Thưởng thức Mochi – Chiếc bánh truyền thống tuyệt vời của Nhật Bản
Bánh Mochi được làm từ gạo. Theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ nên đây được coi như một loại bánh may mắn.
Thưởng thức Mochi – Thưởng thức văn hoá truyền thống Nhật Bản.
Chỉ với nguyên liệu chính là gạo Mochi, người Nhật đã khéo léo kết hợp, sáng tạo ra vô vàn loại bánh Mochi với nhiều hương vị và màu sắc.
Bánh Mochi hình chữ nhật xuất phát từ thời Edo đấy các bạn ạ!
Người Nhật gọi bánh Mochi hình chữ nhật là Kaku-Mochi. Nó ra đời tại kinh thành Edo vào thế kỉ 18, giữa thời Edo. Đây là chiếc bánh của tình làng nghĩa xóm. Lúc bấy giờ, dân số của kinh thành khá đông đúc, khoảng 1 triệu người. Họ sống tập trung tại những khu nhà dài, hẹp và gian bếp dùng làm nơi nấu nướng cho cả gia đình cũng có diện tích rất khiêm tốn. Mỗi khi làm bánh Mochi, các bà nội trợ thường rủ hàng xóm cùng làm. Công việc này diễn ra tại sân chung của khu nhà. Người góp nguyên liệu, người góp công sức… thế nên bánh Mochi sau khi làm xong, được cắt ra thành từng miếng nhỏ hình chữ nhật bằng nhau để phân chia đồng đều cho tất cả chứ không có hình dạng tròn như ta thường thấy.
Bánh Kaku-Mochi hình chữ nhật, đơn giản nhưng vẫn có hương vị đa dạng như các loại Mochi khác.
Kagami-Mochi là bánh để dâng lên thần linh – đây là lễ vật không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ trang trí bánh gạo Mochi ở hốc tường Toko-Noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Kagama-Mochi được tạo thành từ 2 chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Trên đỉnh của Kagami-Mochi được đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh. Ngày Tết, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ.
Bánh Kagami-Mochi, bánh Mochi dâng lên thần linh.
Hay ho nhất thì phải kể đến Hana-Mochi, đây là Mochi có dạng hoa anh đào. Những cành Hana-Mochi cũng được dùng để trưng bày ở hốc tường Toko-Noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ.
Video đang HOT
Hana-Mochi được tạo hình như những cành hoa rực rỡ sắc màu.
Và điều không tưởng là bánh Mochi còn là nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn truyền thống Nhật Bản nữa. Điển hình nhất là món canh Zoni. Đó là sự kết hợp của bánh Mochi, rau và thịt. Canh Zoni là món ăn không thể thiếu trong các gia đình người Nhật vào dịp năm mới.
Canh Zoni có nguyên liệu chính từ Mochi.
Thưởng thức Mochi là một cách thưởng thức hương vị truyền thống, đặc trưng của Nhật Bản. Nền ẩm thực của đất nước mặt trời mọc luôn được xem là sự tinh túy với những món ăn được đầu tư cả về hương vị lẫn phong cách trình bày. Và Mochi hội tụ tất cả những điều đó. Nếu có cơ hội, hãy thử thưởng thức món bánh tuyệt vời này nhé!
Theo MASK
[Chế biến] - Bánh mochi vị tiramisu
Những chiếc bánh Mochi Nhật trong các siêu thị thật lung linh bên trong tủ kính, và bạn cứ thắc mắc không biết làm cách nào để chiếc bánh vừa xinh vừa ngon như vậy. Với công thức dưới đây bạn có thể thực hiện tại nhà vào những ngày rảnh rỗi.
Bánh Nhật có sự tinh tế trong hương vị, cách trang trí và trình bày. Mochi cream là một dạng bánh bột nếp của Nhật với nhân kem bên trong.
Với nhân kem chúng ta có thể phá cách với rất loại mùi và vị, nhưng khi kết hợp giữa 3 nền ẩm thực Nhật, Ý và Việt, chúng ta sẽ có lớp bột shiratama của Nhật nhưng lại có màu tím của lá cẩm Việt Nam lại mang âm hưởng của Ý với kem Tiramisu bên trong.
1. Nhân kem Tiramisu
Nhân kem Tiramisu có hai phần: kem và thạch cà phê.
1.1 Thạch cà phê
- 100 ml cà phê đậm đặc (có thể dùng cà phê pha phin hoặc cà phê đen dạng hòa tan)
- 30gr đường
- 4gr gelatine dạng bột.
