Thúy Nga: “Sinh Nguyệt Cát, tôi cực lắm, phải trốn chui trốn lủi để không cho mẹ thấy”
“Lúc đó tôi không dám đối diện với mẹ. Phần vì mình cố chấp, phần vì mình đã lỡ sa chân vào rồi, bị dính mắc nhiều thứ rồi, không gỡ ra được nên phải lao theo”, Thúy Nga trâm tư kể.
Hơn 20 năm làm nghề, Thúy Nga “sở hữu một gia tài khá nhiều giải thưởng: Giải Cù Nèo Vàng, Giải Mai Vàng, Giải Nụ Cười Vàng, Giải HTV Awards lần thứ 4, Nữ diễn viên được yêu thích nhất, 3 năm liên tiếp được bình chọn là Nhóm hài trẻ được yêu thích nhất cùng Quốc Thuận tại Gala Cười…
Thành danh như vậy nhưng cuộc đời của Thúy Nga từ lúc sinh ra tới tận bây giờ luôn đầy trắc trở với rất nhiều khúc quanh của số phận!
Cha mẹ ly hôn khi Thúy Nga 6 tuổi. Tuổi thơ của Thúy Nga là những nỗi buồn nối tiếp nhau dù mẹ chị ở vậy nuôi con. Khi Thúy Nga cũng làm mẹ đơn thân, chị mới hiểu hết sự hy sinh lớn lao mà mẹ dành cho mình và càng trân trọng hơn hai chữ “tình mẹ” thiêng liêng.
Đây là lần hiếm hoi, Thúy Nga kể về mẹ của mình – một bác sĩ đầy lòng nhân ái – một người mẹ dành cả thanh xuân và hạnh phúc riêng để lo cho con.
Tấn bi kịch từ một cô gái xa lạ được đưa về nuôi trong nhà
Sau khi cha mẹ ly hôn, chị và em trai ở cùng mẹ. Như chị kể, cuộc sống của mấy mẹ con lúc đó rất khổ, phải ở trong căn phòng nhỏ tại bệnh viện, bên cạnh là nhà xác và bãi rác y tế. Có bao giờ vì nghèo khổ quá nên cơm áo gạo tiền “bóp nhỏ” yêu thương?
Không. Mẹ tôi là một người đầy lòng nhân ái. Trong lúc khó khăn nhất, bà vẫn nuôi người, giúp người mà thời đó, không ai dám làm vậy cả.
Nhà tôi rời tới 2,3 lần. Vì mẹ là bác sĩ giỏi lại làm lâu năm nên sau này, bệnh viện cấp cho mẹ tôi một căn nhà trong khu tập thể có 2 phòng ngủ, có nhà tắm riêng, không phải dùng nhà tắm, vệ sinh công cộng nữa. Cuộc sống đỡ khổ hơn một chút nhưng vẫn còn rất nghèo.
Dì tôi là Giám đốc nhà máy kẹo Nam Định, thỉnh thoảng lại gửi kẹo vào cho. Con nít trong khu tập thể rất đông, chúng hay dụ tôi lấy kẹo ra ăn. Mẹ biết nhưng cũng chỉ la cho có, bởi cái thảo tính của tôi là do mẹ di truyền. Chỉ có duy nhất một lần, tôi bị mẹ đánh khi lấy món đồ quý giá trong nhà đem cho bạn.
Hồi đó, mẹ tôi có hai cây viết máy hiệu Ba Đình và Hero. Năm lớp 3, tôi được giải nhất chữ đẹp toàn trường nên mẹ thưởng cho cây viết Ba Đình để khỏi phải viết mực, lem ra tay chân, quần áo.
Tôi làm mất cây viết đó khi đi học nên lén lấy cây viết Hero của mẹ ra dùng. Bà thấy nhưng cũng không nói, đến khi tôi đem cây viết đó cho một bạn trong lớp. Mẹ bảo tôi dễ dãi và không biết quý đồ giá trị trong nhà nên mới đánh.
