Thương vụ TikTok rơi vào bế tắc
Việc TikTok bán mình cho Mỹ trở nên bế tắc khi Trung Quốc bổ sung lệnh cấm xuất khẩu công nghệ, khiến các cuộc đàm phán phải bắt đầu lại.
Cuối tháng 8, các phương tiện truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin ByteDance đã chọn được đối tác bán lại TikTok và sẽ sớm công bố vào ngày 1/9. Tuy nhiên, gần một tuần trôi qua, ứng dụng vẫn thuộc quyền sở hữu của Zhang Yiming.
Khi các tin đồn về thương vụ sắp hoàn tất, chính phủ Trung Quốc bất ngờ bổ sung danh mục hàng công nghệ cấm được xuất khẩu. Theo đó, TikTok phải được sự đồng ý của chính quyền Bắc Kinh nếu muốn bán mình cho một công ty Mỹ. Quyết định này khiến mọi cuộc thương thảo trước đây phải tiến hành lại.
Theo Reuters, ByteDance và các công ty muốn mua TikTok đang xem xét bốn lựa chọn để thương vụ được tiếp tục.
Liên minh Walmart – Microsoft được cho là khách hàng tiềm năng trong việc mua lại TikTok nhưng đến nay vẫn chưa có công bố chính thức nào về thương vụ.
Đầu tiên, ByteDance sẽ bán TikTok mà không kèm thuật toán. Điều này sẽ khiến thương vụ được đẩy nhanh tiến độ, sau đó, chủ sở hữu mới sẽ đưa ra giải pháp thay thế. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ đánh giá thuật toán đề nghị video cho người dùng là “xương sống” của TikTok. Nếu không có thuật toán AI này, thương vụ chẳng khác gì đi mua một chiếc xe hơi hạng sang nhưng bên trong gắn một cỗ máy tuềnh toàng. Lựa chọn này có lợi cho TikTok nhưng các đối tác từ Mỹ sẽ khó chấp nhận.
Video đang HOT
Phương án thứ hai là ByteDance có thể đàm phán với Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) để kéo dài thời hạn hoặc tìm kiếm một cơ hội mới sau tháng 11 khi bầu cử Mỹ kết thúc.
Kịch bản thứ ba là TikTok phải thương lượng với chính quyền Trung Quốc để được bán thuật toán cho công ty Mỹ. Lựa chọn này cũng không mấy khả quan bởi các nhà phân tích cho rằng chính quyền Bắc Kinh bổ sung lệnh cấm là muốn nhắm thẳng vào thương vụ TikTok. Ngay sau đó, ByteDance cũng nói rằng họ sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của quốc gia.
Cuối cùng, chủ sở hữu mới của TikTok có thể mua quyền sử dụng thuật toán của TikTok từ ByteDance. Tuy nhiên, khả năng này cũng không quá khả quan vì chính phủ Mỹ dường như muốn TikTok phải được bán đứt cho công ty Mỹ. Họ không muốn ứng dụng này có mối liên hệ với công ty mẹ ở Trung Quốc.
Khi thời hạn của lệnh cấm đang đến gần, thương vụ ngày càng lún sâu vào bế tắc. TikTok không chỉ chịu sức ép từ chính phủ Mỹ và Trung Quốc mà ngay cả nội bộ công ty cũng đang gặp vấn đề. Cuối tháng 8, CEO Kevin Mayer bất ngờ thông báo từ chức sau ba tháng tại nhiệm. Những người trong cuộc cho biết đã có tranh cãi trong hội đồng quản trị về tương lai của TikTok. Trong khi Zhang Yiming, cha đẻ của ứng dụng muốn tìm kiếm mọi cơ hội để giữ lại công ty, các nhà đầu tư người Mỹ lại nóng lòng muốn thương vụ được hoàn tất. CEO Kevin Mayer ban đầu lên tiếng chỉ trích chính quyền Trump về lệnh cấm, nhưng sau đó ông dần đứng về phía các nhà đầu tư Mỹ và cuối cùng, ông lựa chọn rời đi khi công ty trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng.
Bán lại TikTok có lẽ là vụ “M&A” khó khăn nhất của các công ty đa quốc gia. Để tạo được một giao dịch, ngoài những thoả thuận thông thường (giá cả, chi tiết giao dịch…), TikTok còn phải tuân thủ luật pháp và quy định của hai quốc gia. Sau khi được hai chính phủ đồng ý, họ lại phải tiếp tục xoa dịu cảm xúc người dùng ở các thị trường để đảm bảo mọi thứ không bị xáo trộn. Những khó khăn cho thấy giá trị của TikTok lớn thế nào.
