Thương mại Nga – Mỹ chạm đáy mới
Bất chấp sự sụt giảm chung, sức nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân, phân bón và kim loại nhóm bạch kim của Mỹ vẫn ở mức cao.
Vào tháng 7, kim ngạch thương mại giữa Nga và Mỹ đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine.
Hãng tin RBK trích dẫn dữ liệu từ Cục điều tra dân số Mỹ cho hay kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 277,3 triệu USD trong tháng 7. Con số đó thấp hơn 11 lần so với mức được ghi nhận vào tháng 2/2022 và thấp hơn gần 13 lần so với mức của tháng 7/2021. Năm đó, Mỹ xếp thứ năm trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Số liệu của tháng 7 vừa qua cũng đã chạm đáy thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào đầu những năm 2000.
Xuất khẩu của Nga hiện chiếm gần 90% kim ngạch giữa hai nước và chủ yếu bao gồm nhiên liệu hạt nhân, phân khoáng và kim loại nhóm bạch kim. Ba mặt hàng trên chiếm 2,5 tỷ USD trong tổng số hàng hóa trị giá 3 tỷ USD mà Mỹ mua từ Nga trong 7 tháng đầu năm 2023. Trong khi đó, xuất khẩu của Mỹ sang Nga đã giảm xuống còn 36 triệu USD vào cuối tháng 7.
Video đang HOT
Kim ngạch thương mại đã giảm mạnh mẽ sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Moskva, nhằm đáp trả hoạt động quân sự của nước này tại Ukraine. Đầu năm 2022, Mỹ đã cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu, kim cương và hải sản của Nga. Sau đó, Washington áp dụng thuế bổ sung đối với thép, sản phẩm nhôm, cao su, gỗ cùng với các hàng hóa khác nhập khẩu từ Nga. Kết quả, nhập khẩu kim loại màu từ Nga đã giảm xuống gần như bằng 0.
Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối nhắm mục tiêu vào nhiên liệu hạt nhân của Nga vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân dân sự ở Mỹ. Thống kê ngoại thương của Mỹ cho thấy Moskva là nhà cung cấp urani làm giàu lớn nhất cho Washington trong 7 tháng đầu năm nay. Tính đến năm 2022, Nga chiếm khoảng 12% tổng lượng urani nhập khẩu của Mỹ, thị phần lớn thứ ba sau Canada và Kazakhstan.
Xuất khẩu kim loại thuộc nhóm bạch kim của Nga sang Mỹ cũng duy trì ở mức cao. Trong khi các lô hàng paladi của cả năm 2022 lên tới 1,39 tỷ USD, thì lượng giao hàng trong tháng 1 đến tháng 7 năm nay đạt 701 triệu USD. Kim loại này được sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn, cũng như trong ngành công nghiệp ô tô.
Nga cũng là nhà cung cấp phân bón lớn thứ hai của Mỹ tính đến năm 2023 với 944 triệu USD từ tháng 1 đến tháng 7. Canada đứng đầu danh sách với 2,8 tỷ USD. Saudi Arabia, Israel và Qatar là các nhà cung cấp hàng đầu khác.
Thêm một thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng Nga bất ngờ 'quay xe'
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán có kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân. Lý do Budapest ra quyết định bất ngờ này?
Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp báo chung tại Moscow. (Nguồn: AP)
Trong một nỗ lực củng cố nền kinh tế Hungary và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, Thủ tướng Viktor Orbán vừa công bố kế hoạch thay thế nhiên liệu hạt nhân của Nga, bằng nhiên liệu của Pháp tại nhà máy điện hạt nhân duy nhất của nước này.
Đây là một trong những động thái rất mới của Budapest, khi giới lãnh đạo Hungary gần đây không ít lần tạo bất ngờ khi thẳng thừng nói "không" với đường lối chung của châu Âu, vốn vạch ra để phản đối Nga và ngăn chặn dòng tiền được cho là sẽ "nuôi dưỡng" chiến dịch quân sự của Moscow tại Ukraine. Hungary cũng không ít lần lên tiếng ngăn chặn EU đưa Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) và ban lãnh đạo của công ty này vào danh sách trừng phạt, bởi lý do khá nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến nguồn cung năng lượng của quốc gia này.
