Thượng viện Mỹ công bố dự luật an ninh trị giá 118 tỷ USD
Thượng viện Mỹ ngày 4/2 đã công bố văn bản dự luật an ninh trị giá 118 tỷ USD, bao gồm việc tăng cường bảo vệ biên giới, viện trợ cho Ukraine và Israel.
Tàu khu trục gắn tên lửa dẫn đường USS Carney của Mỹ đánh chặn tên lửa và thiết bị không người lái của lực lượng Houthi trên Biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự luật được công bố sau nhiều tháng đàm phán, tuy nhiên, triển vọng được ban hành thành luật chưa chắc chắn, trong bối cảnh các nhân vật theo đường lối cứng rắn của đảng Cộng hòa, trong đó có ứng cử viên Tổng thống Donald Trump, phản đối.
Dự luật bao gồm các khoản chi 20,23 tỷ USD cho an ninh biên giới, 60,06 tỷ USD hỗ trợ Ukraine; 14,1 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Israel; 2,44 tỷ USD cho Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) và cuộc xung đột ở Biển Đỏ; 4,83 tỷ USD để hỗ trợ các đối tác của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ngoài ra, dự luật cũng bao gồm 10 tỷ USD cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho dân thường tại Dải Gaza, khu vực Bờ Tây và Ukraine.
Cuộc bỏ phiếu đầu tiên về dự luật tại Thượng viện Mỹ dự kiến sẽ diễn ra muộn nhất vào ngày 7/2. Tuy nhiên, hiện chưa rõ dự luật có được 60 phiếu ủng hộ cần thiết để được thông qua trong cuộc bỏ phiếu này hay không.
Hồi tháng 10/2023, Tổng thống Joe Biden đã đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua việc bổ sung tài trợ cho Ukraine và Israel. Tuy nhiên, các nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện yêu cầu tăng cường an ninh biên giới đối phó với làn sóng người nhập cư bất hợp pháp – vấn đề ưu tiên hàng đầu của phe Cộng hòa – để đối lấy việc chấp thuận đề nghị trên của Tổng thống Biden.
Video đang HOT
Các Thượng nghị sĩ Mỹ đã đàm phán trong nhiều tháng qua để đi đến thỏa thuận.
Theo Thượng nghị sĩ độc lập Mỹ Kyrsten Sinema, dự luật nói trên sẽ giúp bảo vệ biên giới phía Nam nước Mỹ, trong đó có việc yêu cầu Bộ An ninh Nội địa đóng cửa biên giới nếu có trung bình hơn 5.000 lượt người tìm cách vượt biên nhập cư bất hợp pháp mỗi ngày trong vòng 7 ngày.
Trong khi đó, Tổng thống Biden tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ” thỏa thuận trên, nêu rõ: “Giờ đây chúng ta đã đạt được một thỏa thuận lưỡng đảng về an ninh quốc gia bao gồm những cải cách biên giới cứng rắn nhất và công bằng nhất trong nhiều thập kỳ qua”. Ông Biden cũng kêu gọi các nghị sĩ Cộng hòa tại Hạ viện ủng hộ gói biện pháp này.
Mỹ tấn công 85 mục tiêu ở Iraq, Syria, khởi đầu cho màn đáp trả cuộc tập kích căn cứ
Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ngày 2/2 hôm cho biết nước này đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào 85 mục tiêu ở Iraq và Syria, "chống lại Lực lượng Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các nhóm dân quân trực thuộc".
Máy bay ném bom tầm xa B-1 là một trong những phương tiện được triển khai trong vụ không kích các mục tiêu ở Iraq, Syria. Ảnh minh hoạ: Không quân Mỹ
Dẫn lời 2 quan chức quốc phòng Mỹ, đài CNN đưa tin các mục tiêu nằm rải rác ở 7 địa điểm. Vụ đáp trả kéo dài 30 phút và chỉ được báo trước cho chính phủ Iraq, không được thông báo trước với Iran. Mỹ vẫn chưa nắm rõ số lượng các tay súng thương vong. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby khẳng định các cuộc tấn công đã thành công và đánh trúng mục tiêu.
Trong một tuyên bố vào chiều 2/2, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ nêu rõ: "Lực lượng quân sự đã tấn công hơn 85 mục tiêu, với nhiều máy bay, trong đó có máy bay ném bom tầm xa xuất phát từ Mỹ. Các cuộc không kích sử dụng hơn 125 quả đạn chính xác.
