Thụy Điển tuyên bố sẽ không ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân
Ngày 12/7, Thụy Điển cho biết sẽ không kí Hiệp ước về cấm vũ khí hạt nhân của Liên Hợp Quốc.
Hiệp ước của Liên Hợp Quốc về cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào tháng 7/2017, với sự ủng hộ của 122 nước, trong đó có Thụy Điển. Hiệp ước đã được 70 quốc gia ký và 23 quốc gia phê chuẩn. Hiệp ước sẽ có hiệu lực với sự phê chuẩn của ít nhất 50 quốc gia.
Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom (Ảnh: AFP)
Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom cho biết, Thụy Điển ủng hộ Hiệp ước, nhưng nước này lo ngại về việc thiếu định nghĩa rõ ràng về các loại vũ khí được xác định trong Hiệp ước, cũng như mối quan hệ với các Hiệp ước khác trong đó có Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Theo Ngoại trưởng Wallstrom, Chính phủ nước này không đủ thế đa số trong quốc hội để kí Hiệp ước.Tuy nhiên, Thụy Điển sẽ tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân và hợp tác với tư cách là một quan sát viên đối với lệnh cấm này. Ngoại trưởng Thụy Điển cũng khẳng định mục tiêu của chính phủ là đảm bảo tiếng nói mạnh mẽ của nước này trong một thế giới phi hạt nhân.
Video đang HOT
Trong tuyên bố đưa ra, Bộ Ngoại giao Thụy Điển cũng cho rằng, Hội nghị năm 2020 để xem xét lại Hiệp ước về việc cấm vũ khí hạt nhân cần phải hướng đến những cam kết cụ thể từ những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Nếu điều này không được thực hiện, chính sách an ninh của thế giới sẽ tồi tệ hơn./.
Theo Phạm Hà/VOV1/ AP
Su-27 của Nga khiến đối thủ sợ hãi tháo chạy?
Chiến đấu cơ Su-27 của Nga mới đây đã cất cánh khẩn cấp đi đánh chặn một chiếc máy bay do thám Gulfstream của Thụy Điển khi chiếc máy bay này đang tiến gần đến đường biên giới của Nga, Bộ Quốc phòng Nga hồi cuối tuần vừa rồi cho biết.
Chiến đấu cơ Su-27 của Nga
Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga cung cấp, hôm 19/2, các hệ thống kiểm soát không phận của Nga đã ghi nhận một mục tiêu ở trên không đang tiến về phía biên giới của Nga ở vùng Baltic. Ngay lập tức, một chiếc chiến đấu cơ Su-27 của Nga nhận được lệnh cất cánh khẩn cấp để đi xác định nguồn gốc của mục tiêu nói trên.
"Phi hành đoàn của chiến đấu cơ đã cho máy bay tiếp cận gần với vật thể bay từ một khoảng cách an toàn đủ mức để xác định được đối tượng bay. Nga sau đó đã xác định được đó là một chiếc máy bay do thám Gulfstream của Thụy Điển", Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Sau khi máy bay của Thụy Điểm quay đầu không tiếp tục tiến về biên giới Nga, chiếc chiến đấu cơ Su-27 của Nga đã bay trở về căn cứ.
Trước đó, Lực lượng Vũ trạng Thụy Điển cáo buộc, chiến đấu cơ của Nga đã áp sát ở khoảng cách chưa đầy 20 mét với chiếc máy bay của họ.
Sáng nay (25/2), Thụy Điển đã triệu tập Đại sứ Nga tại nước này để để yêu cầu phía Nga giải thích lý do tại sao lại để một chiếc chiến đấu cơ tiếp cận ở khoảng cách gần đến mức chưa đầy 20m với chiếc máy bay do thám của họ ở vùng không phận quốc tế trên Biển Baltic hồi đầu tuần trước.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thụy Điển Diana Qudhaib đã nói trên đài truyền hình SVT của Thụy Điển rằng, vụ việc xảy hôm thứ Ba tuần trước là rất nghiêm trọng và rằng máy bay Sukhoi Su-27 của Nga đã hành động "một cách không thích hợp và thiếu chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng đến an toàn bay."
Theo phía Thụy Điển, máy bay Gulfstream của họ đang thực hiện nhiệm vụ giám sát định kỳ thì chiến đấu cơ của Nga đã tiến tới ở một khoảng cách rất gần.
Sukhoi Su-27 vốn là niềm tự hào của Không quân Nga. Đây là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ như F-14 Tomcat, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet.
Một chuyên gia về máy bay chiến đấu từng nhận xét Su-27 là một chiến đấu cơ thiện chiến, dễ điều khiển và hoàn hảo cho các cuộc không chiến.
Hồi tháng Một, một máy bay do thám của Nga với sự hộ tống của hai chiến đấu cơ Su-27 đã bị cáo buộc vi phạm không phận của Thụy Điển trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
Máy bay Nga và máy bay của các nước phương Tây đối đầu với Nga trong những năm gần đây thường xuyên có những cuộc chạm trán nguy hiểm ở bầu trời các khu vực ở Biển Đen và biển Baltic, khiến mối quan hệ vốn đã "cơm không lành, canh không ngọt" giữa hai bên càng thêm căng thẳng. Biển Đen và Biển Baltic lâu nay vốn được coi là "sân sau" của Nga nhưng các nước phương Tây gần đây thường xuyên đưa các lực lượng quân sự, cả tàu chiến và máy bay quân sự, vào các khu vực này, khiến Moscow cảm thấy bất an.
Những vụ đối đầu trên không kiểu như trên diễn ra thường xuyên kể từ khi mối quan hệ giữa Nga và NATO rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow.
Mặc dù những cuộc chạm trán trên không kiểu như trên thường xuyên diễn ra nhưng chúng chưa gây ra bất kỳ nguy hiểm nào cho bất kỳ ai. Tuy vậy, tình trạng gia tăng những cuộc chạm trán như vậy khiến cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây thêm căng thẳng.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VnMedia
Đặc phái viên Mỹ, Triều Tiên tham dự cuộc gặp cấp cao không báo trước Ngày 18/1, các đặc phái viên của Mỹ và Triều Tiên đã tham dự một cuộc gặp cấp cao không được thông báo trước tại Stockholm, Thụy Điển. Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui. Ảnh: Kyodo/TTXVN Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thụy Điển, bà Diana Kudhaib, cho biết quan chức Triều Tiên là Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son...