Thưởng thức siêu phẩm DOTA 2: Tuyệt vời và dễ dàng
Xem trực tiếp trong DOTA 2
Nếu nhược điểm của DotA 1(chạy trên nền Warcraft III với hai slot Obs cho mỗi game đấu) làm cho việc được ngồi vào xem là một chuyện gần như không thể đối với khán giả thì sang DOTA 2 mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn có thể xem trực tiếp các giải đấu đỉnh cao trên thế giới với phần bình luận của các BLV tích hợp luôn trong game (nếu trận đấu được tường thuật). Hoặc khi mệt mỏi sau những màn đấu trí căng thẳng, bạn có thể thư giãn ngồi nhìn bạn bè, người quen của mình hay những người xa lạ nào đó chơi bằng cách “Watch” game của họ. Tất nhiên, khi xem thế này thì trận đấu đã được “làm trễ” đi hai phút để tránh gian lận, nhưng việc này không ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của người xem.
Luôn có hàng loạt giải đấu hấp dẫn chờ đợi khán giả.
Cũng cần nói thêm rằng việc “delay 2 phút” chỉ xảy ra đối với khán giả bình thường khi theo dõi giải đấu. Còn với các bình luận viên chuyên nghiệp khi được ngồi trong “lobby” của game họ sẽ có cùng thời gian thực với game thủ. Tương tự như vậy nếu người chơi xem game của bạn bè họ và được ngồi trong lobby.
Tuy nhiên DOTA 2 vẫn còn những ưu điểm khác thể hiện khả năng tương tác thông minh và đầy tính cộng đồng. Khi xem các trận đấu bạn có thể chat với khán giả khác, click vào tên player để nhìn qua profile của họ (những game nào họ chơi, hero họ thích …) hoặc thấy được cả cách tăng skill. Điều này sẽ giúp bạn học hỏi được từ những player giỏi. Đặc biệt hơn, khi thấy thích một người chơi nào đó, bạn có thể kết bạn với họ, mời họ chơi cùng.
Theo dõi giải đấu kèm bình luận ngay trong game thật dễ dàng.
Xem trực tiếp trên kênh stream của các bình luận viên
Video đang HOT
Hiện nay có rất nhiều bình luận viên nổi tiếng trên thế giới. Chính nhờ họ mà các trận đấu trở nên nhiều màu sắc hơn, hấp dẫn hơn. Những lời bình luận, nhận xét sắc sảo của họ giúp khán giả hiểu được các chiến thuật, lối chơi, cách di chuyển, cách lên item… Từ đó người khán giả không chỉ đơn thuần là xem một trận đấu, mà là như đang xem một “bài học DOTA 2″, nơi họ vỡ ra nhiều điều hay và kinh nghiệm cho bản thân mình.
Có thể liệt kê các bình luận viên nước ngoài được yêu thích như Tobi, V1lat… Riêng ở Việt Nam chúng ta, bước đầu đã có các bình luận viên nhiệt tình đang dần theo hướng chuyên nghiệp như đội ngũ của Dota-2.vn, bình luận viên Pewpew của IGNVN. Những giải đấu nóng sốt đang diễn ra đều được họ tường thuật đầy đủ với một bầu không khí vui vẻ đậm chất “DOTA Việt Nam”.
Jay-Pewpew là hai BLV Việt được yêu thích hiện nay.
Xem lại thông qua replay
Có một câu hỏi sẽ được đặt ra: nếu bạn không có thời gian xem trực tiếp thì thế nào? Đừng lo! Các trận đấu đều được hệ thống lưu giữ lại dưới dạng replay. Bạn có thể chọn một game đã đánh xong ngay trong DOTA 2, nhấn Download và “rung đùi” chờ game load xong để xem. Một điểm khá thú vị là bạn có thể tham gia vào quá trình đánh giá một replay bằng cách nhấn “Like” or “Dislike” như Facebook vậy.
Xem và bình chọn cho replay trong DOTA 2.
Một phương pháp khác để thu thập replay là từ các website DOTA 2. Trong đó Dotabuff là một gợi ý tuyệt vời. Bởi không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp replay, trang web này còn thống kê rất nhiều chỉ số khác như hero, item, thắng thua, tỷ số giết, chết … của hàng triệu người chơi trên thế giới. Bạn có thể dễ dàng tra cứu thông tin của bản thân, bạn bè hay những gosu nổi tiếng một cách đơn giản bằng chức năng search. Điểm cộng rất lớn của DOTA 2 là ở đây: khi xem lại replay bạn vẫn hoàn toàn có thể thực hiện các hành động tương tác hệt như khi xem trực tiếp. Ví dụ “điều tra” thông tin người chơi khác, xem lại các game trước của họ, kết bạn, mời họ chơi (nếu có online)…
Hãy cùng xem qua tài khoản của siêu sao một thời của LGD, ZSMJ trên Dotabuff.com. Hiện nay anh đã chơi gần 500 game với cường độ khá lớn. Có lẽ anh đang tích cực tập luyện để trở về thi đấu chuyên nghiệp. Cơ hội để những người hâm mộ lại thấy sự tung hoành của huyền thoại “6 phút 1 item” đã không còn xa nữa.
