Trung Quốc phản ứng lệnh hạn chế đầu tư của Mỹ
Bắc Kinh bày tỏ sự thất vọng về việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký lệnh hạn chế đầu tư vào Trung Quốc trong các lĩnh vực công nghệ nhạy cảm.
Cờ Mỹ và Trung Quốc được điều chỉnh trước cuộc đối thoại về kinh tế giữa hai nước ở Bắc Kinh năm 2014 (Ảnh: AP).
“Mặc dù Trung Quốc nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc, Mỹ vẫn tiếp tục đưa ra các hạn chế đầu tư mới. Phía Trung Quốc rất thất vọng về điều này”, người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc Liu Pengyu nói với Sputnik hôm 10/8.
Video đang HOT
“Mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ về bản chất là cùng có lợi. Đầu tư hai chiều là lĩnh vực quan trọng của thương mại song phương”, người phát ngôn nói thêm.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Nhà Trắng thông báo Tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc.
Sắc lệnh Tổng thống Joe Biden vừa ký cho phép Bộ trưởng Tài chính Mỹ cấm hoặc hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc trong 3 lĩnh vực gồm chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Sắc lệnh này nhằm ngăn nguồn vốn và chuyên môn từ Mỹ giúp phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ. Các doanh nghiệp có vốn cổ phần tư nhân, công ty đầu tư mạo hiểm, các liên doanh và đầu tư nước ngoài là những nhóm bị ảnh hưởng theo lệnh cấm mới của Mỹ.
Các quan chức Mỹ khẳng định các lệnh cấm nhằm giải quyết các rủi ro an ninh quốc gia “nguy hiểm nhất” và không chia rẽ nền kinh tế vốn phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ loại trừ khả năng kinh tế nước này suy thoái
Ngày 17/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định Mỹ đã đạt tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát, đồng thời loại trừ khả năng nền kinh tế hàng đầu thế giới này rơi vào cảnh suy thoái.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với Bloomberg TV, Bộ trưởng Yellen cho rằng nền kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng trong cuộc chiến chống lạm phát, trong khi thị trường lao động duy trì được đà phát triển. Bà nhận định tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể đã giảm tốc, nhưng thị trường lao động vẫn ổn định. Theo bà, dữ liệu mới nhất về lạm phát là tín hiệu đáng khích lệ nên chưa có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái.
Dữ liệu do Chính phủ Mỹ công bố tháng trước cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I của nước này đã tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với ước tính 1,3% trước đó, song vẫn thấp hơn mức 2,6% ghi nhận vào quý IV/2022.
Liên quan các vấn đề kinh tế với Trung Quốc, Bộ Trưởng Yellen cho biết khó có khả năng Washington sẽ cắt giảm thuế quan như một phần biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương với Bắc Kinh. Lý giải về điều này, bà cho biết nguyên nhân khiến Chính phủ Mỹ quyết định áp thuế cao hơn với Trung Quốc vào thời điểm đó đến nay vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Do đó, Chính phủ Mỹ cần phải đánh giá thực tế hiệu quả của chính sách này sau 4 năm áp dụng trước khi đi đến quyết định mới.
Năm 2019, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế bổ sung 10% đối với số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc, khiến cuộc cạnh tranh thương mại giữa hai bên thêm căng thẳng.
Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh các hạn chế công nghệ nhằm vào Trung Quốc là nhằm giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia. Bà cho hay thời gian tới, Chính phủ Mỹ có khả năng ban hành thêm sắc lệnh hạn chế về đầu tư nước ngoài, song "những hạn chế này sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực thiết bị bán dẫn, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo". Bà nêu rõ hạn chế chỉ thu hẹp trong một số lĩnh vực nên sẽ không ảnh hưởng đến đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc nói chung. Theo Bộ trưởng Yellen, có khả năng biện pháp hạn chế như vậy được thực thi song chính phủ sẽ đảm bảo tham vấn đầy đủ và tiếp nhận các ý kiến đóng góp của người dân.
Đầu tháng 7, Bộ trưởng Yellen đã có chuyến thăm Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ song phương trong bối cảnh hai nước đang có nhiều bất đồng về kinh tế. Mỹ đã hạn chế khả năng tiếp cận của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào công nghệ tiên tiến, trong khi Trung Quốc cũng đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với một số kim loại quan trọng trong việc sản xuất thiết bị bán dẫn. Bà Yellen cho biết Mỹ đang tìm kiếm cuộc cạnh tranh lành mạnh với Trung Quốc dựa trên các quy tắc công bằng có lợi cho đôi bên, đồng thời bày tỏ tin tưởng hai nước có thể xây dựng mối quan hệ "lành mạnh" dựa trên sự công bằng, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
Quan chức cấp cao thứ ba của Mỹ thăm Trung Quốc trong những tuần gần đây Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry trong tuần tới sẽ trở thành quan chức cấp cao thứ ba của chính quyền ông Joe Biden đến thăm Trung Quốc trong thời gian gần đây, sau Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Ngoại trưởng Antony Blinken. Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John...