Thưởng thức dâu tây Hàn Quốc ngay tại vườn ở Việt Nam
Không phải đến Hàn Quốc, cũng chẳng cần phải nhập khẩu loại trái cây này, bây giờ muốn hái dâu tây Hàn Quốc và thưởng thức tại vườn, người dân chỉ cần lên vùng Đa Nhim, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng).
Bí quyết là chọn giống tốt
Trong một lần tới Đà Lạt du lịch, ông Son Sang-hyeon (41 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc), nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt thật lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có dâu tây. Ở Hàn Quốc, cây dâu tây phát triển rất rộng rãi, được người tiêu dùng ưu chuộng. Tuy nhiên, Hàn Quốc chỉ sản xuất được dâu tây vào mùa đông vì mùa hè nắng nóng, trong khi đó, khu vực Đà Lạt có thể trồng dâu tây quanh năm. Bằng các mối quan hệ của mình, năm 2014, ông Son Sang-hyeon đã thuê được gần 7ha đất tại vùng Đa Nhim, huyện Lạc Dương.
Ông Son Sang-hyeon bên nông trại dâu tây Hàn Quốc của gia đình mình. Ảnh: D.H
Bấy giờ, ở Đà Lạt đã có rất nhiều nhà vườn trồng dâu tây với đủ các giống như: Dâu tây giống mỹ hương, mỹ đá truyền thống, dâu tây Pháp, dâu tây Nhật, dâu tây New Zealand… nhưng ông Son Sang-hyeon vẫn mê giống dâu tây của quê hương mình. Ông cho biết, trước khi nhập giống dâu tây từ Hàn Quốc về Đa Nhim, ông đã tham khảo rất nhiều loại giống đang được trồng ở Đà Lạt. “Tất cả đều thơm ngon, mỗi loại có những đặc trưng và thế mạnh riêng, nhưng tôi vẫn thấy thiếu vị đậm đà như dâu tây ở bên Hàn Quốc. Tôi quyết định nhập giống về trồng” – ông Son chia sẻ.
Video đang HOT
Hiện ông Son Sang-hyeon có 5.000m2 nhà kính trồng dâu đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi ngày cho sản lượng 40kg, giá bán 300.000 đồng/kg. Tuy mới cho thu hoạch vài tháng nay nhưng nhiều đầu mối tiêu thụ từ Đà Lạt, TP.HCM, Hà Nội… đã tìm đến trang trại đặt hàng với số lượng lớn.
Ông Son Sang-hyeon còn cho biết, muốn tạo được sự khác biệt về chất lượng thì việc chọn giống rất quan trọng. Những giống dâu tây cấy mô ông nhập từ Hàn Quốc qua Đa Nhim đều có bản quyền và được các cơ quan chức năng Việt Nam kiểm dịch.
Sau khi nhập giống, ông Son thuê 4 cử công nhân và kỹ sư chuyên ngành nông nghiệp, trong đó có 2 kỹ sư từng được tu nghiệp tại Israel, phụ trách công tác nhân giống nuôi cấy mô, khảo sát quy trình sinh trưởng của cây, xử lý các tác nhân gây bệnh. Hiện ông Son đang tiến hành đăng ký bản quyền cho những giống dâu này.
Vừa ra mắt đã hút hàng
Để dâu tây Hàn Quốc phát triển một cách tốt nhất, ông Son lắp đặt nhà kính với các thiết bị hiện đại, được nhập từ Hàn Quốc. Chi phí lên tới 700 triệu đồng cho 1.000m2, nhà kính có hệ thống cảm ứng ghi nhận nhiệt độ, độ ẩm… Nếu nhiệt độ tăng cao, hệ thống quạt gió tự động quay thì lưới che mát sẽ bung ra, hệ thống tưới phun sương hoạt động để làm mát. Phân bón được bón qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Nền đất đều được trải lớp bạt sạch bóng…
Nhờ được sinh trưởng trong môi trường phù hợp, dâu tây Hàn Quốc của ông Son phát triển rất nhanh. Hiện ông có 5.000m2 nhà kính trồng dâu đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi ngày cho sản lượng 40kg, giá bán 300.000 đồng/kg. Tuy mới cho thu hoạch vài tháng nay nhưng nhiều đầu mối tiêu thụ từ Đà Lạt, TP.HCM, Hà Nội… đã tìm đến trang trại đặt hàng với số lượng lớn.
