Khi Mỹ – Trung tạm giảm bất hòa
Trong chuyến đi Trung Quốc lần này, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đạt được nhiều kết quả cụ thể hơn các chuyến công du Trung Quốc trước đó của các đại diện chính phủ Mỹ là Ngoại trưởng Antony Blinken, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden về vấn đề chống biến đổi khí hậu John Kerry.
Bà Raimondo đã thỏa thuận với chính phủ Trung Quốc về tăng cường trao đổi thông tin liên quan hợp tác kinh tế và thương mại, thành lập nhóm làm việc chung để tư vấn cho giới kinh tế và đầu tư hai nước trong việc giải quyết những vấn đề đặt ra và mới nảy sinh đối với họ ở Trung Quốc và Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Ngoài ra còn có thỏa thuận về cơ chế trao đổi nhằm nới lỏng hoặc dỡ bỏ những biện pháp chính sách đã được hai bên áp dụng về kiểm soát xuất khẩu. Đáng được chú ý không kém là sự tương đồng trong quan điểm và phát ngôn của hai bên về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc Mỹ và Trung Quốc phải hợp tác với nhau.
Những kết quả trên chưa đủ để chấm dứt cuộc xung khắc thương mại dai dẳng lâu nay giữa hai bên, cũng không có nghĩa là mở ra được thời kỳ quan hệ hợp tác mới. Nó giống một kiểu hòa hoãn tạm thời. Chúng cho thấy hai bên chủ ý và quyết tâm kiểm soát tình hình, không để cho bất hòa diễn biến vượt tầm kiểm soát. Có vẻ như chủ ý của cả hai bên là dùng tiến triển trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại để cân bằng cho sự gia tăng mức độ bất hòa về chính trị và an ninh. Dường như Trung Quốc và Mỹ cho rằng chỉ khi họ vừa tăng cường cạnh tranh chiến lược với nhau vừa quản trị và kiểm soát diễn biến của quan hệ song phương thì tất cả các đối tác bên ngoài đều sẽ phải lụy họ nhiều nhất. Việc tạm giảm bất hòa tạo bầu không khí thuận lợi cho cuộc gặp có thể sẽ diễn ra giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị cấp cao sắp tới của nhóm G20 ở Ấn Độ.
Quan chức cấp cao thứ ba của Mỹ thăm Trung Quốc trong những tuần gần đây
Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry trong tuần tới sẽ trở thành quan chức cấp cao thứ ba của chính quyền ông Joe Biden đến thăm Trung Quốc trong thời gian gần đây, sau Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Ngoại trưởng Antony Blinken.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry phát biểu tại Hội nghị COP27 ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc ngày 12/7 đã xác nhận thông tin trên và cho biết chuyến thăm của ông John Kerry sẽ diễn ra từ ngày 16-19/7. Bộ này cho biết thêm Trung Quốc và Mỹ sẽ trao đổi quan điểm sâu rộng về hợp tác giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin ông Kerry vào tháng 5 tiết lộ rằng Trung Quốc đã mời ông đến thăm "trong thời gian tới" để đàm phán về việc ngăn chặn khủng hoảng khí hậu toàn cầu bất chấp căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngày 6/7 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã tới Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ song phương trong bối cảnh hai nước đang có nhiều bất đồng về kinh tế. Đây là chuyến công du Trung Quốc lần đầu tiên của bà Yellen trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Bà cũng là quan chức cấp cao thứ hai của Mỹ thăm Trung Quốc trong thời gian gần đây, sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Yellen đã mô tả các cuộc gặp giữa bà với giới chức cấp cao Trung Quốc trong khuôn khổ chuyến thăm là "thẳng thắn" và "hiệu quả".
Bên cạnh đó, bà thừa nhận giữa Mỹ và Trung Quốc tồn tại những bất đồng lớn và hai bên cần có sự trao đổi "rõ ràng và trực tiếp".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã tới Bắc Kinh ngày 18/6. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ tới Trung Quốc trong 5 năm qua. Trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị và Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương.
Doanh nghiệp Mỹ thấy Trung Quốc ngày càng khó đầu tư Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo ngày 29/8 cho biết, các công ty Mỹ phàn nàn với bà rằng, Trung Quốc hiện nay trở nên "không thể đầu tư" do nhiều hành động khiến việc kinh doanh ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt nhiều rủi ro. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (trái) trong cuộc gặp...