Thủy điện Hố Hô “căng mình” chống sạt lở, bảo đảm an toàn hồ đập
Cùng với việc chủ động các phương án đảm bảo an toàn hồ đập, Nhà máy thủy điện Hố Hô (xã Hướng Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) đang căng mình hoàn tất thi công kè chống sạt lở ở hạ du trước mùa mưa lũ năm nay.
Thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt là trận lũ lịch sử cách đây 4 năm (tháng 10/2010) đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của Nhà máy thủy điện Hố Hô. Trong một thời gian dài, nhà máy thủy điện có 2 tổ máy với công suất 14MW này đã phải ngưng hoạt động để khắc phục, sửa chữa đồng loạt các trang thiết bị bị lũ cuốn trôi hoặc hư hỏng, thi công lại hệ thống cột điện, bờ kè bị xói lở. Ước tính chi phí khắc phục, sửa chữa và những thiệt hại do phải tạm ngưng hoạt động mà Công ty Miền Bắc 1 phải gánh chịu lên đến hàng chục tỷ đồng.
Sự cố cửa xả lũ không thể nâng gây tràn đập năm 2010 đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà máy Thủy điện Hố Hô, đe dọa tính mạng người dân vùng hạ lưu.
Trận lũ cũng đã khiến dư luận không khỏi nghi ngại mức độ an toàn hồ chứa nước của nhà máy thủy điện này. Hàng loạt vấn đề được đặt ra như quy trình xả nước, hệ thống cửa xả lũ… đã được đặt ra khi mà ở hạ nguồn hàng ngàn hộ dân luôn sống cảnh nơm nớp lo sợ.
Hiện công ty đang nỗ lực thi công, khắc phục những hạng mục bị thiệt hại do mưa lũ gây ra, tập trung các phương án bảo đảm an toàn hồ đập trong mừa mưa lũ; khắc phục các hạng mục bị hư hỏng do thiên tai, xử lý hiện tượng rò rỉ tại thân đập.
Khắc phục tình trạng rò rỉ nước tại thân đập
Video đang HOT
“Từ khi phát hiện tình trạng nước rò rỉ qua thân đập chúng tôi đã báo cáo, được Bộ Công thương hỗ trợ, sau đấy một đơn vị với nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam đã chung tay xử lý giúp chúng tôi. Việc xử lý rò rỉ đến lúc này đã hoàn tất. Qua thực tế tích nước, phát điện thân đập đã không còn bị rò rỉ nước. Cùng với việc hai vai của thân đập cũng đã được gia cố, thi công, chúng tôi hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của đập”- ông Phan Anh Tuấn – Phó Giám đốc Nhà máy Thủy điện Hố Hô cho hay.
Cùng với các giải pháp bảo đảm an toàn hồ chứa, Nhà máy thủy điện Hố Hô đang khẩn trương thi công lại bờ kè ở hạ nguồn.
Tình trạng sạt lở do mưa lũ…
… đang được nhà thầu thi công khắc phục.
“Công nghệ ống bi kè chân móng, cột bê tông chịu lực làm xương rọ đá đã được chúng tôi triển khai thi công. Ngoài ra, kích thước, độ dày của của các rọ đá cũng đã được tính toán lại hợp lý hơn. Với việc kiểm soát tốt hệ thống xả lũ, chỉnh kênh thoát lũ mới, chúng tôi tin bờ kè sắp hoàn thiện này sẽ chịu được lực đập của nước, an toàn trong mùa mưa lũ, ngăn chặn tình trạng sạt lở ở hạ du của nhà máy” – đại diện chủ đầu tư cho hay.
Văn Dũng – Xuân Sinh
Theo Dantri
Trung Quốc cho thấy họ đang thiếu trách nhiệm
Ông Renato De Catro một học giả thuộc Đại học De la Salle của Philippines, tại buổi trao đổi với báo giới trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế: "Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 19 đến 21-6-2014, đã phân tích khía cạnh sức mạnh của công luận quốc tế trong vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
- Phóng viên: Xin ông cho biết đánh giá của mình về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam?
Ông Renato De Catro: Tôi nghĩ, việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam thì họ cũng có thể làm tương tự như thế trong vùng biển của Phi-líp-pin. Có thể nói là trong vụ việc này, cả Phi-líp-pin và Việt Nam đều trên cùng một con thuyền.
Học giả Renato De Catro. Ảnh: Yên Ba
- Đã có nhiều tiếng nói đề cập tới việc Việt Nam nên kiện Trung Quốc ở một tòa án quốc tế về hành động của họ trên Biển Đông. Ông có nghĩ rằng, Việt Nam và Phi-líp-pin có thể tham khảo lẫn nhau trong vụ việc như vậy không?