Tại trang trại của ông Son có quy định bắt buộc: Khi vào trang trại mọi người đều phải mặc bảo hộ lao động. Cứ vài ngày công nhân lại xách nước lau chùi sàn của vườn dâu được trải bằng bạt nhựa xanh. Nhờ đó, trang trại đáp ứng tiêu chí sản phẩm sạch, an toàn.
Chị Phùng Thị Thu Hương – Tổng Giám đốc Công ty Green Path (Hà Nội), cho biết chị từng đến thăm nhiều vườn dâu và mua dâu Đà Lạt ra Hà Nội tiêu thụ, thấy dâu của trang trại ông Son Sang-hyeon thơm hơn, trái bóng đẹp và ăn ngọt hơn dâu các trang trại khác.
Ông Son vừa đón nhận tin vui khi vườn dâu công nghệ Hàn Quốc đã được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận VietGAP.
Theo Danviet
Thảo dược "thế chân" kháng sinh trong chăn nuôi
Trong khi nhiều địa phương đang loay hoay với việc ngăn chặn sử dụng kháng sinh cấm trong chăn nuôi thì tại Đồng Nai, hàng trăm hộ nông dân đang tiên phong sử dụng các thảo dược thay thế kháng sinh để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.
Trong khi nhiều địa phương đang loay hoay với việc ngăn chặn sử dụng kháng sinh cấm trong chăn nuôi thì tại Đồng Nai, hàng trăm hộ nông dân đang tiên phong sử dụng các thảo dược thay thế kháng sinh để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn Kim Đoán - Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, đơn vị này đang cùng các hội viên tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề để nhân rộng mô hình sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để thay thế kháng sinh cấm trong chăn nuôi, hạn chế tình trạng tồn dư chất cấm trong sản phẩm khi xuất chuồng. "Các chế phẩm sinh học hay việc sử dụng men vi sinh... bắt đầu phổ biến trong chăn nuôi ở Đồng Nai. Đây là giải pháp thay thế hiệu quả cho kháng sinh cấm, vừa an toàn cho vật nuôi, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm" - ông Đoán nhận định.
Trại chăn nuôi sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh... giúp vật nuôi khỏe mạnh, tăng trưởng tốt. Ảnh: K.H
Thạc sĩ Võ Văn Ninh - nguyên giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) cũng đồng ý rằng, người chăn nuôi có thể dùng các loại thảo dược như tỏi, nghệ, vàng đắng... để thay thế một số loại kháng sinh trong việc ức chế vi khuẩn có hại. Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, các chế phẩm từ tỏi, nghệ, gừng... giúp vật nuôi tăng khả năng hấp thụ thức ăn, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu tốn, giúp nông dân đề phòng dịch bệnh, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chăn nuôi bền vững.
Còn theo PGS-TS Lã Văn Kính, việc xây dựng các mô hình chăn nuôi "không kháng sinh cấm" không quá khó. Trước hết, người chăn nuôi cần áp dụng biện pháp an toàn sinh học, như sắp xếp lại chuồng trại, quản lý chặt chẽ người và gia súc ra vào. Thường xuyên vệ sinh sát trùng trang trại, các phương tiện vận chuyển và vật dụng chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài.
Đầu năm nay, Bộ NNPTNT cũng đã chính thức công nhận 2 giải pháp kỹ thuật của Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ với mục tiêu thay thế kháng sinh, gồm giải pháp sử dụng probiotic thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi và giải pháp sử dụng chế phẩm thảo dược có nguồn gốc bản địa trong thức ăn chăn nuôi để sản xuất thịt heo an toàn. Các giải pháp này cũng đang được áp dụng tại nhiều vùng chăn nuôi các tỉnh Đông Nam Bộ và cho hiệu quả khả quan.
Theo Danviet