Thường xuyên lên Facebook ‘tự sướng’, coi chừng chứng tự kiêu
Một nghiên cứu mới đây cho thấy một người dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội và liên tục đăng ảnh tự sướng sẽ có xu hướng ngày càng kiêu ngạo và tự mãn.
Ảnh: Getty
Kết luận này là kết quả quá trình thăm dò, tổng hợp, phân tích của các nhà khoa học từ Đại học Swansea và Đại học Milan (Ý), nghiên cứu những thay đổi về tính cách của 74 người dùng mạng xã hội độ tuổi từ 18-34 trong 4 tháng.
Họ cũng đánh giá việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Instagram và Snapchat của 74 người này.
Kết quả cho thấy trong khoảng 4 tháng đó, những người sử dụng mạng xã hội quá nhiều, liên tục like, đăng dòng trạng thái cảm xúc, bình luận hoặc đăng ảnh tự chụp có dấu hiệu tăng trung bình 25% những đặc điểm của bệnh tự kiêu.
Sự gia tăng các đặc điểm tự yêu bản thân khiến nhiều người trong số 74 người này được xếp ở nhóm có dấu hiệu Nhân cách yêu mình thái quá hoặc Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder – NPD).
Nghiên cứu cũng cho thấy mức độ tự mãn bản thân của nhóm người tham gia có chiều hướng ngày càng gia tăng, biểu hiện qua sự phô bày ‘hoành tráng’ bản thân, cuộc sống cá nhân, gia đình và các mối quan hệ công việc, bạn bè lên mạng xã hội với tần suất dày.
Họ càng bắt đầu tự yêu mình nhiều hơn thì càng có nhiều bài viết đăng lên mạng xã hội hơn.
Trong số 74 người tham gia nghiên cứu, 60% người sử dụng Facebook, 25% sử dụng Instagram, 13% sử dụng Twitter và Snapchat. Hơn hai phần ba số người tham gia chủ yếu sử dụng mạng xã hội chỉ để đăng ảnh tự chụp.
Giáo sư Phil Reed – thuộc Khoa Tâm lý học Đại học Swansea, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết từng có những ý kiến về mối liên hệ giữa sự kiêu ngạo và việc sử dụng các bài đăng trên mạng xã hội nhưng không có kết luận nào rõ ràng về việc những người có tính kiêu ngạo có sở thích dùng mạng xã hội hay không.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng 1/5 dân số trên thế giới có thể có nguy cơ phát triển các đặc điểm tự yêu mình, tự cao, tự mãn do dùng quá nhiều mạng xã hội và đăng ảnh tự chụp.
Tuy nhiên, kết luận này không bao gồm những người sử dụng mạng xã hội dưới 3 giờ mỗi ngày cho công việc mà chỉ ở những người dùng trên 8 giờ nhưng cho các mục đích không liên quan đến công việc.
Nghiên cứu – được công bố trên tạp chí The Open Psychology Journal, cũng là lời cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý đến việc lên mạng xã hội của con em mình – nhất là những em tuổi teen, để có những nhắc nhở, uốn nắn các em kịp lúc.
Theo tuoitre
Đối thoại: Tiếng Việt công nghệ giáo dục - Tranh cãi vì đâu?
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 10.9, Báo Thanh Niên tổ chức buổi đối thoại trực tuyến với chủ đề 'Tiếng Việt công nghệ giáo dục - Tranh cãi vì đâu?' tại: thanhnien.vn , Facebook/ thanhnien .com và YouTube Thanh Niên.
Những ngày qua, trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội đều "nóng" lên câu chuyện về tiếng Việt công nghệ giáo dục. Sự việc này bắt đầu từ clip của một phụ huynh ở Phú Quốc (Kiên Giang) đăng trên mạng xã hội về cách đánh vần "lạ" của học sinh, sau đó được báo chí đăng lại.
Không dừng lại ở đó, sự kiện này còn tạo nên "làn sóng" tranh cãi vượt qua câu chuyện dạy học sinh lớp 1 đánh vần của chương trình công nghệ giáo dục đã tồn tại 40 năm qua.
Vì sao một vấn đề tưởng đâu nhỏ, ai cũng biết mà lại gây nên một "cơn bão" tranh luận dữ dội như vậy? Tại sao một chương trình hoàn toàn không mới, tồn tại 40 năm qua nhưng lại trở thành một đề tài nóng trong gần 2 tuần nay?
Trước những băn khoăn đó, Thanh Niên Online tổ chức buổi đối thoại với các khách mời để mong có được những lý giải cụ thể.
Tham dự chương trình có các khách mời:
- PGS-TS Hoàng Dũng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM;
- Nhà giáo Trần Chút, nguyên Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học TP.HCM;
- Thạc sĩ Dương Thị Diên Hồng, khoa Giáo dục phổ thông Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh.
Ngoài ra, chương trình còn có phần trao đổi do phóng viên Báo Thanh Niên tại Hà Nội thực hiện với GS Hồ Ngọc Đại (được xem như "cha đẻ" của chương trình công nghệ giáo dục) và ông Nguyễn Đức Hữu, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ GD Tiểu học, Bộ GD-ĐT.
Buổi đối thoại sẽ tập trung mổ xẻ để giải đáp câu hỏi tại sao câu chuyện này đã khiến mọi người trong xã hội có phản ứng mạnh mẽ đến như vậy?
Từ đây, chương trình cũng bàn đến kỹ năng cần thiết với bạn đọc trong giai đoạn hiện nay: kiểm chứng thông tin để củng cố sự thật, bác bỏ thông tin cố ý làm cho sai lệch.
Theo thanhnien.vn
Liệu rằng mạng xã hội có thể trở thành môi trường lành mạnh cho trẻ em? Mạng xã hội đã cho thấy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ em, nhất là về tâm lý. Nhưng còn các mặt tốt thì sao? Ai cũng biết rằng trẻ em là những người có thể chịu ảnh hưởng rất mạnh từ các phương tiện truyền thông, thậm chí là cả mạng xã hội (MXH). Sự ảnh hưởng này...