Thương nhớ các món ăn của vùng đất lửa Quảng Trị
Những ai đã từng đi qua và thưởng thức các món ăn của vùng đất lửa Quảng Trị như thịt trâu lá trơng, cháo bột cá lóc,… đều không thể quên hương vị đặc trưng đó.
Nhắc đến Quảng Trị ai cũng nghĩ ngay đến một vùng đất bom đạn và nắng gió. Thế nhưng, may thay nơi này lại có một nền ẩm thực vô cùng phong phú, đa dạng và tinh tế đủ để khiến bao kẻ khách phải thương nhớ. Nếu có dịp đến thăm bạn đừng quên thưởng thức các món ăn của vùng đất lửa Quảng Trị dưới đây nhé!
Bánh bột lọc – thứ bánh bình dị với nguyên liệu dễ tìm và cũng không có gì đặc biệt này lại mang một hương vị rất riêng biệt, trở thành món ngon Quảng Trị mà ai khi tới cũng không quên tìm thưởng thức và mua về làm quà. Bánh được làm từ bột của củ sắn với nhân bên trong có thể là thịt lợn, tôm, đậu phộng kèm mộc nhĩ, đậu xanh,… Và vùng nổi tiếng với món bánh này nhất chính là Mỹ Chánh mà người ta vẫn thường gọi là bánh lọc Mỹ Chánh. Những chiếc bánh nhỏ xinh, trong suốt, deo dai để lộ phần nhân tôm đỏ ửng bên trong thật là hấp dẫn.
Bánh ướt Phương Lang
Cũng giống như bánh ướt ở các vùng khác, nguyên liệu chính của món bánh ướt Phương Lang vẫn chính là gạo. Gạo làm sạch, ngâm mềm rồi xay nhuyễn thành nước tráng lên nồi hơi và tránh một cách khéo léo để cho ra những lớp bánh mềm mỏng. Sau khi tráng xong, bánh sẽ được xếp chồng lên nhau, có thể dùng liền hoặc để nguội dùng dần. Khi dùng bánh, người ta sẽ tách từng cái bánh ra cuốn lại và cho lên dĩa. Bánh ướt Phương Lan thường ăn cùng với thịt heo luộc và rau sống với một chén nước mắm được pha theo công thức riêng.
Cháo bột cá lóc Hải Lăng
Cháo bột (hay còn gọi là cháo bánh canh) cá lóc có thể có ở nhiều nơi, nhưng hương vị thơm ngon của cháo ở Hải Lăng, Quảng Trị thì khó mà lẫn với bất cứ nơi nào. Thứ cháo mà khi thưởng thức bạn phải dùng cả đũa và thìa, cũng là món ăn dân giã của Quảng Trị mà người dân thường dùng để mời khách.
Cháo nấu bằng sợi bột gạo với cá lóc. Đặc biệt là thứ nước dùng nhìn trong nhưng lại rất ngọt nước. Một tô cháo với sợ bột mềm dai, thêm chút cá lóc thơm và chút hành ngò, ớt tươi. Thành phần chỉ có thế thôi nhưng vô cùng hấp dẫn. Vị cay cay, nóng nóng của cháo khiến người ăn khó tài nào mà quên được.
Bún chắt chắt Mai Xá
Bún chắt chắt là một trong những đặc sản Quảng Trị nói chung và của làng làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh) nói riêng. Nguyên liệu chính của món bún này là chắt chắt – một loài thuộc họ hến nhưng nhỏ và màu đậm hơn. Chắt chắt sau khi nấu, chắt lấy phần mặt (bỏ phần vỏ) đêm phi thơm hành nêm nếm gia vị cho săn lại rồi đổ nước vào, thêm ít gừng rồi đun sôi lên là đã có nồi nước dùng nóng hổi, thơm lừng. Cho bún vào tô, thêm nhúm rau thơm lên trên và chan nước dùng vào. Khi ăn món này phải nhớ có chén muối ớt tươi cùng tiêu và gừng sao cho thật cay thì mới đúng vị của nó.