Các cơ sở bị tấn công bao gồm cơ sở chỉ huy và giám sát, các trung tâm tình báo, kho tên lửa, kho chứa máy bay không người lái cũng như các cơ sở chuỗi cung ứng hậu cần và đạn dược của các nhóm dân quân..."
Cũng theo một quan chức chính quyền cấp cao, Mỹ sẽ không tấn công bên trong Iran mà chỉ tập trung vào các mục tiêu bên ngoài đất nước. Việc tấn công vào bên trong Iran được đánh giá sẽ là một động thái khiến căng thẳng leo thang nghiêm trọng và các quan chức đều cho rằng một kịch bản như thế khó có thể xảy ra.
Ngay sau không kích đáp trả, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra một tuyên bố. "Chủ nhật vừa qua, 3 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng ở Jordan bởi cuộc tập kích bằng máy bay không người lái do các nhóm chiến binh được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hậu thuẫn phóng đi... Chiều nay, theo sự chỉ đạo của tôi, lực lượng quân sự Mỹ đã tấn công các mục tiêu tại Iraq và Syria mà IRGC và nhóm dân quân liên kết sử dụng để tấn công binh sĩ Mỹ. Chúng tôi sẽ bắt đầu đáp trả từ ngày hôm nay. Cuộc đáp trả này vẫn sẽ tiếp tục, theo thời gian và địa điểm chúng tôi chọn", nhà lãnh đạo Nhà Trắng cho biết ngày 2/2.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự lễ nhận thi thể 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở căn cứ Jordan. Ảnh: AFP
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh các cuộc tấn công của Mỹ ở Iraq và Syria trong ngày 2/2 chỉ là "phản ứng khởi đầu" của Washington.
Bộ trưởng Austin nói: "Chúng tôi không tìm kiếm xung đột ở Trung Đông hay bất kỳ nơi nào khác, nhưng Tổng thống và tôi sẽ không tha thứ cho các cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi hành động cần thiết để bảo vệ nước Mỹ, các lực lượng và lợi ích của chúng tôi".
Theo Trung tướng Douglas A. Sims - Giám đốc tác chiến của Bộ Tổng tham mưu liên quân, lựa chọn thời điểm tiến hành các cuộc tấn công vào ngày 2/2 nhằm vào các mục tiêu ở Iraq và Syria phù hợp với điều kiện thời tiết trong khu vực. Mỹ đang tìm cách tránh những tổn thất thương vong không cần thiết.
Theo ông Sims, lợi dụng độ che phủ của mây, Mỹ có thể hoạt động để đảm bảo bắn trúng chính xác tất cả các mục tiêu. Vị tướng này cũng tiết lộ máy bay ném bom B-1 của Không quân nằm trong số các máy bay Mỹ thực hiện cuộc không kích ở Iraq và Syria. Chiếc máy bay ném bom tầm xa này đã xuất phát thẳng từ Mỹ.
Trước đó, ngày 31/1, phát ngôn viên Kirby nói rằng nhóm Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq đã lên kế hoạch, cung cấp nguồn lực và tạo điều kiện thực hiện vụ tập kích căn cứ Mỹ ở Jordan Theo ông Kirby, Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq gồm nhiều nhóm, trong đó có Kata'ib Hezbollah.
Tuy nhiên, ông Kirby không chỉ đích danh Kata'ib Hezbollah, nói rằng đây không phải là nhóm duy nhất chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công vào các căn cứ của Mỹ trước đây.
Vụ tập kích căn cứ ở Jordan là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất trong số các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Mỹ ở Trung Đông kể từ ngày 7/10/2023 - ngày bùng phát cuộc chiến Hamas - Israel ở Gaza. Đây cũng là lần đầu tiên binh sĩ Mỹ thiệt mạng dưới hỏa lực trực tiếp ở Trung Đông kể từ ngày đó. Ngoài 3 lính thiệt mạng còn có hơn 40 lính Mỹ bị thương trong vụ ở Jordan.
Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ 4 tỷ USD cho Yemen Ngày 1/2, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi viện trợ 4 tỷ USD nhằm trợ giúp nhân đạo trong năm 2024 cho Yemen - quốc gia đang chịu sự tàn phá của cuộc xung đột kéo dài gần một thập kỷ. Lực lượng Houthi tuần hành phản đối các cuộc không kích của Mỹ và Israel tại thủ đô Sanaa (Yemen) ngày 22/1/2024....