Thủy lôi và trận Bạch Đằng ở Biển Đông
Thủy lôi là loại vũ khí đầu tiên được sử dụng, khi xuất hiện các loại tầu hiện đại, trong đó đặc biệt là tàu ngầm. Dần dần, thủy lôi nhường vị trí đầu bảng cho ngư lôi và tên lửa chống tầu. Nhưng thủy lôi vẫn giữ được khả năng chiến đấu hiệu quả cho đến ngày nay.
Điều này đặc biệt với những nước có tiềm lực kinh tế – quân sự hạn chế, nhưng có vùng biển dài, rộng và có nhiều khả năng bị đe dọa quân sự từ hướng biển như khu vực Biển Đông của Việt Nam. Việc sử dụng các trận địa thủy ngư lôi đã có thời gian sản xuất từ lâu (từ 1964) có trang bị bổ sung những thiết bị dò tìm mục tiêu hiện đại, hệ thống nhận biết địch ta, thiết bị có khả năng tự kích hoạt hoặc kích hoạt theo tình huống sẽ là phương thức bảo vệ phi đối xứng hiệu quả nhất chống lại các lực lượng hải quân hiện đại. Bảo vệ thành công thềm lục địa, biển đảo.
Đối với các lực lượng hải quân có trang bị tàu ngầm, thông thường sử dụng các loại thủy ngư lôi như: Thủy lôi neo; Thủy lôi đáy; Thủy lôi phóng nổi trong vùng nước; Thủy lôi – ngư lôi ; Thủy lôi – tên lửa.
Thủy lôi neo PM-1 được sử dụng để chống tàu ngầm, được lắp đặt trong ống phóng ngư lôi 533mm (hai quả ) ở độ sâu đến 400m, độ chìm của thủy lôi là 10 – 25 m. Khối lượng nổ là 230 kg. bán kích cảm biến âm thanh bộ phận kích nổ là 15 – 20 m. Loại mìn neo PM-2 được biên chế vào trong hải quân từ năm 1965 sử dụng ăng ten cũng tương tự như PM-1, nhưng có khả năng tấn công cả tàu nổi và tàu ngầm ở độ sâu đến 900m.
Thủy lôi neo PM-1 và PM-2.
Loại mìn thủy lôi đáy MDM-6 được sử dụng để chống các tàu nổi và tàu ngầm. Thủy lôi được chế tạo thiết bị kích nổ phi tiếp xúc với 3 kênh cảm biến âm thanh, cảm biến từ trường và cảm biến thủy lực. Thủy lôi có trang bị thiết bị đặt thời gian trực chiến đấu, thiết bị phóng đại tín hiệu và thiết bị tự hủy. Đường kính ống phóng là 533m. Độ sâu đặt thủy lôi đến 120m.
Thủy lôi đáy MDM-6.
Video đang HOT
Thủy lôi tự chuyển động dưới đáy biển MDS được sử dụng để tiêu diệt các tàu nổi và tàu ngầm đối phương. Đặt rải thủy lôi MDS được tiến hành phóng ra từ ống phóng ngư lôi 533mm từ tầu ngầm. Thủy lôi tự cơ động đến vị trí đặt mìn bằng động cơ đẩy của ngư lôi. Thủy lôi được kích nổ khi mục tiêu tiến đến khoảng cách gần, kích hoạt thiết bị gây nổ từ trường hoặc sóng âm. Khu vực nguy hiểm có thể lên đến 50m. Thủy lôi có thể sử dụng để phong tỏa hải cảng đối phương, bí mật đặt trên đường hàng hải của địch hoặc bảo vệ bờ biển, khu vực biển mooyj cách bí mật. Độ sâu đặt thủy lôi thấp nhất là 8m.
Thủy lôi tự cơ động đáy MDS.
Thủy lôi neo và phóng mìn phản lực nổi RM-2 được sử dụng để tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm. Sử dụng ống phóng ngư lôi 533mm của tàu ngầm. Mìn bao gồm thân mìn và thiết bị neo. Trong thân mìn là động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Thủy lôi được phóng về phía mục tiêu sau khi thiết bị kích nổ được kích hoạt bằng các trường vật lý phát ra từ tầu mục tiêu. Đồng thời có thiết bị kích nổ phi tiếp xúc khi chạm vào khu vực trường lực của mục tiêu. Đồng thời thủy lôi cũng có đầu nổ tiếp xúc thân mìn.
Thủy lôi phản lực RM-2.
Thủy lôi chống tàu ngầm PMT-1 được biên chế vào Hải quân Xô viết vào năm 1972. Được chế tạo bao gồm thủy lôi có neo và ngư lôi loại nhỏ MGT-1 đường kính 406mm. Loại thủy lôi neo phản lực PMR-2 là tổ hợp thủy lôi neo với động cơ phản lực dưới nước. Bao gồm có ống phóng, tên lửa đẩy và neo. Động cơ phản lực hoạt động đẩy thủy lôi về phía mục tiêu khi thiết bị dò tìm mục tiêu đã xác định được mục tiêu dựa vào các trường vật lý xuất hiện ở tàu ngầm. Thủy lôi kích nổ đầu đạn bởi thiết bị kích nổ tiếp xúc hoặc kích nổ không tiếp xúc.
