Thương vụ tuần qua: Masan muốn thâu tóm Bột giặt Net; Alibaba ‘tham chiến’ thị trường ví điện tử Việt Nam
Sau thương vụ đình đám với Vingroup, tuần qua, tập đoàn Masan lại chào mua công khai đến 60% cổ phần của Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO). Trong khi đó, truyền thông quốc tế rầm rộ đưa tin gã khổng lồ Alibaba của Trung Quốc sắp ‘đổ bộ’ thị trường ví điện tử Việt Nam thông qua thương vụ thâu tóm eMonkey.
Masan sẽ chi 46 triệu USD mua 60% cổ phần tại Bột giặt Net
Hôm 24/12, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UPCoM: MCH) đã công bố kế hoạch chào mua công khai 60% cổ phần của Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO). Giao dịch được thực hiện thông qua Masan HPC – một công ty thành viên trực thuộc Masan Consumer vừa được thành lập, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc cá nhân và gia đình
Giá chào mua là 48.000 đồng/cổ phiếu, tương đương định giá công ty ở mức 46 triệu USD.
Masan cho biết động thái này là khởi đầu cho chiến lược lấn sân mảng chăm sóc cá nhân và gia đình của tập đoàn này.
Theo thông tin từ Masan, thị trường chăm sóc cá nhân và gia đình tại Việt Nam có quy mô khoảng 3,1 tỷ USD.
Netco được thành lập vào năm 1968. Năm 2018, công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.117 tỷ đồng và lợi nhuận thuần sau thuế là 57 tỷ đồng, với hai thương hiệu được ưa chuộng là NET và NETSOFT.
Masan cho biết thị phần hiện tại của Netco trong ngành hàng bột giặt là 1,5%. Dẫn đầu thị trường là Unilever với 54,9% thị phần, Procter & Gamble 16,0%, Đại Việt Hương 11,6%, LIX 2,7% và Vico 2,4%.
Video đang HOT
Hiện, giao dịch đang trong quá trình chờ phê duyệt của cơ quan chức năng và quy định của công ty. Dự kiến, giao dịch sẽ hoàn thành trong 2 tháng theo quy định chào mua.
Alibaba âm thầm thâu tóm eMonkey
Tuần qua, truyền thông quốc tế đưa tin Alibaba đã ‘tham chiến’ tại thị trường ví điện tử Việt Nam, thông qua thương vụ thâu tóm eMonkey do Ant Financial – công ty con của Alibaba thực hiện.
Ant Financial đã âm thầm mua một lượng cổ phần khá lớn trong M-Pay – công ty sở hữu eMonkey từ mùa hè 2019.
Quy mô và giá trị thương vụ không được tiết lộ nhưng các nguồn tin của Reuters cho biết Ant Financial sẽ không kiểm soát hơn 50% vốn của M-Pay.
Tuy nhiên, Ant Financial vẫn có ảnh hưởng đáng kể và cung cấp chuyên môn kỹ thuật cho ví điện tử eMonkey, một trong những nguồn tin nói với Reuters.
Mặc dù có văn phòng riêng tại Việt Nam, Ant Financial đã chọn đầu tư vào eMonkey vì ví điện tử này đã có giấy phép hoạt động từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
M-Pay – công ty sở hữu eMonkey, cũng có mối quan hệ đối tác với hầu hết các ngân hàng và công ty viễn thông lớn nhất của Việt Nam.
Hiện, cả M-Pay và Ant Financial không bình luận về thương vụ này.
Nhóm Dragon Capital bán hơn 3 triệu cổ phiếu Techcombank
Hôm 25/12, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu hơn 3 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HoSE:TCB) giữa nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý và WF Asian Smaller Companies Fund Limited.
Trong đó, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) chuyển nhượng 400.000 cổ phiếu, Norges Bank chuyển nhượng 756.660 cổ phiếu, Aquila SPC LTD chuyển nhượng 387.210 cổ phiếu và Viola LTD chuyển nhượng 1,5 triệu cổ phiếu.
Trước đó vào ngày 17/12, một quỹ thành viên của Dragon Capital là Aquila SPC LTD cũng đã chuyển nhượng hơn 1 triệu cổ phiếu TCB cho nhóm quỹ Aberdeen và Florida Retirement.
Như vậy, tính từ đầu tháng 12 đến nay, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý đã chuyển nhượng tổng cộng hơn 4 triệu cổ phiếu TCB.
WF Asian Smaller Companies Fund – bên nhận chuyển nhượng hơn 3 triệu cổ phiếu TCB hôm 24/12 vừa qua là quỹ đầu tư tư nhân thuộc sở hữu của Ward Ferry Management (BVI) Limited.
WF Asian Smaller Companies Fund được thành lập năm 2000 và có trụ sở tại Hong Kong, tập trung đầu tư vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, quỹ này từng đầu tư vào Vinamilk, VPBank.
Minh An
Theo Vietnamfinance.vn
Alibaba mua cổ phần một ví điện tử Việt Nam
Nguồn tin của hãng thông tấn Reuters tiết lộ Ant Financial, công ty fintech của Alibaba, đã bí mật mua lại cổ phần của ví điện tử eMonkey thuộc M-Pay.
Ảnh: Reuters
Theo ba người có liên quan tới vấn đề, thương vụ được thỏa thuận vào mùa hè và chưa được công bố. Đây là thương vụ quốc tế thứ 8 của Ant. Vụ đầu tư chiến lược cho phép doanh nghiệp này tiến vào thị trường Việt Nam - nơi có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất khu vực.
Một trong các nguồn tin tiết lộ Ant không kiểm soát hơn 50% eMonkey nhưng được cho là sẽ có ảnh hưởng quan trọng và cung cấp chuyên gia kỹ thuật cho ví điện tử. eMonkey là ví điện tử của công ty M-Pay Trade. Không rõ giá trị giao dịch là bao nhiêu.
Vẫn theo Reuters, dù đã có văn phòng tại Việt Nam, Ant chọn đầu tư vào eMonkey vì eMonkey đã có giấy phép hoạt động từ Ngân hàng Nhà nước. M-Pay cũng có quan hệ với hầu hết các ngân hàng và hãng viễn thông lớn.
eMonkey đang cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thanh toán điện tử Việt Nam. Momo, ví điện tử được Standard Chartered chống lưng, là người dẫn đầu.
Du Lam (Theo Reuters)
Masan MeatLife lấy đâu ra 600 tỷ để cho 3 công ty con vay? Hội đồng quản trị CTCP Masan MeatLife (UPCoM: MML) vừa thông qua việc cấp khoản vay tối đa 600 tỷ đồng cho 3 công ty con. Cụ thể, 3 công ty mà Masan MeatLife sẽ cấp vốn thông qua việc cho vay với số tiền gốc tối đa là 200 tỷ đồng/công ty là Công ty TNHH MNS Meat Hà Nam, Công ty...