Mẹ tuy đánh vậy nhưng cái thảo tính của tôi là ảnh hưởng từ mẹ. Nhà tôi lúc đó còn nghèo nhưng mỗi lần mẹ về quê ở Nghệ An, thấy họ hàng nghèo quá, nuôi con không được là bà đón vào nuôi, cho ăn học đàng hoàng. Thậm chí, bà còn mua đất trả góp ở vùng ven Nha Trang cho họ lập nghiệp rồi dựng vợ gả chồng cho họ.
Nhà tôi hồi đó đông người lắm, giống như một cái chung cư. Lúc đầu là 2 người cháu trai, sau thêm cả con của ông cậu rồi cháu gái ở quê vào. Thậm chí sau này, bà về quê gặp một cô bé không họ hàng gì nhưng vì thương cô gái đó bị tổ đỉa, lở loét từ nhỏ tới lớn khiến chân bị teo, bà cũng đưa vào để chữa trị.
Cô gái đó sau này trở thành tấn bi kịch lớn của gia đình tôi. Và chỉ từ sau cô gái đó mà mẹ mới sợ, không dám nuôi ai nữa.
Tại sao cô bé đó lại là tấn bi kịch lớn của gia đình chị?
Cô bé đó dựng lên nhiều câu chuyện nhà bị mất trộm và đào thải rất nhiều tài sản của gia đình. Thời đó, mẹ tôi nuôi đông người nên người này tị hiềm người kia, bằng mọi cách để có được cái này cái kia của mẹ.
Gia tài trong nhà chỉ có 2 chiếc xe đạp, 1 cái máy may, mẹ tôi mua cho cô cháu gái học nghề và mấy chỉ vàng mẹ dành dụm được, đi đâu cũng dắt theo, khi thì trong quai nón, lúc thì lận vào áo quần.
Khi mẹ đón cô gái chân bị tổ đỉa vào nuôi, mẹ sắm cho cô ấy một cái bàn bán vé số để có tiền gửi về quê. Bệnh tổ đỉa không được ăn nếp nhưng hễ mẹ tôi chữa gần lành, cô ấy lại lén đi ăn bánh nếp và chân lại lở loét ra.
Video đang HOT
Cô ấy ở nhà tôi mấy năm, cứ hễ dịp nào cả nhà đi vắng, còn một mình cô ấy ở nhà là nhà lại bị… mất trộm. Mất 2 chiếc xe đạp rồi máy may rồi luôn cả mấy chỉ vàng mẹ tôi dành dụm được. Sau này, mọi người ở quê kể là cô ấy đem xe đạp về bán cho họ thì mẹ tôi mới biết.
Chị có khi nào trách mẹ không?
Thật sự, nhà tôi lúc đó nghèo, tôi còi ri, bệnh lên bệnh xuống, mẹ thì nuôi quá nhiều người nên có những lúc tôi cũng trách mẹ.
Có những hôm nhà không còn tiền, bữa cơm chỉ có canh cải chua, 2 quả trứng vịt khuấy với nước cơm cho nở bung ra, làm thật mặn để ăn được nhiều cơm. Rồi tép mỡ kho nước mắm. Đó là 3 món điển hình mà hồi bé tôi ăn hoài. Sau này, mẹ cũng hối hận vì lo cho người ta quá mà để tôi thấp bé.
Nhưng tôi cho rằng đó là duyên, cái gì xảy ra trong cuộc đời mình cũng là định nghiệp. Mẹ tôi giúp nhiều người lắm. Ngay cả khi bà về hưu và mở phòng mạch tư. Thời đó, ai mở phòng mạch là giàu lắm nhưng mẹ tôi không giàu vì bà lấy tiền tượng trưng, ai nghèo khổ, bà giúp không lấy tiền.
Bởi mẹ tôi giúp nhiều người nên sau này, chị em tôi ra đời gặp được rất nhiều thuận duyên. Có những nạn lớn xảy ra với mình, đều có những bàn tay bất ngờ tới giúp.
Thúy Nga cùng mẹ và em trai.