Ngâm gelatine với 20gr nước rồi chưng cách thủy. Cho cà phê đặc và đường vào đun sôi. Sau đó, cho gelatine vào hỗn hợp cà phê, khuấy đều rồi cho vào khuôn, bỏ vào tủ lạnh cho hỗn hợp đông lại. Sau khoảng 2 - 3 giờ, lấy ra cắt thành từng viên vuông nhỏ cạnh khoảng 1 - 2 cm.
1.2 Kem Tiramisu
- 250gr mascapone (một dạng nguyên liệu giống phô mai, chuyên dùng cho Tiramisu)
- 150gr whipping cream (kem làm từ sữa bò, có độ béo cao)
- 50gr đường
- Rượu Khalúa (rượu cà phê) hoặc rượu rhum thêm cà phê đậm đặc.
Để mascapone ở nhiệt độ phòng cho mềm rồi dùng phới trộn bột (spatula) nghiền cho mềm.
Đánh bông whipping với đường đến khi nên hỗn hợp chóp mềm. Cho từ từ mascapone vào hỗn hợp whipping và đường. Trộn nhẹ tay và theo một chiều để hỗn hợp không bị tách nước.
Cho rượu vào hỗn hợp sau cùng. Lượng rượu tùy thuộc vào sở thích của mỗi người nhưng ko quá 2 muỗng canh.
Cho hỗn hợp sau cùng vào bao bắt bông kem, phun kem vào khuôn bán cầu (có thể mua khuôn bán cầu bằng silicone), ấn viên thạch cà phê vào, rồi phun tiếp cho đầy khuôn bán cầu.
Lưu ý vì một viên kem sẽ bao gồm 2 nửa bán cầu nên chúng ta sẽ làm số lượng bán cầu có thạch cà phê bằng với số lượng bán cầu không có thạch. Để sau khi ghép lại chúng ta có một viên kem hình tròn và có nhân thạch cà phê ở giữa.
Để viên kem trong tủ đá đến khi chuẩn bị xong phần nhân mới lấy kem ra tránh cho kem bị chảy nhão.
2. Phần vỏ bánh shiratama
Trong công thức này nên dùng bột shiratama là lọai bột nếp của Nhật vì chất lượng bột tốt có thể để lâu trong ngăn đá mà không bị chua hay cứng. Có thể mua bột này ở bất cứ siêu thị Nhật nào ở Sài Gòn và Hà Nội
- 120 gr bột shiratama
- Nước lá cẩm (lượng tương đối khoảng 100gr nước). Tuy nhiên khi trộn bột chúng ta sẽ cho từ từ lượng nước này vào để điều chỉnh cho phù hợp.
- Nước cốt lá cẩm có thể tự làm như sau: Mua lá cẩm tươi về rửa sạch rồi đun với nước xâm xấp. Đến khi hỗn hợp sôi sẽ có màu tím rất đậm, là có thể dùng được ngay. Nếu dùng không hết có thể cấp đông cho hỗn hợp nước cốt lá cẩm này. Khi cần chỉ cần rã đông là có thể dùng được.
- Bột bắp để áo bánh.
Cho bột shiratama vào tô chịu nhiệt, cho từ từ nước cốt lá cẩm vào tô bột, dùng phới trộn cho hỗn hợp vừa hòa quyện và không nhão, có thể ko sử dụng hết lượng nước trong công thức. Sau đó, bọc tô bột bằng màng bọc thực phẩm và cho vào lò vi sóng quay trong vòng 1 phút, rồi lấy ra trộn tiếp cho hỗn hợp chín đều. Tiếp tục quay từ 30 giây đến 1 phút đến khi thấy bột trở trong hoàn toàn là chín. Lập tức chuyển bột ra khay đã áo bột bắp, chia bột thành 8 phần bằng nhau, phủ màng bao thực phẩm và để bột bớt nóng.
Sau đó lấy từng viên bột, dùng tay xé dọc viên bột ra để tạo lớp mịn màng cho bột, trong khi xé bột lưu ý nhớ áo bột bắp. Dùng tay miết miếng bột rộng ra theo hình tròn. Lấy một viên kem đặt chính giữa rồi túm bột lại.
Có thể dùng ngay hoặc bọc màng bao thực phẩm trữ đông trong ngăn đá tủ lạnh.
Theo TNO
[Chế biến] - Thịt chiên giòn chấm sốt Tonkatsu kiểu Nhật Chỉ cần mua vài nguyên liệu trong cửa hàng bán đồ Nhật là bạn sẽ làm được món nước sốt ngon tuyệt để chấm với thịt chiên giòn. Nguyên liệu: - 400g thịt lợn nạc - 6 lát bánh mỳ gối - 2 quả trứng - 2 thìa canh bột mỳ - 1 thìa canh xì dầu - 2/3 thìa canh nước sốt...