Thương vụ 40 tỷ USD vừa gây chấn động ngành chip toàn cầu
Theo các nhà phân tích, thương vụ thâu tóm ARM của NVIDIA với giá 40 tỷ USD sẽ khiến những đối thủ không mấy hài lòng.
Sau một thời gian đồn đoán, NVIDIA đã mua lại ARM, công ty sản xuất chip bán dẫn của Anh với giá 40 tỷ USD. Chỉ vài giờ sau khi thỏa thuận được công bố, các nhà sản xuất chip tại Trung Quốc và Hàn Quốc, đối thủ của NVIDIA đã có phản ứng.
“Trung Quốc sẽ không thích thương vụ này”, giám đốc một hãng chip tại Trung Quốc cho rằng hoạt động hợp tác giữa các công ty Mỹ với ARM để phát triển chip máy chủ sẽ gặp khó tại Trung Quốc.
Các chuyên gia trong ngành chip Hàn Quốc cho rằng thâu tóm ARM sẽ khiến NVIDIA mạnh hơn trong trận chiến với Samsung, Qualcomm và một số hãng chip trong lĩnh vực xe tự lái. Họ cũng lo rằng ARM sẽ tăng phí cấp phép thiết kế cho đối thủ.
Với NVIDIA, sở hữu ARM sẽ giúp họ trở thành đế chế hùng mạnh.
ARM là nhà cung cấp chip quan trọng, sở hữu phần lớn bằng sáng chế của ngành bán dẫn. Thiết kế chip của ARM được cấp phép cho nhiều công ty như Intel, Qualcomm và Samsung, những đối thủ cạnh tranh của NVIDIA.
Nhờ cách tiếp cận này, thiết kế của ARM đã được áp dụng trên hơn 180 tỷ con chip, tạo ra hệ sinh thái khổng lồ từ smartphone, máy tính đến các sản phẩm Internet of Things.
Theo Reuters, thương vụ này cũng đặt ARM dưới sự kiểm soát của công ty Mỹ, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump gấp rút tìm cách ngăn chặn sự phát triển của ngành bán dẫn Trung Quốc.
Tuy nhiên, Geoff Blaber, Phó chủ tịch Nghiên cứu Khu vực châu Mỹ của CCS Insight, cho rằng thỏa thuận sẽ “vấp phải sự phản đối kịch liệt” từ những khách hàng của ARM.
Video đang HOT
“Bị mua lại bởi NVIDIA sẽ gây bất lợi cho ARM và hệ sinh thái của họ. Tính độc lập đã góp phần vào thành công của ARM và khi điều đó bị xâm phạm, giá trị của ARM sẽ sụt giảm”, Blaber nhận định.
Trả lời Reuters, CEO NVIDIA, Jensen Huang và Simon Segars, CEO ARM cho biết NVIDIA sẽ duy trì trụ sở của ARM tại Anh để không phải chịu các quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, giữ nguyên mô hình kinh doanh mở như trước.
Huang cho biết ARM sẽ mở rộng mô hình kinh doanh bằng cách cách cấp phép một số thiết kế chip đồ họa của NVIDIA. Về lý thuyết, động thái này sẽ cho phép khách hàng của ARM cạnh tranh với NVIDIA.
Nhiều hãng chip sẽ phản đối thương vụ NVIDIA mua lại ARM.
Park Jea-gun, Giám đốc Hiệp hội Công nghệ Màn hình & Bán dẫn Hàn Quốc, cho biết động thái này đánh dấu nỗ lực của NVIDIA nhằm tạo ra bước đột phá trong thị trường chip ôtô, lĩnh vực có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Hermann Hauser, đồng sáng lập ARM cũng chỉ trích thương vụ này. Ông cho rằng đó là “thảm họa” đối với Cambridge (thành phố đặt trụ sở ARM), Anh và châu Âu bởi ARM là “hãng công nghệ châu Âu cuối cùng có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu”.
Apple, Samsung, Qualcomm, AMD... : tất cả đều sẽ tìm cách chống lại thương vụ NVIDIA thâu tóm ARM
ARM thực sự là "bạn của mọi nhà". NVIDIA thì không.
Những ngày cuối tháng 7, cả thế giới công nghệ đón nhận một tin đặc biệt: Softbank (Nhật Bản) đang muốn bán công ty thiết kế chip ARM. Hiện tại, ARM đang là kiến trúc chip phổ biến nhất thế giới, đứng trên cả x86 của Intel. Tất cả những con chip cho iPhone hay smartphone Android đều sử dụng chip được thiết kế dựa trên tham chiếu do ARM đưa ra.
Gần như ngay lập tức, Softbank đã tìm được người mua. Theo các tin rò rỉ, gã khổng lồ GPU NVIDIA hiện đang trong "giai đoạn đàm phán cuối" để mua lại ARM. Mức giá được dự đoán là 32 tỷ USD, khoản tiền chắc chắn Softbank rất cần để phục hồi sau thảm họa WeWork.
Nhưng gần như chắc chắn, thương vụ này sẽ đổ bể. Và những kẻ chống lại NVIDIA sẽ chính là những kẻ đã góp phần đưa ARM lên vị trí số 1 thế giới hiện nay.
ARM: Công ty "tí hon"
Vai trò của ARM trên những con chip Apple A hay Snapdragon có thể coi là rất nhỏ bé...
Để hiểu lý do vì sao NVIDIA (hay bất cứ một công ty chip nào khác) chắc chắn sẽ bị phản đối quyết liệt khi tìm cách mua lại ARM, trước hết chúng ta cần nhìn lại vai trò của ARM đối với thế giới hi-tech. Thực chất, dù có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng lên thị trường điện toán toàn cầu, ARM lại là một công ty rất nhỏ bé: doanh thu mỗi năm chỉ vào khoảng 2 tỷ USD, tức là 1/130 của Apple.
