Thưởng Tết: Trường vài triệu, trường chỉ nửa cân cá khô
Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về mức thưởng của các trường học trên cùng một địa bàn?
Nhiều trường “ăn dè, hà tiện” để dành thưởng TếtMua chịu bánh, kẹo “thưởng” tết cho giáo viên”Phần quà Tết là những bó rau, ít măng rừng và một vài cây bánh tét”
LTS: Tiếp tục thông tin về chuyện thưởng Tết, với tư cách là một giáo viên, cô Đỗ Quyên lý giải chuyện trong ngành giáo dục cùng một một địa phương mà có trường thưởng vài triệu, có trường giáo viên chỉ được gói bột ngọt.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết.
Hàng năm, cứ vào mỗi dịp Tết, câu chuyện được nhiều người nhắc đến nhất vẫn là tiền thưởng cuối năm hay lương tháng 13. Thông tin về doanh nghiệp này, xí nghiệp kia người lao động được thưởng Tết mấy chục triệu đồng luôn được đưa ra bàn tán rôm rả. Nhiều giáo viên ngậm ngùi và ước ao…
Hết chuyện “người” quay sang chuyện mình như trường A, trường X giáo viên cũng được nhận vài ba triệu đồng. Cũng trong một địa phương nhưng có trường thầy cô chỉ nhận được vài món quà an ủi lấy vui.
Từ thực tế đó, đã xảy ra sự so sánh, phân bì giữa các trường học với nhau, rồi sự nghi kị về việc quản lý quỹ của Hiệu trưởng trường này so với trường khác…đã gây nên một luồng dư luận không tốt.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch về mức thưởng của các trường học trên cùng một địa bàn như thế?
Thưởng Tết: Trường thưởng vài triệu, trường chỉ gói bột ngọt (Ảnh: vnexpress.net)
Tiền thưởng Tết của giáo viên lấy từ đâu ra? Tất cả chỉ có quỹ lương. Hàng năm, ngân sách nhà nước rót về cho các trường học một khoản tiền để chi cho các hoạt động giáo dục.
Nếu trong năm, trường học nào chi hết tiền hoạt động đồng nghĩa với việc giáo viên không còn tiền thưởng cuối năm. Trường nào chi còn dư, khoản này sẽ được chia đều cho giáo viên trong trường gọi là lương tháng 13.
Video đang HOT
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT nhiều lần đã nhắc nhở “Hiệu trưởng các trường học cần khéo chi tiêu để cuối năm giáo viên trong trường có chút tiền thưởng vui với thiên hạ”.
Những trường học có mức thưởng tết cao thường từ một triệu đến vài ba triệu đồng. Bên cạnh đó, có trường học chỉ thưởng cho giáo viên nửa cân cá khô hay gói đường, bột ngọt cho đỡ tủi thân. Trường thưởng cao, đã sử dụng bí quyết gì?
Đã có không ít trường “khéo” bằng cách tổ chức ít các hoạt động giáo dục, các phong trào sinh hoạt trong nhà trường. Hàng năm, hầu như ít hoặc không tu sửa lại cơ sở vật chất dù có bị xuống cấp hay hư hỏng thế nào chứ nói gì đến xây dựng hoặc sắm sửa thêm cái mới.
Nhiều trường “ăn dè, hà tiện” để dành thưởng Tết (GDVN) – Cứ mỗi dịp Tết đến thì nỗi niềm thưởng Tết giáo viên nơi ít, nơi nhiều vẫn luôn là nỗi niềm của các giáo viên ở khắp mọi miền đất nước.
Có trường học, tường vôi hoen ố, nhà vệ sinh xuống cấp, bàn ghế xiêu vẹo, thư viện nghèo nàn sách vở tham khảo, sách truyện cho các em, đồ dùng dạy học không được bổ sung các danh mục mới…
Điều này đã đem đến cái lợi về nhiều mặt như việc ít tổ chức các hoạt động dạy học thì giáo viên làm việc đỡ vất vả, cuối năm lại có tiền thưởng cao lên đến vài ba triệu đồng.
