Thụy Điển giúp đào tạo miễn phí tiếng Anh cho giáo viên Việt Nam
Sáng nay 28/12 tại Hà Nội, diễn ra lễ kí kết thỏa thuận hợp tác nâng cao và đánh giá chất lượng đào tạo tiếng Anh giai đoạn 2018-2020 giữa Bộ GD&ĐT và Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cùng ngài Pereric Hogberg – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam chủ trì lễ kí kết.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và Đại sứ Pereric Hogberg tại lễ kí kết
Cùng dự có lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, đại diện Đại sứ quán Thụy Điển, đại diện Tổ chức giáo dục Education First (EF).
Nội dung của thỏa thuận tập trung vào việc khuyến khích việc hợp tác trao đổi kinh nghiệm về đào tạo tiếng Anh; thúc đẩy hợp tác trong việc đánh giá và nâng cao năng lực tiếng Anh cho giáo viên, học sinh và sinh viên.
Phía Thụy Điển sẽ hỗ trợ kiểm tra đánh giá miễn phí các kĩ năng tiếng Anh, gồm kĩ năng đọc hiểu, nghe hiểu, ngữ pháp. Ngoài ra, phía Thụy Điễn sẽ đào tạo miễn phí trực tuyến nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho giảng viên và giáo viên.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và Đại sứ Pereric Hogberg kí thỏa thuận hợp tác nâng cao và đánh giá chất lượng đào tạo tiếng Anh giai đoạn 2018-2020
Trong giai đoạn của thỏa thuận hợp tác, phía Thụy Điển sẽ hỗ trợ Bộ GD&ĐT phát triển câu lạc bộ kỹ năng sống và tiếng Anh tại một số trường phổ thông.
Các chuyên gia của Thụy Điển sẽ giúp hướng dẫn học sinh định hướng nghề và ngành học theo khả năng, năng lực và sở thích bản thân, đồng thời giúp các em học sinh tự tin và sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên.
Thụy Điển là nước sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Thụy Điển và chữ viết là chữ Thụy Điển. Sau nhiều cải cách trong việc dạy và học ngoại ngữ, Thụy Điển luôn dẫn đầu trong các báo cáo về đánh giá các chỉ số năng lực ngoại ngữ của người học.
Theo bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh do Tổ chức giáo dục Education First (EF) công bố năm 2018, Thụy Điển dẫn đầu về chỉ số năng lực ngoại ngữ và đứng trong tốp các nước có chỉ số cao về sáng tạo. Việc học tập ngoại ngữ đúng cách là nền tảng quyết định rất lớn cho những thành công của Thụy Điển ngày nay.
Vân Anh
Theo giaoducthoidai
Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia về năng lực tiếng Anh
Theo Bảng xếp hạng đánh giá kỹ năng tiếng Anh của những người trưởng thành trên toàn cầu do Tô chức giáo dục Education First (EF) mới công bố tại Thụy Sĩ, Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia.
Việt Nam xếp thứ 41/88 quốc gia về kỹ năng tiếng Anh - Đ.N.T
EF khẳng định: "Với 88 quốc gia và khu vực, báo cáo năm nay là bản xếp hạng có quy mô lớn nhất của EF từ trước đến nay".
Tiếng Anh của người Việt được xếp ở vị trí 41 trên toàn cầu, giảm từ vị trí 34 của năm ngoái, xếp thứ 7/21 quốc gia khu vực châu Á, sau Singapore, Philippines, Malaysia, Ấn Độ, Hong Kong, Hàn Quốc.
Đại diện EF tại Việt Nam thông tin, xếp hạng của Việt Nam từ vị trí 34 của năm 2017 tụt xuống vị trí 41 trong năm nay do số quốc gia và khu vực tham gia khảo sát tăng lên nên đã "đẩy" Việt Nam xuống. Cụ thể, năm ngoái có 80 quốc gia tham gia khảo sát thì năm nay có 88.
Cũng theo bảng xếp hạng này, Thụy Điển là quốc gia thông thạo tiếng Anh nhất, bên cạnh các nước châu Âu khác như Hà Lan, Na Uy, Đan Mạch. Singapore là nước châu Á duy nhất trong top 5 và đứng đầu khu vực châu Á.
Theo EF, tại Việt Nam, khu vực Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, với hai thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có mức độ thông thạo tiếng Anh cao nhất cả nước. Khả năng tiếng Anh của nữ giới cao hơn so với nam giới, chỉ số năng lực tiếng Anh của nam giới là 52,65; nữ là 53,37.
Một số nước châu Á nằm trong nhóm sử dụng tiếng Anh thấp là Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc.
Bảng xếp hạng do Tổ chức giáo dục Education First của Thụy Sĩ thực hiện dựa trên dữ liệu từ 1,3 triệu người tại 88 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Theo thanhnien
Học tiếng Anh - 50 "chiêu thức" học từ vựng "Biển" từ vựng ngoại ngữ khiến nhiều người học loay hoay không biết học như nào, học từ đâu. Rất nhiều học sinh cảm thấy nản trong quá trình giao tiếp bởi vốn từ vựng nghèo nàn, không biết diễn tả ý mình ra sao và cũng không hiểu người khác đang nói cái gì. Khảo sát của Elight Learning English đưa ra...