Thường trực Ban Bí thư thăm trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư bày tỏ chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào trong trận lũ vừa qua.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Tây Nguyên, sáng 10/8, ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng và đoàn công tác đã đến thăm và tặng quà học sinh trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng, tỉnh Đắk Lắk.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại buổi làm việc.
Được thành lập năm 1976, trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng là một trường chuyên biệt với chức năng, nhiệm vụ nuôi và dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhằm tạo nguồn nhân lực, nguồn cán bộ cho địa phương tỉnh Đắk Lắk.
Trong suốt 43 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã khắc phục mọi khó khăn để khẳng định vị thế của mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Hiện nay nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và đối tượng học sinh; Cơ sở vật chất nhà trường từng bước tăng cường với 28 phòng học, thư viện, thiết bị thực hành đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Ông Trần Quốc Vượng trao học bổng cho các học sinh của trường.
Năm học 2018-2019, toàn trường có 545 học sinh; trong đó học sinh DTTS chiếm 95%. Hằng năm tỷ lệ tốt nghiệp THPT nằm trong tốp những trường có tỷ lệ đậu cao nhất của tỉnh; chỉ tính riêng 5 năm qua, tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT đạt 100%. Bên cạnh đó trường có nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp vùng và quốc gia…
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Quốc Vượng ghi nhận và chúc mừng những thành tích của thầy và trò trường THPT Dân tộc nội trú N’Trang Lơng đã đạt được trong những năm vừa qua, đồng thời khẳng định Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và tạo mọi điều kiện để ngành giáo dục nói chung và giáo dục vùng dân tộc thiểu số nói riêng phát triển.
Chia sẻ những khó khăn của một số địa phương tại Đắk Lắk bị thiệt hại lớn bởi trận lụt trong những ngày vừa qua, ông Trần Quốc Vượng yêu cầu ngành giáo dục Đắk Lắk tạo mọi điều kiện để hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng lụt được đến trường trong năm học mới sắp tới với phương châm không để bất cứ điều gì cản trở việc đến trường của các em học sinh.
Quà của Thường trực Ban Bí thư dành cho trường.
Thường trực Ban Bí thư nêu rõ: “Nhiệm vụ học tập giáo dục luôn luôn được Đảng quan tâm, nhất là giáo dục đối với con em đồng bào dân tộc. Đảng, Nhà nước không những đề ra nhiều chủ trương về giáo dục, đồng thời đầu tư nhiều cho giáo dục, vì đây là cái gốc của sự phát triển. Chúng ta đang chuẩn bị cho năm học mới với một tinh thần đổi mới theo Nghị quyết của Đảng, đề nghị ngành giáo dục của Đắk Lắk cũng phải đổi mới để từ ở các vùng xa xôi cho đến thành phố Buôn Ma Thuột phải là điểm sáng của giáo dục, của vùng Tây Nguyên. Gần đến ngày khai giảng rồi, vừa rồi xảy ra lụt lội, gây thiệt hại cho dân cũng ảnh hưởng khó khăn cho các cháu đến trường”.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư bày tỏ chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào trong trận lũ vừa qua; mong muốn lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk tiếp tục quan tâm để khắc phục khó khăn đời sống cho đồng bào, tập trung để đến ngày khai giảng tất cả các cháu ở các trường ở tỉnh Đắk Lắk đều đến trường học; Ngành giáo dục tỉnh Đắk Lắk nói chung, trường Dân tộc nội trú N’Trang Lơng nói riêng trong năm học mới với một khí thế mới sẽ đạt kết quả nhiều hơn nữa, xứng đáng với niềm tin của nhân dân trong tỉnh.
Nhân dịp này, ông Trần Quốc Vượng đã tặng cho trường N’Trang Lơng 3 bộ máy vi tính, ti vi và 100 triệu đồng. Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk tặng 20 suất học bổng cho 20 em học sinh nghèo vượt khó học giỏi, mỗi suất học bổng trị giá 1 triệu đồng./.