Diễn biến mới đầy bất ngờ trong thương vụ TikTok 'bán mình' ở Mỹ
Với thay đổi chính sách từ chính phủ Trung Quốc, không dễ để TikTok bán mảng vận hành ở Mỹ.
Thương vụ bán mảng vận hành tại Mỹ của TikTok đang vấp phải những chướng ngại mới trong bối cảnh thời hạn mà Mỹ đưa ra gần kề. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể sẽ bịc cấm trên phạm vi toàn nước Mỹ.
Ông Zhang Yiming, CEO và người sáng lập ByteDance. Ảnh: Yahoo
CNBC trước đó cho biết thông tin "chốt" cho thương vụ nói trên có thể sẽ được công bố sớm nhất vào ngày 1/9. Dù vậy, điều này đã không xảy ra. Hồi tuần trước, chính phủ Trung Quốc chính thức đưa ra những hạn chế mới liên quan đến xuất khẩu mảng công nghệ, trong đó yêu cầu TikTok phải nhận được sự phê duyệt của chính phủ Trung Quốc trước khi bán thuật toán của TikTok. Thuật toán gợi ý nội dung chính là phần xương sống và giá trị cốt lõi của TikTok.
Tính đến thời điểm đầu tuần này, Oracle và liên doanh Microsoft - Walmart đang là những cái tên dẫn đầu trên bàn đàm phán. Dù vậy, WSJ bình luận rằng hạn chế mới mà Trung Quốc đưa ra khiến việc đàm phán chưa thể đi đến hồi kết. Thương vụ mua lại thuật toán của TikTok có thể dao động trong khoảng từ 20 tỉ USD đến 30 tỉ USD. Tuy nhiên, mức giá này chắc chắn sẽ thấp đi rất nhiều nếu như công nghệ thuật toán gợi ý nội dung của TikTok không thể bán.
Bloomberg cho biết ông Zhang Yiming, CEO ByteDance, đang cân nhắc những phương án mới cho tương lai của TikTok ở Mỹ. Trong khi đó, một nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết nếu cần xin cấp phép từ chính phủ Mỹ và Trung Quốc, thương vụ TikTok có thể phải tới tháng 11 mới có thể thực hiện xong.
Ở thời điểm hiện tại, ByteDance và các công ty đàm phán mua lại đang cân nhắc bốn khả năng:
- Khả năng đầu tiên là bán TikTok không kèm theo thuật toán. Điều này sẽ khiến thương vụ được thực hiện nhanh hơn song yêu cầu chủ nhân mới của TikTok phải bổ sung một thuật toán nội dung của riêng mình sau đó.
- Khả năng thứ hai là đàm phán để Mỹ gia hạn thời gian chuyển đổi lên tới 1 năm. Tuy nhiên, cũng không có gì chắc chắn rằng chính phru Trung Quốc sẽ cho phép bán thuật toán của TikTok ngay cả trong khoảng thời gian này.
- Khả năng thứ ba là xin phép chính phủ Trung Quốc cho bán thuật toán tới công ty Mỹ được lựa chọn.
- Khả năng thứ tư là người mua sẽ xin cấp phép và nhượng quyền sử dụng thuật toán TikTok từ ByteDance. Dù vậy, chưa rõ chính phủ Mỹ có chấp nhận việc duy trì mối quan hệ giữa TikTok và ByteDance hay không.
Ban đầu, sắc lệnh hành pháp của ông Donald Trump cấm các công ty Mỹ được thực hiện các giao dịch với ByteDance ở thời điểm ngày 20/9. Tuy nhiên, thời hạn này sau đó được kéo dài tới ngày 12/11.
TikTok - Microsoft - 'ván bài' có lợi cho các bên Trung Quốc phản đối Mỹ ép TikTok thoái vốn, nhưng đây có thể là thương vụ mang lại lợi ích cho cả TikTok lẫn Microsoft. Microsoft tuần trước thông báo đang làm việc với ByteDance và chính phủ Mỹ về thỏa thuận mua lại cổ phần và hoạt động của TikTok tại nước này. Tổng thống Donald Trump hôm 3/8 cho biết TikTok...