Mẹ bị tai nạn, hôn mê, mất 1 năm không tỉnh táo
Trong showbiz, mọi người nói Thúy Nga là người có “bàn tay phục dược”, bởi nhiều nghệ sĩ bị bệnh chữa hoài không hết nhưng chỉ cần chị lấy thuốc là hết. Trong đó có thể kể đến Hiếu Hiền, Lý Hải, Thái Hòa… Vậy khi chị không nối nghiệp mẹ mà đi theo con đường nghệ thuật thì bà có ủng hộ?
Lúc tôi vô Sài Gòn học trường Sân khấu, bà buồn lắm. Bà mong tôi theo ngành y vì thời điểm bà mở phòng mạch, tôi phụ được rất nhiều việc, hai mẹ con rất vui. Tôi tốt nghiệp trường sân khấu, bà vẫn khuyến khích tôi bỏ nghệ thuật. Tôi cũng loanh quanh làm nhiều nghề, cuối cùng cũng làm nghệ sĩ và bà vẫn ủng hộ con.
Hồi mới ra trường, Nhà hát sân khấu nhỏ 5B được xem là Thánh đường nghệ thuật chuyên diễn kịch dài, chỉ quy tụ các ngôi sao lớn như anh Thành Lộc, chị Hồng Vân, anh Việt Anh…
Thời điểm đó, tôi còn đi tấu hài cho các nhóm. Theo lời đề nghị của thầy Minh Nhí, anh Phước Sang cho thử nghiệm diễn kịch dài ở sân khấu 135 Hai Bà Trưng vào hai đêm thứ 5, thứ 6 dành cho các diễn viên trẻ.
Ngày tôi nhận được vở kịch dài đầu tiên cũng là ngày mẹ tôi bị tai nạn giao thông, khả năng chết rất cao vì bà đã hôn mê rồi. Tối hôm đó diễn thì buổi trưa tôi nhận được tin.
Khi nhận tin, tôi hoảng loạn chạy đến nhà thầy Minh Nhí xin không diễn để về Nha Trang. Thầy khuyên tôi nên cố gắng ở lại diễn cho xong suất tối đó vì vé đã bán hết rồi và vở diễn là công sức của cả tập thể, mình bỏ sẽ làm ảnh hưởng tất cả mọi người.
Thầy Minh Nhí ngày xưa cũng đang đi diễn hài ở tỉnh xa thì nhận tin mẹ mất. Lòng thầy rối bời nhưng vẫn phải lên sân khấu mang lại tiếng cười cho người khác rồi mới được về với mẹ.
Tôi nghe lời thầy và nhắn về quê nhờ các bạn của mẹ chăm sóc dùm. Đêm hôm đó, sau suất diễn, tôi nhảy tàu (phải ngồi ghế suốt đêm – PV) để về với mẹ.
Mẹ hôn mê 1 tuần, phải truyền máu liên tục, tưởng không qua khỏi. Sau đó, bà bắt đầu tỉnh lại nhưng mất 1 năm bà gần như lơ ngơ, không tỉnh táo. Tới khi hồi phục, bà thay đổi tính tình 180 độ, giống như một con người khác hoàn toàn.
Mẹ tôi ngày xưa hài hước vui tính bao nhiêu thì sau vụ tai nạn đó, bà rất khó. Bà có những cái nhìn sắc sảo, nhiều dự đoán thành hiện thực. Và tới giờ, tuy tôi rất chăm mẹ nhưng lại không dám lại gần và rất sợ đối diện với bà. Có thể vì suy nghĩ, lập luận giữa hai thế hệ khác nhau nhiều quá.
Thế nhưng, tôi đi đâu, làm gì cũng nghĩ tới cha mẹ. Dù tôi không ở với cha nhiều nhưng làm được cái gì cho cha, tôi vẫn làm. Còn mẹ, cái gì ngon nhất, cái gì tốt nhất, tôi đều dành cho mẹ. Đi đâu xa, ăn món gì ngon, tôi đều mua về cho mẹ.
“ Sinh Nguyệt Cát, tôi cực lắm, phải trốn chui trốn nhủi để không cho mẹ thấy”
Thời điểm chị sinh Nguyệt Cát với biết bao biến cố thì mẹ đóng vai trò như thế nào trong khúc quanh đó của cuộc đời chị?