Theo VOV
Dự án 'Mở đường đến tương lai': Nguồn đào tạo đội ngũ nữ trí thức trẻ dân tộc thiểu số cho vùng sâu, vùng xa
Với cách làm sáng tạo, thời gian qua, Quỹ học bổng Vừ A Dính đi đầu trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, học sinh người dân tộc ở các vùng xa xôi, hẻo lánh.
Trong đó, "Mở đường đến tương lai" là một trong 4 dự án lớn của Quỹ học bổng Vừ A Dính, dành riêng cho nữ sinh dân tộc thiểu số. Mục tiêu của dự án nhằm tạo điều kiện tối đa để các nữ sinh thoát khỏi cảnh nghèo khó, phát triển tiềm năng, trở thành đội ngũ cán bộ nữ tương lai cho vùng miền núi khó khăn.
Quỹ làm thay đổi cuộc đời các em
Ban Điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính thông tin về hoạt động của Quỹ. Ảnh: Xuân Dự/TTXVN
Quỹ học bổng Vừ A Dính được thành lập năm 1999, mang tên Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Vừ A Dính. Sau 20 năm hoạt động, Quỹ đã trao trên 80.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có tinh thần hiếu học, rèn luyện tốt.
Bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính cho biết, dự án "Mở đường đến tương lai" do Quỹ học bổng Vừ A Dính phối hợp với Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) cấp học bổng 7 năm học (3 năm Trung học Phổ thông và 4 năm Đại học) cho 100 nữ sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích học tập tốt. Tổng giá trị học bổng dành cho mỗi nữ sinh lên đến hơn 220 triệu đồng.
Theo bà Trương Mỹ Hoa, từ những nữ sinh rụt rè, nhút nhát ngày nào, các em nay đều đã trưởng thành, bản lĩnh, trình độ nhận thức xã hội được nâng cao. Các em đã có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và sự nghiệp sau này. Dù mỗi em có ước mơ và định hướng phát triển riêng nhưng hầu hết các nữ sinh có nguyện vọng trở về đóng góp cho sự phát triển của dân tộc mình.
Từ năm 2010 đến nay, dự án đã tài trợ cho 96 nữ sinh, trong đó 46 em của giai đoạn 1 (2009-2010) đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng (62% có việc làm). Đặc biệt, em Lý Ngọc Huệ (dân tộc Hoa, Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên Đại học Nông Lâm) tốt nghiệp loại xuất sắc. Hai em Mã Thị Chanh, Hoàng Thị Tâm (dân tộc Nùng, tỉnh Lạng Sơn) vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Giai đoạn 2 (2017-2024), dự án hỗ trợ 50 nữ sinh của 23 dân tộc thiểu số từ 26 tỉnh, hầu hết đạt học lực giỏi, khá trong năm học 2018-2019. Nổi bật là em Tô Thị Như Ý (dân tộc Khmer, Sóc Trăng) đạt điểm trung bình 9.0 và giải Nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học. Em Nguyễn Thị Mùi (dân tộc Tày, Thái Nguyên) đạt học sinh giỏi và giải Nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Em B Nước Thị Diễm (dân tộc Cơ Tu, Quảng Nam) đoạt Huy chương Bạc Olympic tiếng Anh cấp tỉnh.
Nữ sinh Nguyễn Thị Mùi (dân tộc Tày, Thái Nguyên) chia sẻ, gia đình em có 5 người, cuộc sống rất khó khăn. Khi học hết lớp 9, Mùi được cô giáo giới thiệu tham gia phỏng vấn nhận hoc bông Vư A Dinh. Em là một trong 50 nữ sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn may mắn được nhận học bổng này. Năm học vừa qua, học kỳ I, em đạt loại khá. Định hướng nghề tương lai, Mùi cho hay sẽ nỗ lực học giỏi tiếng Anh để đi du học, sau này trở về đóng góp cho quê hương.