Thịt trâu lá trơng
Trâu lá trơng là một trong những món ăn ngon nổi tiếng Quảng Trị, nằm trong top “20 món ăn Việt Nam” mới lạ được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam lựa chọn. Tuy thit trâu có thể khá phổ biến ở nhiều vùng miền, nhưng ở đây thịt trâu được chế biến và ăn kèm với một loại lá mà thường mọc ở vùng rừng núi Quảng Trị, đó là lá trơng. Loại lá này khi sờ vào có cảm giác cứng, có gai nhọn ở phần rìa lá và phần gân phía sau, có mùi cay nồng, thơm thơm rất riêng biệt. Nó thường được dùng để cuốn với thịt trâu nướng, trâu hấp hoặc thái mỏng ăn với thịt trâu xào. Nhờ vậy nên khi ăn bạn sẽ không thấy m
Bún lòng xào nghệ
Nếu đến du lịch vùng đất lửa Quảng Trị bạn có thấy món bún với màu vàng rất bắt mắt thì đó chính là bún xào nghệ đó nha. Nguyên liệu chính của món này là lòng heo, bún và nghệ tươi giã nhỏ. Lòng sẽ được làm sạch, cắt miếng vừa ăn rồi ướp đều với gia vị, xào lên cho sắn lại rồi cho nghệ tươi đã giã nhỏ vào. Đến lúc chín thì cho bún vào xào tiếp, nêm gia vị và hành ngò vào. Thời tiết sang thu ăn dĩa bún nóng hổi cộng thêm chút ớt cay thì không còn gì bằng. Nếu thích bạn có thể nếm thử phần bún cháy dưới đáy nồi, rất giòn và thấm ngon nhé.
Tương tự như cháo bột cá lóc, nhưng cháo bột vịt được nấu bằng nhiều loại bột hơn, có thể là bột lọc, bột gạo hoặc bột mì. Điểm ngon nhất của món ăn này là vịt – loại vịt cỏ chắc thịt và ít mỡ. Thịt vịt sau khi được chặt nhỏ và ướp các gia vị như nước mắm, bột ngọt, tiêu, ném, ớt, gừng,… khoảng 1 tiếng là nấu nước dùng. Tô cháo bột vịt ngon sẽ có nước dùng đậm đà và mùi rất thơm. Và sẽ ngon hơn khi ăn kèm với hành, tiêu và nước mắm gừng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị dai của bột, của thịt cùng vị cay nồng mặn mà của nước mắm và tiêu gừng ớt, rất hấp dẫn.
Video đang HOT
Ngoài những cái tên kể trên thì bánh tét mặt trăng, bánh khoái, bắp hầm, cháo bột lọc rong biển, bánh đúc rau câu,… cũng là những món ăn của vùng đất lửa Quảng Trị khiến ai cũng phải xuýt xoa, không tin bạn có thể thử nhé!
Theo Thể theo Việt Nam
Gợi ý 5 món tuyệt ngon cho cuối tuần chán cơm, ăn một miếng lại thèm miếng thứ hai
Món ăn nào cũng ngon lại không khó làm, đảm bảo thích hợp cho ngày cuối tuần nếu bạn bỗng cảm thấy chán cơm.
BÚN ĐẬU MẮM TÔM
Nguyên liệu:
- Đậu phụ: 10 bìa - Thịt ba chỉ: 300g - Đế sun: 300g (Có thể thay bằng tràng luộc) - Mắm tôm, đường, dấm, rượu trắng, chanh, ớt- Bún lá: 1kg- Rau thơm: kinh giới, tía tô, húng láng, rau mùi, dưa chuột chẻ.
Cách làm:
Đậu cắt miếng mỏng vừa phải rán giòn, vàng đều hai mặt rồi xếp ra đĩa. Hoặc để nguyên cái rán vàng rồi mới cắt nếu thích ăn mềm hơn.