Lúc đó tôi khổ lắm, không dám đối diện với mẹ. Tôi sợ bà sẽ nói lại những gì từng nói cho tôi mà tôi không nghe. Phần vì mình cố chấp, phần vì mình đã lỡ sa chân vào rồi, bị dính mắc nhiều thứ rồi, không gỡ ra được nên phải lao theo.
Sinh Nguyệt Cát, tôi cực lắm, phải trốn chui, trốn nhủi ở một nơi xa để mẹ không thấy. Bởi vì mình khổ thì người đau lòng nhất vẫn là mẹ mình. Bà nuôi mình vất vả, hy sinh cả cuộc đời, không lấy ai để lo cho mình, chỉ mong mình có một cuộc sống trọn vẹn, mà mình không làm được thì đương nhiên sẽ không dám đối diện với mẹ.
Tôi sợ mẹ buồn, mẹ khóc. Tôi là kiểu người mà khi buồn quá, thường không chia sẻ với ai, không rủ rê ai buồn cùng mình, cũng không dám để ai biết. Tự mình xử lý, tự mình giải quyết.
Với Nguyệt Cát, tôi một mình nuôi con đúng nghĩa. Nhiều bạn bè chăm sóc và những người đó sau này đều là ba mẹ nuôi của Nguyệt Cát. Mẹ tôi tuổi trẻ giúp nhiều người nên khi tôi hoạn nạn, cực kỳ nhiều bàn tay giúp đỡ. Có những điều mình không tưởng là được mà lại được.
Tôi vẫn tin rằng, giữa cha mẹ và con cái có một “sợi dây linh tính”. Chúng ta tưởng sẽ giấu được cha mẹ nhưng thật ra là không thể. Ngoài chuyện sợ mẹ buồn khổ, còn lý do nào khiến chị phải trốn ở một nơi xa để sinh con, không cho mẹ thấy cái khổ của mình?
Thời điểm đó trùng với một chuyện nên tôi không muốn mẹ cực thêm nữa. Lúc tôi mới có bầu, mẹ tôi nhận một đứa trẻ người ta bỏ rơi về nuôi. Năm đó bà đã 63 tuổi rồi.
Một cô gái lang thang có bầu. Cô ấy được mọi người mách tới nhà mẹ tôi nhờ giúp đỡ. Cô gái đó nói “con đang có bầu nhưng con không nuôi con con được. Một là, đứa trẻ này con đem cho. Hai, là ai mua thì con bán”. Mẹ tôi không ngần ngại bảo “cô cho tôi đi, tôi nuôi”.
Cô gái đó vô nhà tôi ở. Mẹ tôi chăm sóc cái thai nhi ấy cực kỳ cẩn thận. Bà mua cua biển cho cô gái đó ăn để tẩm bổ và cô ấy phụ việc nhà. Cô ấy cao to và rất khỏe mạnh. Tiền bạc tôi lo. Khi cô ấy sinh, chính mẹ tôi đưa vào viện. Đứa trẻ vẫn lấy họ của mẹ nó.
Khi đứa trẻ được gần 1 tháng thì mẹ nó bỏ đi, để lại một bức thư nhờ mẹ tôi nuôi giúp. Tôi phải điều vú nuôi ra chăm baby phụ mẹ. Nó không phải con cháu ruột thịt nhưng bà chăm rất kỹ, người làm chăm, bà cũng không vừa lòng.
Bà bảo “đời tôi làm bác sĩ, tôi có hai đứa con mà tới giờ cũng không có kinh nghiệm chăm sóc 1 đứa trẻ cho ra hồn”. Bởi hồi nhỏ, tôi từng suýt chết vì nạn dịch tả nên bà lấy đó làm ký ức để nhắc nhớ.
Một người già 63 tuổi nhận nuôi một đứa trẻ là chuyện không hề đơn giản nên 2 chị em tôi phải dùng hết sức để phụ mẹ. Chính vì vậy, thời điểm đó, tôi không dám để mẹ thấy cái cực của mình. Tôi để mẹ và em trai lo cho bé, còn tôi lo cho Nguyệt Cát. Đứa trẻ đó, giờ tôi đang nuôi. Bé tên Ngân Hà, hơn 9 tuổi, còn Nguyệt Cát hơn 8 tuổi.
