Thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi vì trưng bày cá mập voi robot thay vì cá thật
Một thuỷ cung ở Trung Quốc đã bị chỉ trích vì thay thế cá mập voi thật bằng phiên bản robot có kích thước bằng cá mập thật, mô phỏng cả ngoại hình và chuyển động của loài động vật biển này.
Theo trang Oddity Central (Anh), ngày 1/10, thuỷ cung Xiaomeisha Sea World ở Thâm Quyến (Trung Quốc) đã mở cửa trở lại đón khách sau 5 năm tạm dừng cải tạo. Thuỷ cung rộng 60.000 mét vuông này đã thu hút khoảng 100.000 du khách trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, doanh thu “khủng” đó đã bị lu mờ bởi tranh cãi về một con cá mập voi robot.
Một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc cho hay nhiều du khách đã thất vọng khi thấy con cá mập voi robot bơi trong thủy cung mà không phải là cá mập thật, đặc biệt là Xiaomeisha Sea World không thông báo trước với du khách rằng thuỷ cung này không có cá mập thật.
“Thuỷ cung này không đủ lớn và ngay cả cá mập voi cũng là nhân tạo. Đến 3 giờ chiều, nhiều người đã yêu cầu hoàn lại tiền”, một du khách phàn nàn trên mạng xã hội.
Sau cuộc tranh cãi gay gắt ngay sau khi mở cửa, Xiaomeisha Sea World giải thích rằng thuỷ cung này đã đầu tư hàng triệu nhân dân tệ vào cá mập voi robot, như một cách để lách luật bảo vệ động vật của Trung Quốc cấm buôn bán cá mập voi, hạn chế cắt vi cá mập. Thông cáo báo chí của thuỷ cung cũng chỉ ra rằng công ty không có ý định lừa đảo du khách, mà chỉ cung cấp cho họ một giải pháp thay thế tiên tiến về mặt công nghệ.
Lời giải thích chính thức của thủy cung không làm lắng dịu đi làn sóng tranh cãi. Nhiều du khách chỉ ra rằng vấn đề không phải việc thuỷ cung này lách luật cấm buôn bán cá mập voi dưới bất kỳ hình thức nào, mà là bởi họ đã quảng cáo sai sự thật. Xiaomeisha Sea World chỉ cần đơn giản thông báo với du khách rằng họ không thể trưng bày cá mập voi thật, và thay thế chúng bằng robot.
“Với mục đích bảo vệ động vật, thà họ không trưng bày con cá mập nào còn hơn là trưng bày cá mập giả”, một người viết trên Weibo.
Mặc dù không rõ công ty nào đã phát triển con cá mập robot này, người ta tin rằng đây là sản phẩm của Công ty Shanyang – nơi đã công bố phát triển con cá mập voi robot đầu tiên trên thế giới vào tháng 8. Con cá robot này dài 5 mét, nặng 350 kg và có thể bơi, nổi, lặn và mở miệng giống hệt cá mập thật.
Hoạt động tình báo khiến giới ngoại giao Canada rơi vào vùng xám nguy hiểm?
Một chương trình thu thập thông tin tình báo của Canada ở nước ngoài bị cho là thiếu biện pháp bảo vệ các nhân viên.
Ông Michael Spavor (phải) cho rằng mình "vô tình" cung cấp thông tin về CHDCND Triều Tiên cho đặc vụ GSRP Michael Kovrig (trái), khiến cả 2 bị bắt ở Trung Quốc. Ảnh AFP/AP
Tờ The Guardian ngày 22.12 dẫn một báo cáo vừa công bố cho rằng một chương trình thu thập thông tin tình báo gây tranh cãi của Bộ Ngoại giao Canada hoạt động trong "vùng xám rõ ràng", khiến các nhân viên gặp nguy cơ vi phạm các hiệp ước ngoại giao toàn cầu.
Theo đó, chương trình Báo cáo An ninh toàn cầu (GSRP), một phần quan trọng của công tác an ninh và tình báo hải ngoại của Bộ Ngoại giao Canada, đưa các nhân viên đến những nước bị cho là "thành tích nhân quyền kém".
Chương trình này được sự giám sát chặt chẽ trong những tháng gần đây, sau khi vụ công dân Canada Michael Spavor bị tuyên án gần 3 năm tù giam ở Trung Quốc. Ông Spavor cho rằng mình "vô tình" cung cấp thông tin về CHDCND Triều Tiên cho đặc vụ GSRP Michael Kovrig.
Ông Kovrig sau đó đã chia sẻ thông tin đó với Canada và các đồng minh của nhóm Ngũ Nhãn. Liên minh chia sẻ tình báo Ngũ nhãn gồm 5 nước Anh, Canada, Mỹ, New Zealand và Úc. Hai công dân Canada trên đều bị tuyên án tù giam tại Trung Quốc về hoạt động gián điệp.
Tình báo Ngũ Nhãn: Đặc vụ Ấn Độ có thể liên quan tới vụ sát hại thủ lĩnh người Sikh ở Canada
Cuộc điều tra mới được tiết lộ bởi Cơ quan Đánh giá Tình báo và An ninh quốc gia Canada phát hiện ra rằng các nhân viên không được "đào tạo đầy đủ" và chương trình không đánh giá đầy đủ về rủi ro, cũng như thiếu các giao thức an ninh để bảo vệ họ.
Ngoài ra, chưa rõ liệu tất cả các nhân viên có hiểu rằng một khi họ không còn được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao nữa, quốc gia tiếp nhận có thể tìm kiếm các biện pháp trả đũa đối với họ hay không.
Báo cáo hoàn tất từ 3 năm trước nhưng bị hoãn công bố vì lo ngại các vấn đề nhạy cảm chính trị sau vụ 2 công dân Canada bị giam ở Trung Quốc.
Phía Canada cho biết chương trình này nhằm đem lại "các báo cáo ngoại giao tập trung về các vấn đề an ninh và ổn định ở các quốc gia có lợi ích chiến lược đối với Canada". Những báo cáo này không phải là bí mật và được công khai trong nội bộ bộ ngoại giao và các ban ngành liên quan.
Tuy nhiên, báo cáo cho rằng chương trình này không có sẵn các biện pháp bảo vệ liên quan những mối liên hệ ở nước ngoài và GSRP "dường như không xem trọng các nguy cơ liên quan" những nhân viên phát triển mạng lưới nguồn tin.
Báo cáo còn cảnh báo rằng việc lập một tổ chức tình báo nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Canada hoặc việc cho phép nhân viên lén lút thu thập thông tin cho GSRP có thể trái với Công ước Vienna về quyền miễn trừ ngoại giao.
Ngoài ra, báo cáo cảnh báo các nhân viên GSRP dựa vào Công ước Vienna như "tấm khiên" cho những hành động của mình, trong khi không tôn trọng những giới hạn về miễn trừ ngoại giao.
Phản ứng về những thông tin trên, Bộ Ngoại giao Canada cho biết cơ quan này tiếp nhận mọi khuyến nghị trong báo cáo và "mọi thứ đều đã hoặc đang được áp dụng".
Canada để ngỏ khả năng miễn thuế mới cho một số sản phẩm của Trung Quốc Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 19/10, Chính phủ Canada thông báo các doanh nghiệp của nước này có thể gửi yêu cầu miễn thuế quan mới đối với xe điện cùng các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc. Xe ô tô chờ xuất khẩu tại cảng Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN...