Ngăn Trung Quốc tiếp cận chip tiên tiến, Mỹ rơi vào thế khó
Lá bài then chốt của Washington nhằm ngăn Trung Quốc tiếp cận chip tiên tiến đang tạo ra thế khó cho chính Mỹ.
Hôm qua, Reuters dẫn một số nguồn tin thân cận cho hay các quan chức Mỹ đang thảo luận viện hạn chế xuất khẩu chip chuyên phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và một số công ty nước này như AMD đến một số quốc gia.
Hạn chế xuất khẩu đến nhiều quốc gia
Thời gian qua, Mỹ đã hạn chế việc xuất khẩu các bộ xử lý đồ họa (GPU) của NVIDIA, vốn được đánh giá cao để phát triển AI, sang một số quốc gia như Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, UAE…
AMD có thể bị ảnh hưởng bởi những hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ (Trong ảnh: AMD giới thiệu chip mới tại Mỹ hồi tuần trước). ẢNH: ĐOÀN ĐỨC
Lần này, Washington đang tập trung xem xét hạn chế chip AI đến các nước vùng Vịnh và biện pháp được đưa ra là ban hành các hạn mức về số lượng xuất khẩu. Lý do Mỹ theo đuổi ý định trên là “vì lợi ích an ninh quốc gia”. Cả Bộ Thương mại Mỹ và các tập đoàn như NVIDIA, AMD, Intel đều từ chối trả lời Reuters về vấn đề trên. Hồi tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ ban hành quy định mới nhằm hạn chế việc bán các lô hàng chip AI cho các trung tâm dữ liệu ở vùng Vịnh.
Năm ngoái, Washington đã công bố các biện pháp mở rộng yêu cầu cấp phép xuất khẩu chip bán dẫn tiên tiến sang hơn 40 quốc gia, bao gồm một số quốc gia ở Trung Đông và Đông Nam Á, có nguy cơ chuyển chip sang Trung Quốc – quốc gia đang chịu lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ. Việc cấm vận xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc được xem là một trong các át chủ bài của Washington trong cuộc cạnh tranh sống còn hiện tại với Bắc Kinh.
Video đang HOT
Rơi vào thế khó
Theo Bloomberg, có một sự đồng thuận rộng rãi trong giới chính trị Mỹ là cần hạn chế Trung Quốc tiếp cận các loại chip tiên tiến. Tuy nhiên, làm sao để đối phó với tình trạng các loại chip được chuyển sang quốc gia khác rồi mới đến Trung Quốc đã trở thành bài toán đầy thách thức cho Mỹ.
Washington đánh giá chip tiên tiến không chỉ đem đến lợi thế về công nghệ mà còn cả sức mạnh quân sự cho Bắc Kinh. Sau khi chịu lệnh cấm vận từ Mỹ, Trung Quốc vẫn có được chip tiên tiến thông qua trung gian một số nước ở Trung Đông, Đông Nam Á và cả khu vực khác của châu Á. Vì thế, Mỹ đã ban hành các quy định việc xuất khẩu đến một số nước phải xin phép với quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt. Điều này khiến chính các tập đoàn công nghệ Mỹ gặp thách thức không nhỏ khi cung cấp chip cho nhiều đối tác lớn.
Điển hình, Microsoft vừa qua đã đầu tư khoảng 1,5 tỉ USD vào một công ty chuyên về AI là G42 ở UAE. Tuy nhiên, chính quá trình phê duyệt chậm trễ việc cung cấp các loại chip tiên tiến cho G42 đã khiến dự án bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hay tại một quốc gia Đông Nam Á đang tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ phát động với tâm điểm là phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn, cũng gặp khó trong các kế hoạch hợp tác với Mỹ do nằm trong danh sách bị Washington hạn chế chip tiên tiến vì lo ngại “tuồn hàng” sang Trung Quốc.
Không những vậy, chính những rào cản đó mở ra cơ hội để nhiều công ty công nghệ ở các nước khác có cơ hội tiếp cận khách hàng toàn cầu mà không bị lệ thuộc vào những ràng buộc do Washington đặt ra. Gần đây, Huawei (Trung Quốc) đã không ngừng đầu tư và phát triển các dòng chip tiên tiến, nên có thể tận dụng cơ hội vừa nêu để khai thác thị trường.