Chỉ có nhà trường và học sinh lại thiệt thòi nhất bởi trường học không có sự đổi mới, học sinh ngoài việc học trên lớp hầu như ít được tham gia các hoạt động giáo dục khác.
Ngược lại, một số trường học khác các hoạt động giáo dục được tổ chức thường xuyên.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường luôn được đầu tư và sắm mới, chưa nói đến việc là trường điển hình tiên tiến nên thường xuyên phải đón tiếp các đoàn thanh tra từ Phòng đến Sở GD&ĐT nên hầu như không thể tiết kiệm được khoản tiền nào.
Cho nên, giáo viên có làm bù đầu, cuối năm vẫn ngậm ngùi nhìn sang trường bạn… Bù lại, nhà trường và học sinh lại được hưởng lợi nhất. Trường học khang trang, thư viện, thiết bị phong phú, học sinh được tham gia nhiều hoạt động hữu ích.
Mua chịu bánh, kẹo “thưởng” tết cho giáo viên
Nhiều giáo viên không hiểu được vì sao lại xảy ra nghịch lý làm nhiều hưởng ít nên quay sang so bì, trách móc, đôi khi nghi ngờ việc quản lý quỹ của hiệu trưởng trường mình không minh bạch.
Ngược lại những trường có mức thưởng cao, thầy cô không ngớt lời ca ngợi hiệu trưởng của mình “thanh liêm, thương giáo viên…”.
Đã có những hiệu trưởng thẳng thắn chia sẻ: “Vì nhà trường, vì học sinh nhưng lại bị mang tiếng không hay. Thôi làm việc cầm chừng để tiền cuối năm thưởng Tết”.
Theo giaoduc.net.vn
Đời sống giáo viên tại TP HCM không tệ
Theo ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM, một bộ phận giáo viên có điều kiện tăng thu nhập rất cao từ hoạt động giảng dạy.
- Thưa ông, thời gian qua có nhiều đổi mới trong ngành GD&ĐT, việc đổi mới không tránh khỏi những vướng mắc, vậy ngành GD&ĐT TP có nắm bắt tâm tư của giáo viên để có những kiến nghị, đề xuất phù hợp?
- Sở có phòng chuyên môn lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên. Có những bộ phận đến từng trường dự giờ để biết những vướng mắc của thầy cô, từ đó có đề xuất, kiến nghị với Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, theo tôi, đổi mới là một quá trình bao gồm nhận thức, điều kiện, năng lực, động lực. Có khi có giáo viên được bồi dưỡng dư sức làm nhưng không có động lực thì lúc có hiệu trưởng giám sát thì làm còn không có hiệu trưởng thì không làm.
Giờ học của sinh viên khoa Giáo dục mầm non - ĐH Sài Gòn. Ảnh: Người Lao Động.
- Động lực ở đây có phải là thu nhập và cơ hội thăng tiến?
- Động lực có hai dạng, động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực bên trong có thể là lời khen, lời động viên của hiệu trưởng; môi trường giáo dục được sáng tạo, ở đó không có nói xấu nhau; là tấm lòng yêu thương học trò, yêu nghề giáo. Lương và cơ hội thăng tiến chỉ là một thứ trong rất nhiều động lực mà giáo viên cần.
Thực tế hiện nay là nhận thức của một bộ phận giáo viên chưa ổn, ngại đổi mới. Điều kiện, năng lực của giáo viên chưa như yêu cầu do giáo viên được đào tạo kiểu cũ, không thể ngày một ngày hai từ "bà già" thành "bà tiên". Việc học 2 buổi hiện nay cũng là lý do khiến việc đổi mới gặp khó khăn nhưng ngành GD-ĐT TP HCM vẫn đặt niềm tin vào giáo viên. Cứ quyết liệt đòi giáo viên đạt chuẩn nhưng tôi không tin là họ đạt được ngay nhưng vẫn cần phải quyết liệt thế để họ cố gắng. Rồi lớp trẻ ngay sau lấn thêm một tí thì dần dần sẽ ổn.
- Có ý kiến cho rằng cùng là giáo viên nhưng có người có thu nhập "khủng" do dạy thêm, có giáo viên hưởng lương bèo bọt do là giáo viên môn phụ. Thực tế ra sao?