Thịt ba chỉ chọn miếng không nạc không mỡ quá, không bị long, thái miếng dài khổ ngang chừng 3cm. Cho thịt và sụn vào nồi đổ ngập nước, đun sôi hớt váng bọt, cho vào chút gia vị và dấm. Đun nhỏ lửa khoảng 10 phút cho thịt chín, vớt ra thả vào bát nước lọc cho khỏi thâm. Sụn đun thêm khoảng 5 phút. Vớt thịt và sụn ra để ráo, thái miếng mỏng bày ra đĩa.
Lấy mắm tôm ra bát, nêm đường vào khuấy tan cho mắm bớt mặn. Tiếp đến cho dấm và chút rượu vào đánh cho sủi bọt, vắt thêm chanh cho thơm. Trộn thêm chút dầu ăn vừa rán đậu, thả vào mấy lát ớt để có bát mắm tôm ngon.
Bún lá cắt miếng nhỏ vừa ăn. Rau thơm ăn kèm rửa sạch ngâm nước muối pha loãng vảy sạch nước.
Lúc này bạn đã hoàn thành xong các khâu chuẩn bị về nguyên liệu, dọn ra đĩa hoặc mẹt để cùng cả nhà thưởng thức thôi nào.
PHỞ CUỐN THẬP CẨM
Nguyên liệu:
- Bánh phở: 500 g
- Giò lụa: 150 g
- Thịt nạc: 150 g; đậu phụ: 1-2 bìa; trứng vịt: 2 quả
- Bún: 300 g; cà rốt: 1 củ; dưa chuột: 1 quả; rau mùi, canh giới... Tỏi, chanh, ớt
- Gia vị: Bột canh, đường, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
Đậu phụ cắt chỉ rồi rán vàng, giò lụa cắt chỉ. Cà rốt, dưa chuột rửa sạch bằng nước muối loãng rồi thái sợi
Thịt nạc cho vào nồi luộc chín, vớt khô thái chỉ, trứng vịt đập vào bát đánh tan rồi tráng mỏng, cắt sợi khoảng 0,5 cm. Rau thơm nhặt rửa sạch bằng nước muối loãng. Pha mắm chua ngọt chấm phở cuốn: 2 thìa canh nước mắm 2 thìa canh đường trắng 1 thìa mì chính 1 quả ớt chin cắt nhỏ 1 ít nước cốt chanh tỏi băm nhỏ, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị theo sở thích chua ngọt của bạn
Xếp đậu phụ, giò lụa, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng tráng, thịt lạc lên đĩa. Bóc từng lớp bánh phở rồi đặt thứ tự đậu phụ, giò, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng, thịt nạc, rau mùi và cuộn tròn lại. Cuộn lần lượt cho hết phần bánh phở.
Xếp phở cuốn lên đĩa chấm cùng với mắm đã pha sẵn.
BÁNH CUỐN LÀM BẰNG CHẢO
Nguyên liệu: (cho 4 khẩu phần ăn)
Phần vỏ bánh:
- 200g bột gạo
- 70g bột năng
- 650g nước
- 1 nhúm muối
- 1 thìa canh dầu ăn
Phần nhân bánh:
- 200g thịt nạc vai xay nhuyễn
- Mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, gia vị, hạt tiêu
Cách làm:
Hành tím bóc vỏ thái miếng rồi cho vào chảo chiên vàng. Vớt vào bát để rắc lên bánh. Dùng chính mỡ phi hành để xào săn mộc nhĩ, nấm hương. Sau đó cho thịt vào và nêm chút gia vị đến khi thấy thịt cũng săn lại thì tắt bếp và rắc hạt tiêu.
Chuẩn bị 1 đĩa lớn, xoa chút dầu ăn lên để chống dính (đĩa này để đặt bánh chín và cuộn nhân).
Pha bột với nước, muối và dầu ăn. Để yên bột trong 2 tiếng. Đun nóng chảo, tráng 1 lớp dầu ăn khắp mặt chảo. Đổ bột vào và lắc đều quanh chảo, đậy vung lại chừng 15 giây thấy bánh trong là chín. Lấy bánh ra, cho nhân vào rồi cuộn tròn lại.
