Thượng nghị sĩ Cộng hòa đầu tiên tham gia biểu tình
Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Utah Mitt Romney ngày 7/6 tham gia tuần hành hướng về Nhà Trắng nhằm biểu tình trước cái chết của George Floyd.
Cuộc biểu tình thu hút khoảng 1.000 người. Đám đông tuần hành qua các con phố của thủ đô Washington, Mỹ, và hướng về phía Nhà Trắng.
“Chúng ta cần lên tiếng chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Chúng ta cần rất nhiều tiếng nói chống phân biệt chủng tộc và bạo lực”, Thượng nghị sĩ Romney cho biết khi được hỏi về lý do ông tham gia biểu tình. “Chúng ta cần đứng lên và nói ‘Mạng người da màu cũng quan trọng’”.
Thượng nghị sĩ Mitt Romney tham gia biểu tình ở thủ đô Washington ngày 7/6. Ảnh: Twitter/Michelle Boorstein.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên chỉ trích những cuộc biểu tình, đồng thời kêu gọi các bang và giới chức địa phương thẳng tay giải tán các đám đông.
Video đang HOT
Romney những ngày gần đây liên tục tweet về cái chết của George Floyd dưới tay cảnh sát ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Ông còn chia sẻ một bức ảnh cha ông, cựu thống đốc Michigan George Romney tuần hành trong một cuộc biểu tình dân quyền hồi cuối những năm 1960.
“Cái chết của George Floyd không thể trở nên vô ích: Cú sốc và sự phẫn nộ của chúng ta phải phát triển thành một quyết tâm tập thể để dập tắt mãi mãi nạn phân biệt chủng tộc”, ông viết trên Twitter.
Các cuộc biểu tình đang diễn ra trên khắp nước Mỹ sau khi Floyd, người đàn ông da màu tại Minneapolis bị cảnh sát khống chế hôm 25/5. Floyd tử vong ngay tại bệnh viện, sau khi bị cảnh sát ghì gáy trong gần 9 phút, dù đã cầu xin “Tôi không thể thở”. Phong trào biểu tình sau đó lan sang nhiều quốc gia khác. Các cuộc biểu tình nâng lên thành đấu tranh chống phân biệt chủng tộc khi ký ức về những cái chết thương tâm và bất công của người da màu được khơi dậy.
Biểu tình tại Mỹ bước sang ngày thứ 12
Biểu tình tại Mỹ sau cái chết của George Floyd đã bước sang ngày thứ 12 và đến nay chủ yếu đều diễn ra trong ôn hòa.
Các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ, khởi đầu từ sự phẫn nộ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd dưới tay cảnh sát ở Minneapolis, bang Minnesota, giờ đây phát triển thành một phong trào chống phân biệt chủng tộc.
Hàng nghìn người đã đổ xuống đường tuần hành ở các thành phố lớn như New York hay Seattle và cả những thị trấn nhỏ như Vidor, Texas, Havre, Montana hay Marion, Ohio, phản đối hành vi phân biệt chủng tộc của các cơ quan thực thi pháp luật.
Người biểu tình tập trung tại Đài tưởng niệm Lincoln ở Washington ngày 6/6. Ảnh: Reuters.
Một trong những cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại thủ đô Washington. Hàng rào, những tấm bê tông, các thanh barrier cùng một lượng lớn nhân viên an ninh đã được điều động, bố trí bao quanh Nhà Trắng, tạo nên "một pháo đài".
Đám đông người biểu tình đa sắc tộc, đa chủng tộc đã hội tụ tại đây, trước Quảng trường Lafayette. Người biểu tình đi bộ và xe đạp hướng đến con đường chính dẫn tới Nhà Trắng đã được sơn nổi bật dòng chữ màu vàng "Mạng người da màu cũng quan trọng". Thông điệp "Hãy ngừng giết hại chúng tôi" hay "Mạng người da màu cũng quan trọng" được dán trên cửa kính hàng loạt ôtô.
Có cảm giác như toàn bộ người dân đã đổ về trung tâm Washington khi số người tham gia biểu tình tăng vọt. Những hàng dài người biểu tình len lỏi trên những con đường nhánh, số khác tập trung trong các công viên.
Chiều tối, đường 16 trông giống như một hội chợ đường phố. Những chiếc xe tải bán kem đỗ bên vệ đường sẵn sàng phục vụ khách hàng, các bậc cha mẹ đẩy con trong xe nôi, nhiều người chơi guitar và harmonica. Âm nhạc phát ra từ phía sau những chiếc ô tô. Một số người cùng nhau nhảy múa.
Người biểu tình cũng tập trung tại khu dân cư U Street và Columbia Heights, phía bắc Nhà Trắng, nơi cộng đồng da màu tương đối đông đúc. Tại công viên Meridian Hill, một đám đông lớn cùng hô khẩu hiệu "Không công lý, không hòa bình".
Tại Minneapolis, người biểu tình tụ tập bên ngoài nhà riêng của thị trưởng Jacob Frey, hò hét phản đối vì ông từ chối cam kết ngừng cấp ngân sách cho sở cảnh sát.
Người biểu tình ở Los Angeles ngày 6/6. Ảnh: Reuters.
Ở New York, gần một nghìn người kéo đến khu Grand Army Plaza ở Brooklyn và vài nghìn người khác tập trung gần Công viên Trung tâm ở Manhattan. Nhiều người nhảy múa, chơi nhạc và hô khẩu hiệu "Đường phố của ai? Đường phố của chúng ta!". Sự nhiệt tình vẫn không giảm nhiệt dù một trận mưa lớn ập xuống
Tại Seattle, một cuộc biểu tình do các nhân viên y tế tổ chức đã thu hút hàng nghìn người tham gia. Họ tuần hành từ trung tâm y tế Harborview tới Tòa thị chính. Nhiều người mặc trang phục trong phòng thí nghiệm và mang theo các tấm biển ghi thông điệp "Sức khỏe người da màu cũng quan trọng"và "Phân biệt chủng tộc là tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp".
Tại Philadelphia, hàng nghìn người tập trung gần Bảo tàng Nghệ thuật của thành phố, yêu cầu chính quyền cắt ít nhất 10% ngân sách cho cảnh sát.
Ở Los Angeles, phía nam Đại học Nam California, đoàn biểu tình do Hội sinh viên Da màu dẫn đầu đã hoàn thành một quãng đường tuần hành gần 5 km xung quanh khuôn viên trường. Các thành viên Mujeres Activas en Letras y Cambio Social, nhóm hoạt động vì cộng đồng người Latinh và người Mỹ bản địa, cũng tuần hành xung quanh Đại học bang California.
Biểu tình lan ra toàn bộ 50 bang ở Mỹ Biểu tình đã lan ra 50 bang của Mỹ, nhưng hiện chủ yếu ôn hòa sau những ngày xuất hiện cướp phá, bạo loạn. Hình ảnh biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" nhằm đòi công lý cho George Floyd, bình đẳng cho người da màu và lên án hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát tại 50 bang...