Thúy Nga cùng Nguyệt Cát và con gái nuôi Ngân Hà (bên phải)
Hẳn là thời gian đó vô cùng khó khăn với cả gia đình chị…?
Khó khăn lắm nhưng không khó khăn nào bằng của mẹ. Sự hy sinh và lòng nhân ái của bà là tấm gương cho tôi noi theo, học hỏi tới tận bây giờ. Tôi thật sự rất phục và ngưỡng mộ mẹ.
Và sự thật, khi Ngân Hà ở trong nhà cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chị em tôi. Khi em trai tôi có người yêu, nó nói với người ta về Ngân Hà và nhận trách nhiệm lo cho đứa trẻ này, coi như con thì hầu hết, nhà gái đều không chịu và hủy hôn.
Còn tôi thường xuyên đăng lên facebook hình hai đứa con: Ngân Hà và Nguyệt Cát. Đàn ông nhìn vô, họ bị ngán, tưởng mình hai con, nếu tiến tới thì cực nên tôi cứ mãi… độc thân!
Cảm ơn chị đã chia sẻ!
Theo Trí Thức Trẻ
Thuý Nga: 'Làm mẹ đơn thân không tủi, khó nhất con hỏi ba là ai'
Xác định làm mẹ đơn thân từ khi mang bầu nên Thuý Nga không hờn tủi mà chỉ suy nghĩ làm sao để trả lời con một cách thông minh, tinh tế nhất rằng: "Ba nó là ai".
Kể từ khi cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ, Thúy Nga vẫn đi về lẻ bóng. Vừa tất bật chạy show vừa chăm bẵm bé, đôi khi cngười phụ nữ bé nhỏ này không tránh khỏi mệt mỏi.
Nguyệt Cát năm nay 8 tuổi, có nhiều nét giống mẹ, đặc biệt là tính cách khá hóm hỉnh và hài hước. Thúy Nga thổ lộ, mọi người nhìn vào Nguyệt Cát có thể thấy cô bé có cuộc sống đầy đủ hơn nhiều bạn bè cùng trang lứa song trong mắt chị, con gái vẫn là đứa trẻ thiệt thòi khi thiếu hụt tình cảm từ phía người cha. Vì thế, chị luôn cố gắng hết sức để bù đắp cho con.
Thuý Nga hạnh phúc bên con gái.
Chia sẻ về cô con gái nhỏ, danh hài kể, Nguyệt Cát từ bé đã có tính cách mạnh mẽ và tự lập. Càng lớn, cô bé càng sống tình cảm và đặc biệt vô cùng yêu thương mẹ. Trong mắt Nguyệt Cát, mẹ là một tư vấn gia tuyệt vời, từ việc nên ăn gì, mặc gì, đi đâu, chơi gì... cô bé đều hỏi ý kiến mẹ. Bất cứ món đồ nào được mẹ mua cho, Nguyệt Cát cùng đều rất nâng niu.
Từ khi bắt đầu có bầu Thuý Nga đã xác định làm mẹ đơn thân nhưng không dám bỏ con vì đó là việc làm sai trái. Chính vì lựa chọn của mình Thuý Nga cùng con vượt qua những ngày khó khăn, không tủi thân, hờn trách. Thuý Nga chỉ suy nghĩ điều duy nhất là cách nói chuyện với con làm sao thật tinh tế thêm hiểu mọi chuyện khi con hỏi: "Ba là ai?".
Chính vì thế, Thuý Nga đã mặc định phải sống tốt, là tấm gương, vừa đóng vai người cha lẫn mẹ để dạy con. Thuý Nga tâm sự, áp lực nuôi con một mình là có thật, dù mạnh mẽ và tự lập tới mấy, nhưng vì làm nghệ thuật nên thường xuyên được đi diễn, chị cũng giải toả phần nào căng thẳng. Khi làm mẹ đơn thân chị luôn nhìn vào khía cạnh tích cực rằng, ít nhất con mình vẫn vô cùng may mắn vì khoẻ mạnh vui vẻ như bao đứa trẻ khác.