Pha nước chấm chua ngọt để ăn với bánh. Bày bánh ra đĩa, món này ăn kèm với chả giò rất ngon nhé.
TÔM CUỐN CHẤM SỐT ME
Nguyên liệu:
- 300gr tôm (có thể là tôm sú, tôm lớt...)
- 200gr thịt ba chỉ
- 50gr me vắt hoặc 2 quả me tươi (để làm sốt)
- Bún, bánh đa để cuốn
- Rau thơm các loại, rửa sạch.
- Một chút gia vị: mắm, muối đường.
Cách làm:
Tôm lột vỏ, bỏ đầu, xẻ lưng tôm lấy đường chỉ ở lưng bỏ đi.
Luộc chín tôm. Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín. Chuẩn bị bún, bánh đa, rau thơm rửa sạch để cuốn với tôm và thịt.
Trải bánh đa ra thớt sạch, cho rau thơm lên trên, cho bún, thịt, tôm (đặt phần lưng tôm xuống dưới để khi cuộn xong cuốn tôm được đẹp), cuộn thật chặt tay.
Làm sốt me
50gr me vắt ngâm với nước nóng, rây qua rây để lấy phần bột me. Nếu dùng me tươi thì gọt vỏ, cho vào nồi thêm chút nước, đun đến khi bột me ra hết. Thêm ít nước mắm và muối, đường tùy khẩu vị.
Đun sôi cho tới khi được hỗn hợp sệt sệt thì tắt bếp. Bày tôm cuộn và sốt me ra rồi thưởng thức nhé!
BÁNH HỎI HEO QUAY
Nguyên liệu:
- Bánh hỏi khô
- Thịt ba chỉ; hành tây; muối; đường; tỏi; ngũ vị hương
Cách làm:
Bánh hỏi khô đem chần qua nước sô i(không quá 1 phút 15 giây), vớt ra nhúng nước mát rồi để ráo.
Thịt ba chỉ nếu miếng to thì khứa thành từng miếng nhỏ (không cắt rời, chỉ cắt 2/3 miếng thịt), ướp phần thịt với hỗn hợp muối, đường, hành tây, tỏi, ngũ vị hương. Thịt nên ướp từ sớm (để qua đêm sẽ ngấm và ngon hơn. Khi ướp gia vị đặt phần bì (da) lên phía trên cho khô.
Khi nướng phủ kín 1 lớp muối lên phần bì. Đổ vào khay nướng chừng 1 bát con nước (nước ngậm 1 ít dưới mặt thịt), phần bì hướng lên trên (bì luôn luôn để khô). Để nhiệt lò 180 độ C nướng khoảng 40 phút.
Thường xuyên kiểm tra, nếu chỗ bì nào đã nổ giòn thì dùng giấy bạc bọc lại và tiếp tục nướng cho phần bì còn lại nổ đều.
Chặt miếng thịt quay vừa ăn rồi dùng bánh hỏi cuộn lại. Có thể phi thêm chút hành lá (cho thìa dầu lên chảo đun nóng rồi cho hành lá đã thái nhỏ vào đảo qua) rắc lên trên bánh hỏi. Bánh hỏi heo quay ăn kèm rau sống, dưa chuột và chấm nướng mắm chua ngọt cũng rất ngon.
Chúc bạn thành công với cách làm món bánh hỏi heo quay!
Theo Khampha
Quán bún bò, vả trộn đặc trưng ở đất Huế nhất định phải thử Bún bò Huế nổi tiếng trên khắp mọi miền đất nước, vả trộn bình dị nhưng được người Huế rất tự hào là những món ăn bạn nhất định phải thử khi đến đất Thần Kinh. Quán bún bò 70 năm, khách tự phục vụ bún, rau Nằm dưới chân cầu Gia Hội, chạy dọc con đường Bạch Đằng (phường Phú Cát, TP.Huế)...