Thủy lôi chống tầu ngầm PMT-1.
Thủy lôi thềm lục địa MSM được sử dụng để chống lại các loại tầu nổi và tầu ngầm trong khu vực ven biển. Thủy lôi là tổ hợp mìn đáy biển với động cơ phản lực tên lửa. Thủy lôi được đặt ngầm trong tư thế thẳng đứng. Thiết bị dò tìm sóng âm cho phép phát hiện và định hướng mục tiêu. Tên lửa đẩy phóng thủy lôi từ thân mìn. Thủy lôi được trang bị thiết bị kích nổ sóng âm phi tiếp xúc. Cho phép tấn công hiệu quả mục tiêu trong khu vực nguy hiểm. Đường kính thủy lôi là 533mm.
Không quá tốn kém, nhưng rất hiệu quả, việc phong tỏa một khu vực hoặc cả một vùng biển rộng lớn có thể tiến hành bằng cách rải thủy lôi, thiết lập những trận địa ngầm bí mật dưới lòng biển mai phục quân thù khi chúng xâm phạm biên giới hải đảo của tổ quốc. Với trí tuệ Việt, những vũ khí không thuộc loại công nghệ cao như thủy lôi vẫn có thể làm nên những trận Bạch Đằng Giang lừng lẫy trên Biển Đông nếu kẻ địch dám manh động, làm liều.
Thủy lôi thềm lục địa MSM.
Theo Dantri
Triều Tiên đã triển khai 900 xe tăng mới
Giới chức quân đội Hàn Quốc cho biết, trong vòng 7 năm qua Triều Tiên đã triển khai tới 900 xe tăng mới với hỏa lực được cải tiến trong nỗ lực nhằm hiện đại hóa phương tiện chiến đấu của nước này.
Triều Tiên được cho là đang sở hữu 4200 xe tăng
Nguồn tin quân sự của hãng tin Yonhap khẳng định những xe tăng mới này được đặt tên "Chonma-ho 5" (có nghĩa là "ngựa trời") và "Songun-ho" (quân đội trước hết), được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực và tháp pháo hiện đại. So với những xe tăng Pokpung-ho (cơn bão) trước đây, những xe tăng mới này được nâng cấp khá nhiều.
Hình ảnh về những chiếc xe tăng thế hệ mới đầu tiên được công bố tháng 10/2010 trong một cuộc duyệt binh, nguồn tin trên khẳng định.
Chonma-ho 5 là mẫu xe tăng cải tiến mới nhất của loạt tăng chiến trường chủ lực Chonma của Triều Tiên, được sản xuất dựa trên mẫu tăng T-62 thời Xô Viết.
"Từ năm 2005 cho đến năm ngoái, quân đội Triều Tiên đã triển khai 900 xe tăng mới", nguồn tin giấu tên khẳng định. "Số lượng này nhiều hơn gấp đôi số xe tăng Hàn Quốc triển khai trong cùng thời kỳ".
Chiếc Songun được cho là được đặt tên theo chính sách "quân sự trước hết" do cựu lãnh đạo Kim Jong-il đề ra. Dường như quan điểm này đang tiếp tục được con trai ông, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thực thi, với liên tiếp các vụ thử tên lửa và hạt nhân bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế.
Khoảng 100 xe tăng Songun đã được phát hiện mới đây và Bộ chỉ huy liên quân Hàn Quốc biết việc các lực lượng bộ binh của Triều Tiên đã sử dụng loại xe tăng mới này.
Đây được coi là một mối đe dọa đáng kể với các đơn vị thiết giáp Hàn Quốc, bởi chúng có tầm hoạt động xa hơn với tốc độ tối đa trên đường phẳng lên tới 70km/h.
Từ cuối những năm 1970, Bình Nhưỡng đã bắt đầu sản xuất một phiên bản được cải tiến của mẫu tăng T-62 có nòng pháo 115mm. Và kể từ đó đến nay nước này đã có nhiều cải tiến đáng kể so với thiết kế cơ bản của Liên Xô và Trung Quốc.
Theo sách trắng quốc phòng của Hàn Quốc 2012, Triều Tiên đang sở hữu tới 4200 xe tăng, lớn hơn nhiều lực lượng khoảng 2400 xe tăng của Hàn Quốc.
Theo Dantri
Thợ săn mìn trong lòng biển Quân đội Mỹ đang đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ tối tân để phát triển "tàu ngầm không người lái" chuyên dò tìm và phá hủy thủy lôi. Hơn một năm trước, khi Iran liên tục đe dọa sẽ rải thủy lôi và triển khai chiến hạm, tên lửa phong tỏa eo biển Hormuz, Mỹ cùng nhiều nước phương Tây không...