Tuy nhiên, động thái mới nhất về kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân là một phần trong kế hoạch 15 điểm của Thủ tướng Orbán, nhằm khôi phục nền kinh tế Hungary, vốn đang phải vật lộn với cuộc suy thoái kéo dài một năm và tình trạng thiếu lao động.
Kế hoạch của nhà lãnh đạo Hungary cũng bao gồm các sáng kiến nhằm tăng tỷ lệ sinh của đất nước, hiện đại hóa quân đội và giải quyết những thách thức chính mà Hungary đang phải đối mặt.
Theo truyền thông địa phương, là người đứng đầu chính phủ tại nhiệm lâu nhất ở một quốc gia EU, Thủ tướng Orbán đặt mục tiêu duy trì quyền lực cho đến năm 2034.
Quyết định từ bỏ nhiên liệu của Nga xuất phát từ mục tiêu của Hungary nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào Nga. Là một trong những thành viên EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng của Nga, Hungary tìm cách tăng cường an ninh năng lượng và giảm thiểu rủi ro địa chính trị.
Bằng cách chuyển từ nhiên liệu của Nga sang nguồn nhiên liệu của Pháp, Hungary đang hướng tới việc tăng cường khả năng phục hồi và đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định hơn. Động thái này phù hợp với mục tiêu của Thủ tướng Orbán là theo đuổi chiến lược năng lượng độc lập và tự cung tự cấp tốt hơn.
Ngoài ra, ông Viktor Orbán đã bày tỏ sự cần thiết để Mỹ tham gia đàm phán với Nga và đảm bảo một thỏa thuận về cấu trúc an ninh trong đó có một chỗ cho Ukraine. Giới quan sát bình luận, động thái mới này thể hiện cam kết của Hungary với các thành viên trong khu vực EU và vai trò của nước này với tư cách là người ủng hộ Ukraine trên trường quốc tế.
Nhìn chung, kế hoạch thay thế nhiên liệu của Nga tại nhà máy điện hạt nhân Hungary của ông Orbán phản ánh nỗ lực của nước này nhằm tăng cường an ninh năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Ngoài ra, "một mũi tên trúng hai đích", bằng cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng, Budapest vừa tăng cường liên minh khu vực, khi Hungary hướng tới mục tiêu bảo vệ nền kinh tế quốc gia và vừa góp phần hài hòa hơn với các thành viên trong khu vực.
Sẽ không có gì để nói nếu Hungary - một thành viên của EU và thường xuyên tuân thủ mọi tiêu chí mà khu vực này đặt ra. Tuy nhiên, lâu nay quốc gia EU này vẫn công khai theo đuổi quan điểm bảo vệ lợi ích quốc gia, không toàn tâm toàn ý với đường hướng đã được vạch theo quan điểm của các nhà lãnh đạo EU.
Trong Thông điệp quốc gia thường niên năm 2023, Thủ tướng Orban đã không ngại bày tỏ quan điểm rất rõ ràng về Nga. Ông đề cao nội dung mục tiêu "Hòa bình và An toàn", theo đó, nhà lãnh đạo Hungary tuyên bố rõ "sẽ duy trì quan hệ với Moscow và kêu gọi các nước khác làm điều tương tự", ngay cả khi EU cố gắng duy trì một mặt trận thống nhất chống lại Nga về chiến dịch quân sự tại Ukraine. Ông cũng đổ lỗi cho các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga vì đã gây ra lạm phát cao ngất trời ở Hungary, đạt mức cao nhất của EU là gần 26% vào tháng 1/2023.
Ấn Độ đề xuất giải pháp giúp Nga sử dụng hàng tỷ rupee bị mắc kẹt Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố New Delhi đã đề xuất nhiều giải pháp đầu tư khác nhau cho hàng tỷ rupee của Nga bị mắc kẹt trong ngân hàng Ấn Độ từ hoạt động xuất khẩu. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (bên phải) và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước Hội nghị thượng đỉnh G20, ở New Delhi, Ấn Độ,...