Thương vụ chuyển mình thành công ty dược phẩm của Kodak bị hoãn lại, để Chính phủ Mỹ điều tra các hành vi gian lận
Cổ phiếu của Kodak sau khi tăng đỉnh điểm đã sụt giảm tới hơn một nửa giá trị.
Thỏa thuận cho vay của Chính phủ Mỹ, để giúp Kodak chuyển mình thành một công ty dược phẩm đã bị hoãn lại. Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã đăng trên Twitter rằng: “Những cáo buộc gần đây về các hành vi gian lận của Kodak gây lo ngại nghiêm trọng. Chúng tôi sẽ không có động thái nào cho đến khi những cáo buộc này được xóa bỏ”.
Hôm thứ 6, Kodak cho biết đang tiến hành đánh giá nội bộ các hoạt động kinh doanh gần đây, để có thể nhận khoản vay 765 triệu USD từ Chính phủ Mỹ, theo đạo luật Sản xuất Quốc phòng để bắt đầu sản xuất dược phẩm.
Theo CBS News, giá cổ phiếu của Kodak đã tăng vọt trong những ngày trước khi thỏa thuận này được công bố. Điều này khiến cho Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren kêu gọi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ tiến hành điều tra, để xem có hoạt động nội gián nào hay không. Rõ ràng, đã có rất nhiều người được hưởng lợi khi giá cổ phiếu của Kodak tăng gấp 24 lần chỉ trong một tuần.
Kodak nổi tiếng với các thiết bị máy ảnh và film, quyết định chuyển mình và thành lập một nhánh kinh doanh hoàn toàn mới mang tên Kodak Pharmaceuticals, để sản xuất các nguyên liệu cung cấp cho ngành dược phẩm.
CEO Jim Continenza kỳ vọng rằng mảng dược phẩm sẽ chiếm 30 – 40% hoạt động kinh doanh của công ty. Theo Wall Street Journal, Kodak đã lên kế hoạch để sản xuất các thành phần thuốc để giúp điều trị bệnh Covid-19.
Hạ nghị sĩ Maxine Waters, chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện và các đảng viên Dân chủ đã gửi một bức thư tới Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, để hỏi vì sao cơ quan này lại hỗ trợ khoản vay cho Kodak.
Video đang HOT
“Một doanh nghiệp đã đứng bên bờ vực phá sản vào năm 2012 và cũng không thành công trong nỗ lực đầu tư vào ngành dược phẩm trước đó. Trong khi kế hoạch này chiếm tới 25% các thành phần dược phẩm của toàn nước Mỹ”, ông Waters đặt dấu hỏi cho việc hỗ trợ khoản vay cho Kodak.
Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện đang yêu cầu xem xét và đánh giá lại khả năng của Kodak. Trong khi đó, Kodak chưa có bất kỳ phản hồi chính thức nào. Tuy nhiên ngay sau khi thông tin này được đưa ra, giá cổ phiếu của Kodak đã sụt giảm tới hơn một nửa.
Huawei thấm đòn, số phận rơi vào tay ông Trump
Huawei đang dần cảm nhận được sự ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của chính phủ Mỹ. Tương lai của công ty này cùng nhiều người dùng smartphone do Huawei sản xuất bị bỏ ngỏ.
Một lần nữa, tham vọng xây dựng hệ điều hành và quần thể sinh thái công nghệ toàn cầu riêng của Huawei Technologies bị chặn lại ngay sau khi chính quyền Tổng thống Trump có hành động kêu gọi các nhà phát triển ứng dụng trong và ngoài nước Mỹ tẩy chay nền tảng của công ty này.
Hôm 5/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã khởi động chương trình Clean Apps (xóa ứng dụng) với mục tiêu kêu gọi nhà phát triển xóa ứng dụng khỏi cửa hàng ứng dụng trực tuyến của Huawei, viện dẫn lý do "để đảm bảo họ không hợp tác với những người vi phạm nhân quyền".
Sau đòn giáng mạnh lên TikTok và WeChat, ông Trump không quên cảnh cáo Huawei.
Clean Apps là một phần của sáng kiến Clean Network mà Washington đưa ra nhằm loại trừ các công ty có liên kết với chính phủ Bắc Kinh.
Kể từ khi Tổng thống Trump tuyên bố cắt quyền truy cập của Huawei với các dịch vụ Google vào năm 2019, công ty này đã phải nỗ lực phát triển hệ điều hành và cửa hàng ứng dụng cho mình.
