Thượng viện Mỹ thông qua quyền xúc tiến TPP cho Tổng thống Mỹ
Thượng viện Mỹ vừa thông qua dự luật về trao quyền xúc tiến thương mại cho tổng thống, một quyết định đưa ông Barack Obama tới gần hơn việc hoàn tất Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), theo Reuters ngày 22.5.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hài lòng với việc được trao quyền xúc tiến thương mại – Ảnh: Reuters
Thượng viện Mỹ ngày 21.5 đã bỏ phiếu lần 2 về dự luật trao quyền xúc tiến thương mại, hay đàm phán nhanh (TPA) cho tổng thống. Với kết quả 62 phiếu thuận và 38 phiếu chống, dự luật này chính thức được thông qua tại thượng viện.
Phát biểu trong cuộc gặp nội các cùng ngày 21.5, Tổng thống Barack Obama coi việc thượng viện thông qua dự luật xúc tiến thương mại là một bước tiến lớn. Đồng thời, ông Obama khẳng định chương trình nghị sự về hiệp định thương mại này phù hợp với các tiêu chuẩn về bảo hộ lao động cũng như vấn đề môi trường, những yếu tố gây khó khăn cho việc thông qua dự luật này trước đó.
Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương là trụ cột kinh tế trong chiến lược xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Obama. Ông Obama mong muốn hoàn tất việc tham gia TPP với 11 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương (gồm Canada, Úc, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Việt Nam, Singapore, Peru, New Zealand, Chile và Brunei) trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống. Chính vì thế, Tổng thống Mỹ đang cố gắng thúc đẩy quá trình đàm phán hiệp định này, trong đó có quyền đàm phán nhanh TPA.
Video đang HOT
Nếu được trao TPA, Tổng thống Obama sẽ có toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của TPP, tiến tới hoàn tất văn bản của hiệp định này. Lúc đó, Quốc hội Mỹ chỉ có thẩm quyền phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hiệp định TPP mà không có quyền sửa chữa, điều chỉnh các điều khoản đó.
Trong khi đó, nếu không có TPA, chính quyền Obama sẽ rất khó để hoàn tất việc mở rộng thỏa thuận thương mại với các đối tác TPP, theo Reuters.
Việc Thượng viện Mỹ thông qua dự luật TPA lần này có thể coi là một bước đi rộng hơn cho ông Obama. Tuy nhiên, dự luật sẽ còn phải trải qua một giai đoạn được nhận định cũng khó khăn không kém tại Hạ viện Mỹ, để ông Obama có thể tiến gần hơn nữa tới việc hoàn tất TPP.
Reuters ngày 21.5 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc Andrew Robb cho rằng, nếu cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều thông qua TPA thì các bên chỉ cần tiến hành một vòng đàm phán nữa là có thể hoàn tất hiệp định TPP vào tháng 6.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Thượng viện Mỹ không trao quyền xúc tiến TPP cho Tổng thống Obama
Đường tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ trở nên bất lợi sau khi kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện không đủ để quốc hội nước này trao quyền xúc tiến thương mại (TPA) cho Tổng thống Barack Obama.
Tổng thống Obama không được Thượng viện Mỹ trao quyền xúc tiến thương mại - Ảnh: Reuters
Thượng viện Mỹ ngày 12.5 đã đưa dự luật nhằm trao quyền đàm phán nhanh hay quyền xúc tiến thương mại (TPA) về tự do thương mại cho Tổng thống Barack Obama ra bỏ phiếu. Với kết quả 52 phiếu thuận và 41 phiếu chống, dự luật này đã không được thông qua do điều kiện phải có ít nhất 60 phiếu thuận, theo The Wall Street Journal (Mỹ).
Điều đáng nói là trong số 42 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, chỉ có duy nhất thượng nghị sĩ Tom Carper ủng hộ dự luật này, 41 thượng nghị sĩ còn lại đều bỏ phiếu chống. Điều này khiến báo giới đặt ra thêm vấn đề về quan hệ giữa Tổng thống Obama và đảng Dân chủ của ông.
Nhiều nhà lập pháp đảng Dân chủ và giới công đoàn phản đối vì cho rằng TPP sẽ gây bất lợi cho người lao động và mang lại nhiều tác động về môi trường.
Đạt được TPP với 11 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương (gồm Canada, Úc, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Việt Nam, Singapore, Peru, New Zealand, Chile và Brunei) là một trong những mục tiêu mà ông Obama mong muốn thực hiện trong thời gian nhiệm kỳ làm tổng thống còn lại của mình. Tổng thống Mỹ đang cố gắng thúc đẩy quá trình đàm phán hiệp định này, trong đó có quyền đàm phán nhanh TPA.
Nếu được trao TPA, Tổng thống Obama sẽ có toàn quyền đàm phán và thỏa thuận các điều khoản của TPP, tiến tới hoàn tất văn bản của hiệp định này. Lúc đó, Quốc hội Mỹ chỉ có thẩm quyền phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hiệp định TPP mà không có quyền sửa chữa, điều chỉnh các điều khoản đó.
Trong khi đó, nếu không có TPA, chính quyền Obama sẽ rất khó để hoàn tất việc mở rộng thỏa thuận thương mại với các đối tác TPP, theo Reuters.
Chính vì sự quan trọng của TPA, ngay sau khi kết quả bỏ phiếu của Thượng viện Mỹ gây bất lợi cho mình, Tổng thống Barack Obama đã có cuộc họp với 10 thượng nghị sĩ đảng Dân chủ để bàn về dự luật TPA nói trên.
The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết trong cuộc gặp, Tổng thống Obama đã khẳng định việc TPA được thông qua là một bước rất quan trọng để có thể hoàn thành TPP, thỏa thuận thương mại tiến bộ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Mặc dù phiên bỏ phiếu ngày 12.5 đã gây bất lợi cho chính quyền của Tổng thống Obama, nhưng đây chưa phải là quyết định cuối cùng. Bởi lẽ không phải tất cả phiếu chống đều phản đối toàn bộ dự luật hay hiệp định thương mại. Một số thượng nghị sĩ đã đề xuất việc bỏ phiếu riêng về vấn đề kiểm soát tiền tệ, sau đó mở rộng thảo luận về TPA.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Obama bị thượng viện từ chối cấp quyền đàm phán nhanh TPP Thượng viện Mỹ hôm qua bỏ phiếu với kết quả chưa đủ số phiếu đồng ý cần thiết để quốc hội nước này xem xét cấp quyền xúc tiến thương mại cho Tổng thống Barack Obama, giúp tăng tốc hoàn thành một thỏa thuận lớn với châu Á. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters. Cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện kết thúc...