Vì thế, chính quyền Mỹ đang phải tìm ra một giải pháp vẹn cả đôi đường, nhưng điều này không hề đơn giản.
Mục tiêu của Trung Quốc khi bơm thêm 47,5 tỷ USD vào ngành công nghiệp chip
Quỹ chip mới không chỉ là động thái phòng thủ nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây mà còn là một phần trong tham vọng lâu nay của Bắc Kinh nhằm đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ.
Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào ngành công nghệ chip. Ảnh: THX
Theo thông tin được đăng tải bởi một cơ quan chính phủ, Trung Quốc đang tăng gấp đôi kế hoạch thống trị các công nghệ tiên tiến trong tương lai bằng cách thành lập quỹ đầu tư nhà nước về bán dẫn lớn nhất từ trước đến nay, kênh CNN ngày 28/5 cho biết.
Trị giá 47,5 tỷ USD, quỹ này được thành lập khi Mỹ áp đặt các hạn chế sâu rộng đối với việc xuất khẩu chip và công nghệ chip của Washington nhằm ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh.
Với khoản đầu tư từ sáu ngân hàng quốc doanh lớn nhất cả nước, bao gồm ICBC và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, quỹ này nhấn mạnh nỗ lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm củng cố vị thế siêu cường công nghệ của Bắc Kinh.
Với lộ trình "Made in China 2025", Bắc Kinh đã đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu toàn cầu trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), mạng không dây 5G và điện toán lượng tử.
Khoản đầu tư mới nhất là giai đoạn thứ ba của Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp Trung Quốc.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc đã tăng vọt sau tin tức này. Cổ phiếu của Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn thứ ba thế giới, đã tăng 7% kể từ ngày 27/5. Cổ phiếu của Hua Hong Semiconductor, nhà sản xuất chip lớn thứ hai Trung Quốc và là nhà cung cấp cho Huawei, đã tăng 13%.
Giai đoạn đầu tiên của quỹ được thành lập vào năm 2014 với 138,7 tỷ nhân dân tệ (19,2 tỷ USD). Giai đoạn thứ hai được thành lập 5 năm sau đó, với số vốn đăng ký là 204,1 tỷ nhân dân tệ (28,2 tỷ USD).
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết khi triển khai giai đoạn đầu tiên vào năm 2014, các khoản đầu tư này nhằm mục đích đưa ngành công nghiệp bán dẫn của họ đạt tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2030 và sẽ bơm tiền chủ yếu vào sản xuất chip, thiết kế, thiết bị và vật liệu.
Vào tháng 10/2022, Mỹ công bố một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng, cấm các công ty Trung Quốc mua chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip mà không có giấy phép. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã thúc ép các đồng minh của mình, bao gồm Hà Lan và Nhật Bản, ban hành các hạn chế của riêng họ.
Bắc Kinh đáp trả vào năm ngoái bằng cách áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với hai nguyên liệu thô chiến lược rất quan trọng đối với ngành sản xuất chip toàn cầu.
Do đó, quỹ chip mới không chỉ là động thái phòng thủ nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây mà còn là một phần trong tham vọng lâu nay của Bắc Kinh nhằm đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ.
Năm ngoái Huawei của Trung Quốc đã gây sốc cho các chuyên gia trong ngành khi giới thiệu một chiếc điện thoại thông minh mới được trang bị bộ vi xử lý 7 nanomet do SMIC sản xuất.
Vào thời điểm ra mắt điện thoại Huawei trên, các nhà phân tích không thể hiểu làm thế nào công ty này có được công nghệ để tạo ra một con chip như vậy sau những nỗ lực sâu rộng của Mỹ nhằm hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ nước ngoài.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vào tháng 3, ông Tập Cận Bình nói rằng "không thế lực nào có thể ngăn cản sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc".
Mỹ thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip cho Huawei MTrong nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế sức mạnh công nghệ của Trung Quốc, Bộ Thương mại Mỹ ngày 7/5 cho biết đã thu hồi một số giấy phép xuất khẩu chip cho "gã khổng lồ" công nghệ Huawei. Biểu tượng Huawei. Ảnh: AFP/TTXVN Phát ngôn viên của Bộ Thương mại Mỹ không cho biết các giấy phép cụ thể nào bị...