Chúng tôi đã đề nghị phía Việt Nam tham gia một vụ kiện như vậy rồi. Đấy là quyết định của người dân Việt Nam. Chúng tôi không thể bảo các bạn phải làm gì, nhưng lời đề nghị của Phi-líp-pin vẫn còn đó.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục từ chối tham dự một vụ kiện như vậy?
Đến lúc này, những gì liên quan đến vụ kiện Trung Quốc là Tòa trọng tài thường trực đã yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp các giải thích, bằng chứng pháp lý về đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của họ để trả lời các phản bác của phía Phi-líp-pin trong Bản ghi nhớ được gửi tới tòa ngày 30-3-2014 vừa qua. Phía Trung Quốc đã không trả lời. Chúng tôi không hy vọng là vụ kiện của Phi-líp-pin sẽ buộc phía Trung Quốc chấm dứt những đòi hỏi của họ về "đường 9 đoạn" ở Biển Đông, nhưng bằng vụ kiện Trung Quốc, Phi-líp-pin muốn cộng đồng thế giới thảo luận công khai về những gì mà Trung Quốc đang làm tại đó.
- Với việc Trung Quốc có xu hướng sử dụng sức mạnh trong việc giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông, cho đến nay, có vẻ như những bằng chứng phản bác, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế dường như vô nghĩa. Ông có thể cho biết, quan điểm của ông về chuyện này như thế nào?
Tôi không nghĩ những nỗ lực đó là vô nghĩa.
Thứ nhất là dư luận quốc tế vẫn có một ý nghĩa rất quan trọng và có sức mạnh của nó. Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây hồi thập niên 60 thế kỷ trước, Việt Nam đã tận dụng rất tốt điều này. Dư luận sẽ giúp cho cộng đồng quốc tế nhận rõ những gì mà Trung Quốc đang làm. Nếu phớt lờ những bằng chứng pháp lý và dư luận quốc tế, Trung Quốc cho thấy họ đang thiếu trách nhiệm về mặt đạo đức, trong khi họ đang nỗ lực để trở thành một cường quốc trong thế kỷ 21. Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới; họ nghĩ có thể dùng tiền mua được hầu hết mọi thứ nhưng họ thiếu sự chính trực về mặt đạo đức, hay còn gọi là các giá trị của Khổng giáo.
Thứ hai là dư luận quốc tế cũng buộc Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá nào đó cho những gì mà họ đang hành xử. Có thể thấy điều này qua việc Việt Nam cung cấp những bằng chứng về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của dư luận quốc tế, phản đối những hành động của phía Trung Quốc. Thế là Trung Quốc cũng buộc phải có những động thái để biện minh cho hành động của họ. Tôi nhớ là họ đã phải thuê nguyên cả một trang của một tờ báo lớn ở Phi-líp-pin để đăng tải các thông tin nhằm bào chữa cho việc họ đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Tôi không biết chính xác là họ phải chi bao nhiêu tiền cho việc đó nhưng chắc chắn là rất đắt! Hãy hình dung ra họ phải làm như vậy ở khắp nơi trên thế giới, ở Oa-sinh-tơn, ở Luân Đôn; tôi không rõ họ có làm vậy ở Pa-ri không!
- Việc Phi-líp-pin sử dụng các hoạt động pháp lý chống lại những đòi hỏi phi lý về lãnh thổ của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích gì?
Trước hết là để dư luận thế giới nhận biết được những gì đang diễn ra và thảo luận về nó. Trung Quốc sẽ phải biện minh cho các hành động của họ. Với việc sử dụng các biện pháp pháp lý để chống lại những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, Phi-líp-pin đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước cũng như công luận quốc tế. Tôi nhớ một trường hợp hồi tháng 4 vừa qua, có một hội nghị quốc tế diễn ra ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin. Đoàn Trung Quốc đã đề nghị với chủ tọa là không cho phép các quan chức ngoại giao Phi-líp-pin đề cập đến vụ kiện Trung Quốc. Làm sao họ lại có thể hành động một cách ngạo mạn như vậy, khi yêu cầu người Phi-líp-pin không được nói về vấn đề của Phi-líp-pin trên đất Phi-líp-pin? Nó cho thấy sức ép của dư luận quốc tế đối với hành vi sai trái của Trung Quốc khiến Trung Quốc đã phải hành xử như thế nào để bào chữa cho hành động của họ.
- Xin cảm ơn ông!
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc đâm biến dạng tàu Kiểm ngư Việt Nam Lợi dụng sự hỗn loạn, tàu 09 của Trung Quốc đã lao đến đâm vào mạn phải, khu vực cầu thang tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam. Sau đó ghìm chặt không cho tàu Kiểm ngư 951 xoay trở để cho tàu khác lao vào đâm. Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng nặng Vào khoảng 9h30...