Thường xuyên cảm thấy thiếu oxy, phải hít thở sâu thì mắc bệnh gì?
Bệnh suy tim, bệnh động mạch vành tim, bệnh nội tiết như cường giáp (basedow) cũng khiến nhịp nhanh hơn bình thường.
Nhịp tim với người bình thường dao động 60-100 chu kỳ/phút
Hỏi:
Mạch của em nhanh trên 90 nhịp/phút (nhưng huyết áp bình thường), lúc mệt hay thay đổi thời tiết em cảm thấy như thiếu oxy, phải hít thở thật sâu. Có lúc phải ngồi mới hít thở đủ oxy. Em đi khám thì được bác sĩ siêu âm tim và đo tim gắng sức nhưng không phát hiện bệnh lý gì. Xin hỏi bác sĩ, triệu chứng của em là biểu hiện bệnh lý gì, cần kiểm tra thêm gì để chẩn đoán bệnh?
Video đang HOT
Nguyễn Kim Dung (40 tuổi, Hà Nội)
Trả lời:
Nhịp tim với người bình thường dao động 60-100 chu kỳ/phút. Trong giới hạn này là bình thường. Nhịp tim 60 là chậm, dưới 50 thì phải đi khám ngay.
Nếu nhịp tim của bạn ở mức 100 chu kỳ/phút và thường xuyên ở mức này thì phải thăm khám. Nhịp tim của bạn 90 chu kỳ/phút là cao hơn người bình thường, tuy chưa vượt nhưng ở mức cao hơn người bình thường (người bình thường lúc nghỉ ngơi chỉ khoảng 70-80 lần/phút).
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim như tuổi tác (tuổi càng cao thì nhịp càng chậm), nhịp nhanh ở người thừa cân, béo phì, người tiểu đường, hút thuốc lá; ảnh hưởng thời tiết ( nóng quá); Bệnh suy tim, bệnh động mạch vành tim, bệnh nội tiết như cường giáp (basedow) cũng khiến nhịp nhanh hơn bình thường.
Nhịp tim của bạn đã hơi nhanh, khi có những yếu tố thêm vào thì nhịp nhanh hơn, khó chịu hơn. Bạn đã làm điện tim, siêu âm tim gắng sức nhưng nhịp bình thường, có thể không liên quan đến tim mạch. Bạn cần xem xét các yếu tố đã nêu ở trên có thể thay đổi để nhịp tim chậm hơn.
Điều trị thành công bệnh nhân bướu giáp tái phát, không cần phẫu thuật
Bệnh viện Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM) đã điều trị thành công bệnh nhân bị bướu giáp tái phát thùy trái bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA, không cần phẫu thuật.
Bệnh viện Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM) đã điều trị thành công bệnh nhân bị bướu giáp tái phát thùy trái bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA, không cần phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Cụ thể, bệnh nhân T.L. (42 tuổi, Quận 12, TPHCM) bị bướu giáp đa nhân 2 thùy, đã phẫu thuật cắt trọn bướu giáp thùy trái nhiều năm về trước. Cách đây 1 năm, người bệnh phát hiện bị bướu giáp tái phát thùy trái, gần đây bướu lớn nhanh khoảng 4cm, kiểm tra chọc sinh thiết cho kết quả lành tính.
Các bác sĩ của Bệnh viện Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM) đã thực hiện phương pháp đốt sóng cao tần RFA để điều trị bướu giáp nhân mà không cần phải phẫu thuật. Đây là thủ thuật can thiệp với đường chọc kim chỉ 3 mm và hủy khối u bằng nhiệt.
Phương pháp điều trị này vượt trội hơn so với phương pháp mổ truyền thống vì giúp loại bỏ bướu giáp mà không để lại bất kỳ vết sẹo vùng cổ (đảm bảo tính thẩm mỹ) với thời gian phục hồi nhanh, có thể ra về trong ngày do không phải gây mê.
Thông tin từ bác sĩ Huỳnh Kiến Thành (Phó Trưởng Khoa Ung Bướu, Bệnh viện Xuyên Á), bướu giáp nhỏ có thể không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ. Tuy nhiên, bướu giáp có kích thước lớn có thể làm mất thẩm mỹ, khó thở hoặc khó nuốt, gây ho, khàn tiếng...
"Bướu giáp còn có thể gây ra nhiều rối loạn như mệt mỏi, tăng cân (do suy giáp) hoặc giảm cân ngoài ý muốn, dễ cáu gắt, khó ngủ, tim đập nhanh, suy tim... (do cường giáp). Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên thì nên đến các bệnh viện để được tầm soát và điều trị bệnh kịp thời, triệt để" - bác sĩ Huỳnh Kiến Thành cho hay.
Thuốc an thần cũng có thể gây hại Thuốc ngủ đề cập ở đây là thuốc an thần hay thuốc an thần gây ngủ, có tác dụng an thần, nếu dùng liều thấp. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra những tác dụng phụ có hại trong khi sử dụng. Do đó, người dùng cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để hạn chế những yếu...