ZSMJ đang “điên cuồng” tập luyện Luna cho ngày trở về?
Xem lại thông qua các VODs
Đây chính là các videoclip từ những trận đấu được quay lại với chất lượng cao, sau đó đưa lên các chuyên trang về DOTA 2 hoặc kênh Youtube của những bình luận viên. Tuy chỉ là clip quay lại, thế nhưng khán giả vẫn có thể thưởng thức trận đấu một cách trọn vẹn và thư giãn như “xem phim” qua góc nhìn và bình luận của BLV. Hiện nay các trang như JoinDOTA hay Gosugamers là những nguồn VODs dồi dào, chất lượng.
Theo GameK
Ai là cha đẻ thật sự của DotA?
Defense of the Ancients (DotA) đã có một quá trình phát triển đáng kinh ngạc từ khi xuất hiện. Một game được nuôi nấng bởi cộng đồng, không được hỗ trợ chính thức lại khai sinh ra cả một dòng game mới "multiplayer online battle arena" (MOBA). Thành tựu đó có sự đóng góp rất lớn từ chính cộng đồng người chơi và từ những người trực tiếp xây dựng. Tuy nhiên, DotA đã qua tay nhiều "kiến trúc sư" khác nhau, nên có thể gây nhầm lẫn về người đầu tiên tạo ra nó. Mặt khác có những thông tin sai lệch, không chính xác về vấn đề này. Cho nên chúng tôi nghĩ một bài viết trả lời cho câu hỏi "Ai là cha đẻ thật sự của DotA?" là cần thiết. Bên cạnh đó chúng tôi cũng cung cấp thông tin về DotA 2, game có cùng người phát triển với DotA vào thời điểm hiện nay.
Lịch sử của DotA khởi nguồn từ hai tựa game nổi tiếng của hãng Blizzard: Warcraft III và StarCraft. Bắt đầu từ 2003, dựa trên công cụ "World Editor" cho phép chỉnh sửa, thay đổi thông số bản đồ ở Warcraft III kết hợp cùng ý tưởng từ màn chơi "Aeon of Strife" của Starcraft, một người có nickname Eul đã giới thiệu phiên bản đầu tiên của DotA. Cho đến khi Warcraft III nâng cấp lên The Frozone Throne, anh đã dừng phát triển nó.
Tên của Gậy lốc để tưởng nhớ Eul.
Kế thừa Eul, đã có nhiều người bắt tay vào chỉnh sửa map. Nổi tiếng trong số đó là map "DotA Allstars" của Steve Feak (Guinsoo). Anh đã thêm vào hệ thống recipe ( công thức của item) và con trùm Roshan dựa theo tên quả bóng bowling của mình. Không ai phủ nhận được những đóng góp lớn mà Guinsoo đem lại cho map.
Và Gậy hóa cừu để tưởng nhớ Guinsoo.
Đến 2005, Guinsoo trao lại quyền phát triển map cho IceFrog. Con người bí ẩn "Ếch Băng" đã xây dựng map DotA cho đến tận hôm nay. Anh đã đưa DotA vươn lên thành một môn eSport đỉnh cao của thế giới. Hiện tại IceFrog cũng đang thực hiện dự án DotA 2 (thuộc hãng Valve)- sản phẩm kế thừa hoàn hảo cái thần, cái hồn của DotA. Quan trọng nhất đó là tính thể thao, "tinh thần Olympic" của game. Mọi người chơi đều bình đẳng như nhau, được chọn tất cả hero như nhau, có cùng một xuất phát điểm như nhau bất kể khi chơi public hay thi đấu. Việc bán vật phẩm trong game là để làm đẹp cho hero và thỏa mãn nhu cầu thị giác, sưu tập của game thủ. Không có bất cứ một vật phẩm hay tiền bạc nào có thể can thiệp đến thông số của game, gây mất cân bằng.
Đây là những hero nào của DotA nhỉ?
Nhìn lại con đường đáng tự hào mà DotA đã đi qua, cộng đồng tri ân những người đã tham gia xây dựng nó. Đặc biệt là ba kiến trúc sư Eul, Guinsoo, IceFrog đã tạo nên một công trình tuyệt vời. So sánh xem ai là người có công lao lớn hơn là một việc làm vô nghĩa và không công bằng. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng cha đẻ của DotA chính là Eul. Hãy trả danh hiệu này về cho chủ nhân thật sự của nó.
Theo GameK
League of Legends bất ngờ bị loại khỏi WCG 2012 Theo thông tin chính thức từ ban tổ chức World Cyber Games, vòng chung kết thế giới Grand Final 2012 sẽ diễn ra tại thành phố Côn Sơn (Trung Quốc) từ ngày 29/11 đến 2/12 (giờ GMT 8). Giải năm nay có năm bộ môn thi đấu chính thức và bốn bộ môn khuyến khích. Riêng ở thể loại MOBA đang phát triển...