- TP HCM là địa phương dành rất nhiều ưu đãi cho giáo dục. Chẳng hạn, mầm non thì có Nghị quyết 01 của HĐND TP; đối với những môn mà xu thế xã hội ít coi trọng như giáo viên dạy giáo dục công dân, thể dục thì cũng đều được ngành GD&ĐT tham mưu để có những chế độ phù hợp.
Ví dụ như kiêm nhiệm thêm công tác pháp chế, dạy thêm ở trung tâm thể dục thể thao thì mỗi tháng đều được tăng thu nhập. Nói dạy thêm thì không chính xác lắm nhưng tôi không phủ nhận có một bộ phận giáo viên có điều kiện tăng thu nhập rất cao từ hoạt động giảng dạy.
Nhưng nhìn chung, đời sống giáo viên tại TP HCM không tệ, nếu có thấp thì chỉ là những bộ phận mà như dư luận vừa phản ánh, như đội ngũ lao công, bảo vệ, cấp dưỡng cũng hoạt động trong ngành giáo dục nhưng quả thật thu nhập của họ rất thấp.
- Thu nhập không tệ, đó có phải là lý do TP HCM luôn hấp dẫn sinh viên sư phạm ở lại tìm việc. Vậy nhu cầu thực sự ngành sư phạm hiện nay tại TP ra sao?
- Nhu cầu giáo viên hằng năm sẽ được tính theo số phòng học tăng bao nhiêu. Lấy ví dụ, với tốc độ TP đầu tư xây trường, mỗi năm tăng từ 1.500 phòng học thì số giáo viên cũng từ đó tăng lên. Hiện nay, tính cả nhu cầu mới và bổ sung cho số giáo viên nghỉ hưu, mỗi năm TP cần 4.000 giáo viên. Thế nhưng, con số lại không đồng đều giữa các bậc học. Ví dụ, có cấp học số hồ sơ nộp rất lớn nhưng tuyển rất ít như bậc THPT vì phần lớn sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm đều thích dạy cấp III.
Riêng bậc học mầm non, độ tăng hơi đột biến một chút do dân nhập cư, do chính sách ưu đãi giáo dục của TP nhưng mỗi năm, các trường trung cấp tại TP đào tạo mầm non rất nhiều, mỗi năm ra trường khối mầm non cũng đã dư sức đáp ứng nhu cầu nhân lực mầm non của TP.
Cái khó hiện nay là không có một quy hoạch tổng thể các địa phương lân cận như thế nào. Các trường đào tạo người trong cả nước nhưng TP tuyển dụng theo hộ khẩu. Thế nên, xét tổng thể là thừa giáo viên rất lớn.
Cần có nhiều trung tâm dự báo nguồn nhân lực
Trước tình trạng các trường sư phạm cắt giảm chỉ tiêu đào tạo khối ngành sư phạm, ông Phạm Ngọc Thanh cho rằng vẫn phải có bài toán chung, phối hợp nhiều bộ ngành, có trung tâm dự báo nguồn nhân lực cả khu vực thì mới biết trường nào dư, trường nào cần tuyển sinh thêm. Nếu quyết tâm đầu tư thì trung tâm không chỉ dự báo cho thành phố mà các vùng, cả nước cũng nên có một vài trung tâm dự báo nguồn nhân lực vì một địa phương không thể tồn tại riêng rẽ, độc lập mà trong tổng thể.
Đơn cử như theo thống kê, riêng các trường trung cấp tại TP HCM mỗi năm đã cho ra 4.000 giáo viên mầm non. Như thế, TP HCM hoàn toàn không thiếu giáo viên nhưng lại không biết các địa phương khác nhu cầu bao nhiêu để có quy hoạch cho phù hợp.
Theo Đặng Trinh/Người Lao Động
Thưởng Tết giáo viên và câu chuyện ngậm ngùi Ông Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục và Thanh Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội trao đổi về câu chuyện thưởng Tết giáo viên. - Thưa ông, về cơ bản, các ngành dù có khó khăn đến mấy thì Tết đến cũng xoay sở cho người lao động của mình một khoản...