Tuy Clean Apps vẫn chưa mang tính ràng buộc pháp lý, chương trình này vẫn có khả năng tác động mạnh đến tâm lý của nhiều nhà phát triển ứng dụng.
"Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch mở rộng hệ sinh thái phát triển ứng dụng xung quanh hệ điều hành HarmonyOS của Huawei vào cuối năm 2020", Paul Triolo, người đứng đầu nghiên cứu công nghệ địa lý tại Eurasia Group cho biết.
Hôm 7/8, Giám đốc điều hành mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei Richard Yu cũng đã xác nhận tại một hội nghị công nghệ Trung Quốc rằng công ty sẽ không thể sản xuất dòng chip Kirin vào tháng 9 tới.
"Do những tác động của đợt trừng phạt thứ 2 của Mỹ, việc sản xuất chip sẽ dừng lại sau ngày 15/9. Rất có thể đây sẽ là thế hệ cuối cùng của dòng chip Kirin.
Huawei đã dành hơn 10 năm phát triển chip, đây là một tổn thất lớn đối với chúng tôi", ông Yu chia sẻ tại hội nghị.
Sự thiếu vắng các hợp đồng hợp tác sản xuất chip với TSMC do những biện pháp thắt chặt xuất khẩu mà Washington áp dụng từ tháng 5/2020 đang làm lung lay vị thế cạnh tranh của Huawei trong thị trường điện thoại thế giới.
Theo Counterpoint, gã khổng lồ Huawei đang làm chủ 41,4% thị phần tại Trung Quốc trong quý I/2020. Công ty này cũng lần đầu tiên vượt mặt Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Dòng flagship chủ lực Mate 40 có thể là smartphone cuối cùng của Huawei sử dụng chip Kirin sau khi bị TSMC tuyên bố dừng hợp tác.
Tuy nhiên, ngoài biên giới Trung Quốc, Huawei đang chịu nhiều thiệt thòi khi mất quyền truy cập vào các tác vụ của Google như Gmail, YouTube, Google Play...
Để bù đắp cho điều này, Huawei Technologies đã cam kết chi 1 tỷ USD để thu hút các nhà phát triển, thúc đẩy hệ sinh thái dịch vụ của hãng, tạo ra hệ điều hành HarmonyOS và cửa hàng ứng dụng Huawei AppGallery.
Theo Nikkei Asian Review, Huawei Technologies đã kêu gọi khoảng 1,6 triệu nhà phát triển ứng xây dựng ứng dụng cho hệ điều hành của mình trong suốt năm qua, tuy nhiên con số đó vẫn chưa thể bằng 1/10 số nhà phát triển ứng dụng trên nền tảng iOS hay Android.
Tính đến tháng 6/2018, CEO Tim Cook cho biết Apple đã có hơn 20 triệu nhà phát triển đăng ký hoạt động trên iOS.
Nếu chương trình Clean App được hiện thực hóa, người dùng Huawei ở nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. AppGallery của Huawei trước đây chỉ được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc, nhưng giờ đây nó đã trở thành lựa chọn duy nhất cho người dùng điện thoại thông minh hãng này trên toàn thế giới khi không thể truy cập vào Google Play.
"Đây là một thế giới lưỡng cực của các nhà phát triển ứng dụng, họ phải lựa chọn giữa hệ sinh thái Trung Quốc hoặc quốc tế", Lawrence Lin, đối tác của công ty tư vấn công nghệ DMC & Partners cho biết.
Với tư cách là một nhà phát triển ứng dụng và doanh nhân lâu năm, Lin chia sẻ thêm chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt nhiều quy tắc trong thời gian qua, trong đó yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng quốc tế phải lưu trữ dữ liệu của họ trên máy chủ địa phương nếu muốn tham gia hệ sinh thái quốc gia này, khiến nhiều nhà phát triển nhỏ và khởi nghiệp phải lắc đầu khi không thể cung cấp đủ nguồn lực.
Apple, Samsung, Qualcomm, AMD... : tất cả đều sẽ tìm cách chống lại thương vụ NVIDIA thâu tóm ARM ARM thực sự là "bạn của mọi nhà". NVIDIA thì không. Những ngày cuối tháng 7, cả thế giới công nghệ đón nhận một tin đặc biệt: Softbank (Nhật Bản) đang muốn bán công ty thiết kế chip ARM. Hiện tại, ARM đang là kiến trúc chip phổ biến nhất thế giới, đứng trên cả x86 của Intel. Tất cả những con chip...