Thủy điện 750 tỷ đồng tích nước vận hành khiến nhiều nhà dân bị nứt, lún
Công trình thủy điện Phúc Long (huyện Bảo Yên, Lào Cai) tích nước vận hành phát điện dẫn đến nhiều hộ dân ở khu vực thượng lưu hồ chứa bị nứt, lún nhà và xuất hiện nhiều điểm sạt lở.
Ông Nguyễn Minh Khuyến – Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa ký văn bản yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Phúc Long (trụ sở tại thôn Tổng Vương, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) báo cáo tình hình tích nước, vận hành và thực hiện các quy định của Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt tại công trình thủy điện Phúc Long.
Theo ông Khuyến, thời gian qua, dư luận đã phản ánh về việc sau khi công trình thủy điện Phúc Long tích nước vận hành phát điện, nhiều hộ dân ở khu vực thượng lưu hồ chứa bị nứt, lún nhà và xuất hiện nhiều điểm sạt lở, đất canh tác của người dân ven sông Chảy.
Thủy điện Phúc Long nằm trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Ảnh: Công ty Phúc Long).
Video đang HOT
Cục Quản lý tài nguyên nước đề nghị doanh nghiệp này nghiêm túc thực hiện ngay các biện pháp khắc phục hậu quả do việc tích nước làm ảnh hưởng đến các hộ dân và có trách nhiệm hỗ trợ người dân địa phương nơi xây dựng công trình đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những ảnh hưởng bất lợi của công trình đến xã hội và môi trường.
Công ty cổ phần thủy điện Phúc Long phải báo cáo bằng văn bản về việc khắc phục các vấn đề trên và việc tuân thủ các quy định của Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, số liệu vận hành từ khi công trình tích nước vận hành đến nay gửi về Cục Quản lý tài nguyên nước trước ngày 14/1.
Được biết, cuối năm 2017, UBND tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng dự án Nhà máy Thủy điện Phúc Long cho Công ty Cổ phần Thủy điện Phúc Long.
Tháng 11/2019, thủy điện Phúc Long chính thức được khởi công xây dựng. Đây là mô hình thủy điện lòng sông, được xây dựng trên sông Chảy, gồm 2 tổ máy, có công suất 22 MW, điện lượng hàng năm là 87,81 triệu kwh với tổng vốn đầu tư trên 750 tỷ đồng.
Người dân địa phương đã phản ánh với nhiều cơ quan báo chí về việc từ thời điểm tháng 4/2021 khi thủy điện Phúc Long tích nước chạy thử máy ở mức cao độ 74,5m đã gây sạt lở, ảnh hưởng đến tài sản, hoa màu của họ.
Báo cáo của UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) được báo chí đăng tải cho thấy tổng số hộ bị ảnh hưởng có kiến nghị là 170 hộ, trong đó thị trấn Phố Ràng có 101 hộ, xã Phúc Khánh có 33 hộ, xã Xuân Thượng có 24 hộ, xã Xuân Hòa có 3 hộ và xã Tân Dương có 9 hộ.
Giám sát việc bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành vừa ký văn bản số 1354 /QĐ-BTNMT đề nghị Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành việc công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện.
Công trình Trạm bơm Thanh Điềm ở xã Chu Phan, huyện Mê Linh đang được xây dựng nhìn từ trên cao. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, căn cứ Quyết định số 1757/QĐ-BTNMT ngày 11/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục nguồn nước liên tỉnh và Danh mục nguồn nước liên quốc gia (nguồn nước mặt)... Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu 555 hồ chứa, trong đó công trình thủy điện có 529 hồ chứa và công trình thủy lợi có 26 hồ chứa. Đập dâng của 511 công trình, trong đó có đập dâng của 487 công trình thủy điện và đập dâng của 24 công trình thủy lợi.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trong theo dõi, giám sát việc bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng. Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc bảo đảm dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng; xử lý vi phạm đối với hành vi không bảo đảm dòng chảy tối thiểu theo quy định. Định kỳ rà soát, cập nhật, tổng hợp và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 1 hằng năm.
Văn phòng Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước để đăng tải Quyết định này và tổ chức việc đăng tải, công bố dòng chảy tối thiểu đối với các hồ chứa, đập dâng được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt giá trị dòng chảy tối thiểu từ ngày 1/7/2021 lên Cổng thông tin điện tử của Bộ theo quy định của Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT.
Dự án "Kè Đông Ngàn" đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 4/2021. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo Tổng cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Chân Trần Vĩnh, năm 2020 trên địa bàn cả nước có 429 công trình thủy điện đã được đưa vào vận hành khai thác (trong đó có 18 hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt, 158 hồ lớn, 253 hồ vừa và nhỏ). Các hồ chứa thủy điện với tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3 chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa trên địa bàn cả nước đã góp phần quan trọng vào việc: cắt/giảm/làm chậm lũ cho hạ du góp phần vào việc làm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất... trong mùa cạn...
Hồ chứa thủy điện ngoài nhiệm vụ là phát điện đảm bảo an ninh cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia còn phải đảm bảo hài hòa các lợi ích về kinh tế - môi trường - xã hội khác như đảm bảo dòng chảy tối thiểu, phối hợp với các hồ chứa thủy lợi cấp nước cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất của nhân dân vùng hạ du trong mùa kiệt, đảm bảo an toàn công trình và góp phần giảm lũ cho hạ du trong thời kỳ mùa lũ.
Nhìn lại năm 2021: Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên nước Đẩy mạnh xu thế chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu cơ bản tài nguyên nước trong lĩnh vực tài nguyên nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng là việc làm hết sức quan trọng và đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay. Mới đây, tại hội nghị Tổng kết tình hình thực...