Với chị, làm mẹ đơn thân là 1 chuyện cực kỳ bình thường và phải làm nên không có gì cảm thấy đau đớn, khổ cực.
"Do từ nhỏ đã quen với sự tự lập nên khi tôi làm mẹ đơn thân nhìn ngoài người ta phục lắm. Người ta nói 'Thuý Nga, trời ơi, em vừa đẻ dậy mà em đã có thể lao vào bếp, rửa nồi rửa xoong, nấu cơm... sau một ngày sinh thôi sao?...
Người ta ngưỡng mộ nhưng đối với tôi nó là 1 chuyện cực kỳ bình thường và phải làm nên không có gì cảm thấy đau đớn, khổ cực. Làm mẹ đơn thân không nên nhìn ngó những người khác rồi ghen tị, chạnh lòng. Mình phải bỏ qua những điều đó mới có thể đi thẳng được con đường đơn thân mà không bị đau đớn, không bị tổn thương", Thuý Nga chia sẻ.
Nhớ lại khoảng thời gian mới sinh con, Thúy Nga nghẹn ngào: "Thời điểm tôi sinh con, tôi muốn tập trung nuôi con nên bỏ hẳn tivi. Tôi không dám xem tất cả các chương trình giải trí. Vì tôi biết, khi xem tôi sẽ bỏ con để bỏ về làm nghệ thuật. Khủng khiếp lắm. Nhiều nghệ sĩ khi có gia đình sẽ có sự hỗ trợ của ông bà, anh chị em... còn tôi không có ai. Tôi chỉ một mình. Tôi hiểu tôi không có ai xung quanh. Tôi phải dẹp bỏ hết mọi suy nghĩ để lo cho con".
Danh hài Thúy Nga chia sẻ, nhiều người cảm thấy thương xót khi thấy chị làm mẹ đơn thân vất vả, song bản thân chị xem đó là niềm hạnh phúc của mình.
Thúy Nga thổ lộ, chị chưa giây phút nào hối hận khi làm mẹ đơn thân và cũng không còn oán trách người chồng cũ - bố của Nguyệt Cát khi anh không có trách nhiệm với con. Chị xem đó là sự an bài của số phận và xác định vui vẻ cùng con gái đi qua mọi khó khăn, sóng gió, tận hưởng niềm hạnh phúc mẹ con làm gì cũng có nhau.
Tiết lộ về cuộc sống của hai mẹ con ở bên Mỹ, danh hài Thúy Nga cho biết, chị vẫn cho Nguyệt Cát đi học thêm về hội họa, đàn và thể thao bên cạnh việc học chính ở trường. Lúc trước khi con gái còn nhỏ, chị để cô bé ở nhà mỗi khi đi diễn. Giờ Nguyệt Cát lớn hơn một chút, thỉnh thoảng đi diễn mà thu xếp được việc học của con, chị vẫn đem theo con đi cùng để bầu bạn. Có điều, vì không muốn đi xa con lâu nên chị cân nhắc rất kỹ và ít khi nhận lời tham gia các chương trình có lịch quay dài ngày như gameshow hay đóng phim.
Thúy Nga chia sẻ, nhiều người cảm thấy thương xót khi thấy chị làm mẹ đơn thân vất vả, song bản thân chị lại không thấy thế mà ngược lại, chị xem đó là niềm hạnh phúc của mình. Từ ngày có con, chị cũng sống có trách nhiệm hơn và cảm nhận được tình yêu từ cuộc sống xung quanh nhiều hơn.
Tình Lê
Theo Vietnamnet
Thúy Nga: "Tới tận bây giờ, tôi muốn gặp cha cũng phải lén lút, không cho dì ghẻ biết" "Tôi về Nha Trang, gặp cha cũng phải lén lút, không cho dì ghẻ biết. Muốn cho tiền cũng phải dặn cha giấu đi vì tất cả tiền của cha tôi là cô ấy giữ hết", Thúy Nga tâm sự. Là một nghệ sĩ hài, mang tiếng cười, niềm vui tới cho mọi người nhưng cuộc đời của Thúy Ngalại là những khúc...