Thượng viện Ukraine không thông qua cuộc trưng cầu dân ý 25/5
Các đại biểu ở Thượng viện Ukraine đã không thông qua dự thảo về cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc vào hôm 25/5 tới đây.
“154 đại biểu đã tham gia biểu quyết. Cám ơn chúa”, đại biểu đảng Batkivshchyna, ông Oleksandr Bryhynets đã viết dòng thông báo này trên trang cá nhân Facebook của ông.
Một phiên họp của Quốc hội Ukraine. (Ảnh minh họa)
Đồng thời, đại biểu Bryhynets cũng lưư ý rằng, cuộc trưng cầu dân ý đó vẫn nên được tổ chức, nhưng không phải diễn ra trong tình cảnh đất nước gặp nhiều biến cố như hiện nay.
“Khó có thể tiến hành cuộc trưng cầu ở ngay dưới họng súng. Điều này chỉ xảy ra vào thời Hitler ở Đức mà thôi. Tôi tin chắc rằng, ở vùng Donbass, những kẻ khủng bố có thể mua các lá phiếu bầu ở một số thành phố nhất định. Họ cũng sẽ phá hoại ở nơi khác. Và sau đó, chúng sẽ phô trương một kết quả sai”, ông Bryhynets giải thích.
Trước đó, Nội các Ukraine đã trình lên Thượng viện (Verkhovna Rada) bản dự thảo về việc tổ chức trưng cầu dân ý hôm 25/5, dự kiến diễn ra trùng với ngày bầu cử tổng thống. 231 đại biểu quốc hội đã tham gia phiên biểu quyết dự thảo này. Tuy nhiên, chỉ có 134 phiếu ủng hộ.
Ở một diễn biến khác, cũng trong hôm nay, trong một hội nghị quốc phòng ở thủ đô Ottawa của Canada, Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu Philip Breedlove cho hay, khả năng Nga triển khai quân sự ở đông Ukraine là không thể.
“Hiện nay, tôi chỉ cho các bạn rằng, khả năng Nga điều quân sang đông Ukraine là không thể. Tổng thống Putin có thể đạt được các mục tiêu của mình ở đông Ukraine và không bao giờ đưa quân vượt qua biên giới với nước này”, Tướng Breedlove phát biểu.
Video đang HOT
Theo quan điểm của vị sĩ quan NATO này, ông Putin “sẽ tiếp tục làm những gì ông ấy đang thực hiện, đó là làm mất uy tín chính phủ Ukraine, gây ra tình trạng bất ổn và cố gắng chuẩn bị cho một phong trào ly khai”.
Theo Kiến thức
Philippines-Mỹ: Mỹ được nhiều quyền ở Philippines
Mỹ được quyền huấn luyện, chuyển quân, tiếp tế nhiên liệu, bảo trì... ở Philippines.
Đêm 29-4, chính phủ Philippines đã công bố toàn văn Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng Philippines-Mỹ ký kết hôm 28-4. Thỏa thuận gồm 10 trang với 12 điều khoản.
Đài truyền hình ABS-CBN (Philippines) đã lược trích như sau:
- Trước khi bắt đầu công việc tại các căn cứ của Philippines, Mỹ phải được Philippines đồng ý thông qua Hội đồng Quốc phòng chung (MDB) và Ủy ban Cam kết an ninh (SEB).
- Tư lệnh căn cứ quân sự Philippines hay các đại diện có ủy quyền của Philippines được tiếp cận toàn bộ khu vực sử dụng chung với Mỹ. Việc tiếp cận phải phù hợp với yêu cầu về an ninh và các điều khoản của thỏa thuận.
- Hai bên cam kết bảo đảm an ninh cho lực lượng Mỹ, nhà thầu của Mỹ và thông tin liên quan trên lãnh thổ Philippines. Philippines có trách nhiệm bảo đảm an ninh cơ bản tại khu vực được hai bên đồng ý.
Ngày 29-4, tại Manila, người biểu tình mang mặt nạ Nữ thần tự do phản đối Philippines hợp tác quốc phòng với Mỹ. Ảnh: AFP
- Lực lượng Mỹ sẽ thông báo trước cho quân đội Philippines số lượng và lịch trình chuyển thiết bị quốc phòng đến các khu vực được hai bên đồng ý. Philippines hỗ trợ công tác vận chuyển. Khi có yêu cầu, Philippines sẽ giúp Mỹ tiếp cận các dịch vụ công về đất, cảng, đường, sân bay...
- Mỹ được phép tổ chức huấn luyện, quá cảnh quân đội cùng các hoạt động liên quan, được phép tiếp nhiên liệu tàu và máy bay, bảo trì tạm thời tàu và máy bay, được quyền hoặc ủy quyền tại các khu vực được đồng ý để bảo vệ lực lượng Mỹ và nhà thầu của Mỹ. Ưu tiên hợp tác với các giới chức Philippines.