Em B Nước Thị Diễm (dân tộc Cơ Tu, Quảng Nam) cho biết, sinh ra va lơn lên trong môt gia đinh co bôn thanh viên, hoàn cảnh rất khó khăn. Do vậy, em đã nỗ lực vươn lên, học giỏi nhiều năm liền và đoạt các giải thưởng do Trường Trung học Cơ sở dân tộc nội trú huyện Nam Giang tổ chức. Đến năm hoc lơp 9, nhờ sư quan tâm sâu săc cua thây cô giao và thành tích học tập tốt, em được nhà trường giới thiệu đăng ký nhân hoc bông Vư A Dinh. Đây la vinh dự, niêm tư hao cua em và gia đinh. Nhờ có học bổng, em được tiếp tục đến trường, không phải bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình và thoát được hủ tục tảo hôn của người Cơ tu, em Diễm cho hay.
Những "quả ngọt"
Vàng Thị Hơn, người dân tộc La Chí (Hà Giang) khám bệnh cho đồng bào tại bệnh viện huyện Xín Mần (Hà Giang). Ảnh: TTXVN phát
Nữ sinh Vàng Thị Hơn, người La Chí (Hà Giang) cho biết, em sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xín Mần, huyện nghèo của tỉnh Hà Giang. Đối mặt với nguy cơ bỏ học cao, Vàng Thị Hơn may mắn nhận được giấy báo trúng tuyển vào Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hà Giang vào tháng 8/2009. Đến tháng 5/2010, em tiếp tục được nhận hỗ trợ từ Quỹ học bổng Vừ A Dính. Nhờ đó, Vàng Thị Hơn đã tốt nghiệp Trường cao đẳng Y tế Phú Thọ loại giỏi và trở về công tác trong ngành y tế địa phương từ năm 2017.
Vàng Thị Hơn chia sẻ, dù có nhiều điều kiện để làm việc tại các thành phố lớn, nhưng em quyết định trở về công tác ở địa phương để chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ, người dân.
Em Palăng Thị Hải Yến, dân tộc Cơ Tu (Quảng Nam) lớn lên trong một gia đình nghèo ở huyện miền núi Tây Giang. Từ khi nhận được học bổng Vừ A Dính, Hải Yến yên tâm học tập và tốt nghiệp Đại học Huế, ngành Luật kinh tế. Hiện nay, Hải Yến đã trở về làm việc tại phòng Kinh tế hạ tầng huyện Tây Giang.
Đánh giá về hiệu quả dự án "Mở đường đến tương lai", nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cho biết, dự án đã đi vào chiều sâu, mang lại kết quả, hiệu ứng tốt. Nhiều nữ sinh dân tộc thiểu số tham gia dự án ở giai đoạn I đến nay đã trở thành những nữ trí thức trẻ, có năng lực vững vàng, trở về giúp đỡ bản làng và dân tộc mình ngày càng phát triển hơn. Hội Phụ nữ các cấp rất cần những cán bộ nữ là người dân tộc thiểu số. Đây chính là nguồn lực mà Hội có thể sử dụng được.
Theo bà Trương Mỹ Hoa, trong giai đoạn ưu tiên thực hiện bình đẳng giới, dự án mang lại kết quả cụ thể, đồng thời, đây cũng chính là nguồn đào tạo lực lượng trí thức trẻ người dân tộc là phụ nữ cho các vùng xa xôi, hẻo lánh. Đặc biệt, dự án đã giúp khoảng 50% nữ sinh dân tộc thoát khỏi hủ tục tảo hôn, có nguy cơ bỏ học giữa chừng đi lấy chồng sớm.
Hoàng Hải
Theo TTXVN
NXB Giáo dục Việt Nam: Không để thiếu SGK Thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) luôn đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời SGK đến tất cả các địa phương trên các vùng miền cả nước, đảm bảo phát hành đồng bộ và bán đúng giá bìa. Phụ huynh chọn mua SGK trong cửa hàng của hệ thống phát hành của...