ARM cũng không có nhà máy sản xuất chip, và thực tế là không hề có sản phẩm hữu hình. Doanh thu của công ty này đến từ việc bán thiết kế tham chiếu cho các công ty khác. Thiết kế tham chiếu này hoặc sẽ được tùy biến thêm hoặc sẽ được đưa vào sản xuất trực tiếp. Apple và Qualcomm là một trong số các tên tuổi thực hiện tùy biến cả nhân xử lý trong khi một số hàng khác giữ lại thiết kế tham chiếu của nhân Cortex hay GPU Mali do ARM cung cấp sẵn.
Ví dụ, thiết kế tham chiếu của ARM được nhượng quyền cho Apple, Apple thực hiện tùy biến rất sâu (thành A13 trên iPhone 11 chẳng hạn) rồi sau đó mới đặt hàng TSMC sản xuất. Tương tự, thiết kế của ARM cũng được Qualcomm tùy biến thành Snapdragon, đặt hàng TSMC sản xuất rồi bán cho các hãng smartphone. Nhưng Samsung thì chỉ sử dụng nguyên bản nhân Cortex hay GPU Mali cho dòng chip Exynos của smartphone Galaxy.
Nhưng quyền lực thì cực lớn
Quyền lực của ARM nằm ở chỗ tất cả những con chip di động đều có xuất phát điểm là thiết kế tham chiếu của ARM.
Như vậy, với mỗi chiếc smartphone - hay đúng hơn là mỗi con chip, ARM chỉ nắm giữ một phần rất nhỏ trong chuỗi cung ứng. Nhưng quyền lực của ARM đến từ sự phụ thuộc của cả thế giới công nghệ vào thiết kế này: tất cả các công ty sản xuất hay thiết kế chip di động đều đang sử dụng thiết kế tham chiếu của ARM.
Thậm chí, ARM phổ biến đến mức Microsoft, gã khổng lồ đại diện cho thế giới PC, đã luôn phải tính đường mở rộng Windows từ Intel x86 sang ARM. Năm 2012, Microsoft vén màn Windows RT, một phiên bản Windows được viết riêng cho chip ARM. Thất bại thảm hại của Windows RT và phần cứng Surface RT không khiến Microsoft nản lòng, và đến 2018 ông lớn PC lại ra mắt Windows 10 on ARM chạy trên chip Snapdragon 8cx. Năm ngoái, đích thân Microsoft bắt tay cùng Qualcomm phát triển chip SQ1 để sử dụng cho Surface Pro X.
Cả 2 đối thủ lớn của Microsoft là Google và Apple đều có PC sử dụng chip ARM. Những con chip ARM được coi là lý do giúp cho Google có thể đẩy giá ChromeBook xuống mức 200 USD, đe dọa đáng kể đến tablet Windows giá rẻ. Còn Apple từ bỏ Intel để đến với ARM vì lý do gần như ngược lại: qua bàn tay của đội thiết kế chip tại Apple, những con chip ARM có thể đạt hiệu năng vượt trội so với chip Intel.
Không thể bán cho NVIDIA
Chip ARM thậm chí còn lấn sân thành công sang PC và máy chủ.
Chưa dừng lại tại đây, ARM còn lấn sân sang cả lĩnh vực tưởng chừng sẽ mãi mãi nằm trong tay Intel: máy chủ và đám mây. NVIDIA năm ngoái đã cùng Microsoft xây dựng "siêu máy tính" trên mây từ chip ARM và GPU, còn AMD cách đây nhiều năm từng ra mắt chip Opteron-A cho máy chủ ARM.
Nói cách khác, ARM là đối tác của toàn bộ thế giới công nghệ, từ smartphone, tablet cho đến PC và máy chủ. Và nếu ARM về tay NVIDIA, không có gì đảm bảo NVIDIA sẽ không dùng ARM để chống lại các "đối tác" này. Tuy có nguồn thu chủ yếu là GPU, NVIDIA hiện cũng đang cung cấp chip cho máy chủ và console (Nintendo Switch). Trong quá khứ, chip Tegra từng được cung cấp cho smartphone và tablet. Nắm ARM trong tay, NVIDIA hoàn toàn có thể sử dụng thiết kế tham chiếu này để trở lại thành đối thủ của Qualcomm hay Apple.
Một trong những nhà sáng lập của ARM là Herman Hauser đã lên tiếng nhận định về thương vụ này: " Thứ tốt đẹp nhất của Softbank là công ty này không kinh doanh chip, và do đó sẽ giữ được sự trung lập cho ARM. Nếu ARM thành một phần của NVIDIA, những người đang mua bản quyền ARM đều là đối thủ của NVIDIA và do đó sẽ tìm cách thay thế ARM".
Gần như tất cả các đối tác của ARM đều là đối thủ của NVIDIA.
Chắc chắn, Apple, Samsung, Qualcomm... đều đã nhìn thấy vấn đề này. Và gần như chắc chắn, các ông lớn này sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn ARM về tay NVIDIA trước khi bị buộc phải thay thế ARM, vốn đã là thiết kế tham chiếu phiên bản nhất thế giới trong cả thập kỷ vừa qua.
Đây là thương vụ khiến Apple, Qualcomm 'đau đầu' "Miếng bánh" ngon trên thị trường bán dẫn có thể sẽ thuộc về ông lớn trong lĩnh vực sản xuất chip. Điều này có thể làm Apple, Qualcomm lo lắng. Tập đoàn SoftBank của tỷ phú Son Masayoshi có lẽ đã sẵn sàng nhượng lại ARM, công ty thiết kế chip có trụ sở tại Anh. Không phải Apple hay Qualcomm, những công...