi nhận.
Hóa thạch của Alienacanthus - Ảnh: Melina Jobbins and Christian Klug
Hóa thạch của Alienacanthus thực ra đã được khai quật ở Ba Lan từ năm 1957, nhưng cho đến nay, nhờ có các kỹ thuật hiện đại, hình dáng đầy đủ cũng như độ nguy hiểm của thủy quái này mới được tiết lộ.
Kết quả định tuổi hóa thạch cho thấy Alienacanthus thuộc về kỷ Devon. Đó là một kỷ địa chất kéo dài 60 triệu năm từ lúc kỷ Silur kết thúc 419 triệu năm trước cho đến khi kỷ Than Đá bắt đầu khoảng 359 triệu năm trước.
Đây cũng là kỷ nguyên quan trọng với hệ động vật địa cầu: Chính là thời đại một số loài thủy quái cổ đại bắt đầu tiến hóa để sống trên bờ, trở thành động vật bốn chân.
Theo nhà cổ sinh vật học Melina Jobbins của Đại học Zurich (Thụy Sĩ) viết trên The Conversation, những phát hiện mới về Alienacanthus đã lập kỷ lục mới về hình dạng thực sự mà các thủy quái kỷ Devon có thể sở hữu.
Ngoài mẫu vật ở Ba Lan, một số hóa thạch khác ở Morocco cũng được xác định là thuộc về loài thủy quái này.
Vào kỷ Devon, hai quốc gia đó nằm ở bờ biển phía Đông Bắc và phía Nam của một siêu lục địa rộng lớn. Điều này có nghĩa Alienacanthus phân bố rộng rãi khắp siêu đại dương thời kỳ này.
Thủy quái cũng được xác định là thuộc về một nhóm cá bọc thép là những động vật có xương sống có hàm đầu tiên. Tuy nhiên, chưa loài nào thuộc nhóm này có khuôn mặt "ngoài hành tinh" như Alienacanthus.
Loài thủy quái mới "trỗi dậy" sau 67 triệu năm ẩn mình ở Nam Cực Hài cốt cổ dại của con thủy quái được tìm thấy gần Căn cứ Marambio, một trạm nghiên cứu Nam Cực của Argentina. Theo Sci-News, loài thủy quái mới được đặt tên là Marambionectes molinai - gợi nhớ đến tên đảo Marambio thuộc quần đảo James Ross của Bán đảo Nam Cực. Con thủy quái này đã giúp xác định không chỉ một...