- Mỹ được phép vận hành các hệ thống viễn thông riêng cộng thêm quyền sử dụng tất cả tần số vô tuyến. Hai bên có thể tham vấn liên quan đến vấn đề chuyển giao hoặc mua thiết bị quân sự phù hợp với quy định và luật pháp của Mỹ.
- Liên quan đến các dự án dự kiến xây dựng, Mỹ sẽ tư vấn về tiêu chuẩn xây dựng, nâng cấp, yêu cầu kỹ thuật và phải phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn của hai bên. Mỹ chịu chi phí xây dựng, phát triển và bảo trì tại các khu vực được hai bên đồng ý.
- Mỹ có toàn quyền quản lý việc tiếp cận hay bố trí thiết bị quân sự, đưa thiết bị rời Philippines bất cứ lúc nào.
- Các nhà thầu của Mỹ được toàn quyền tiếp cận các khu vực được hai bên đồng ý, gồm cả các kho dự trữ thiết bị quốc phòng; được phép bảo trì, vận chuyển, sử dụng các thiết bị này hay các vấn đề liên quan miễn phù hợp với luật pháp và chính sách của Mỹ.
- Hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ thuộc công ước về vũ khí hóa học và công ước về vũ khí sinh học, Mỹ không được đưa vũ khí hạt nhân vào Philippines. Hai bên chia sẻ lợi ích liên quan đến hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.
- Mỹ không được xả thải các nguyên liệu độc hại tại các khu vực được đồng ý. Nếu sự cố xảy ra, Mỹ phải chịu trách nhiệm giải quyết.
- Mỹ được phép sử dụng các dịch vụ như nước, điện cùng các dịch vụ công ích khác. Chi phí được tính bằng giá với chi phí của chính phủ Philipines hay quân đội Philippines.
- Ngoài vấn đề sử dụng miễn phí các cơ sở sẵn có của Philippines, Mỹ chịu các chi phí hoạt động cần thiết. Mỹ phải giao trả lại các cơ sở vật chất cố định (do Mỹ xây dựng) cho Philippines khi không cần đến. Hai bên tiến hành tham vấn chi phí đền bù có thể khi bàn giao. Philippines có quyền sở hữu cơ sở hạ tầng do Mỹ xây dựng.
- Trường hợp xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện thỏa thuận, hai bên cam kết giải quyết thông qua tham vấn, không đưa ra tòa án quốc tế hay các cơ quan liên quan trừ khi hai bên đồng ý.
DUY KHANG - LÊ LINH
Nội bộ Philippines bất đồng
Đài truyền hình TV5 (Philippines) đưa tin ngày 30-4, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định Mỹ sẽ bảo vệ Philippines ngay cả khi các đảo bị tranh chấp ở biển Đông của Philippines bị tấn công. Ông nói: "Theo hiệp ước phòng thủ chung, Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines nếu lãnh thổ của chúng ta bị tấn công hoặc nếu quân đội của chúng ta bị tấn công ở Thái Bình Dương. Năm 1999, trong một bức thư ngoại giao, Mỹ đã khẳng định biển Đông được xem là một phần của Thái Bình Dương". Tuyên bố trên được đưa ra bởi trong nội bộ Philippines có nhiều ý kiến cho rằng Tổng thống Obama chỉ cam kết chung chung. Hôm 29-4, nguyên Thượng nghị sĩ Joker Arroyo đã chỉ trích chính phủ vội vã ký Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ.
Ông nói Philippines đã hy vọng ông Obama khẳng định Mỹ sẽ cảnh báo Trung Quốc nếu tàu Trung Quốc quấy rối ngư dân hay tàu tiếp tế của Philippines, thế nhưng ông Obama chẳng đả động gì. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Al Francis Bichara thông báo ủy ban sẽ tổ chức điều trần để làm rõ một số vấn đề còn mập mờ trong Thỏa thuận Tăng cường hợp tác quốc phòng. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Miriam Defensor Santiago chỉ trích chính phủ không tham vấn Thượng viện. Ngược lại, hai chủ tịch Thượng viện và Hạ viện cho rằng chính phủ không cần lấy ý kiến trước của Thượng viện.
Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon cho biết chính phủ không thể công khai các chi tiết thỏa thuận trong đàm phán. Ông thách những người chỉ trích thỏa thuận kiện lên tòa án tối cao. Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte Jr. giải thích thỏa thuận này chỉ là phiên bản nâng cao của các thỏa thuận trước gồm hiệp ước phòng thủ chung năm 1991 và hiệp định viếng thăm quân sự năm 1999.
Theo VNE
Crimea sẽ trở thành một đặc khu kinh tế của Nga - Các nghị sỹ của Crimea, nước cộng hòa tự trị từng thuộc Ukraine và hiện giờ đã trở thành một phần của nước Nga, hồi tuần trước dự kiến sẽ soạn thảo một hiến pháp mới cho khu vực trong vòng 2 tuần tới, một quan chức cấp cao trong chính phủ Crimea hôm qua (27/3) cho hay. "Chúng ta có một...