Thương lái Trung Quốc vẫn mua cá trái phép ở Khánh Hòa
Ban quản lý cảng cá Vĩnh Lương, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang, Khánh Hòa cho biết hiện có 6 người Trung Quốc mua cá hố tại cảng cá này. Những người này mới mua cá được khoảng một tuần nay.
Những người này ra tận cảng, tàu cá xem hàng từ lúc 4 giờ sáng để trả giá cá hố của ngư dân vừa khai thác về. Sau đó, cá được đưa về sơ chế tại các xưởng tại địa phương.
Đại tá Hồ Thanh Tùng, Trưởng Phòng trinh sát Bộ đội biên phòng Khánh Hòa và ông Phạm Văn Hữu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Khánh Hòa đều nói vừa biết thông tin trên và đang bố trí lực lượng để nắm tình hình nhằm có biện pháp xử lý.
Video đang HOT
Trước đó, một số người Trung Quốc đến cảng cá Vĩnh Lương để mua hải sản, sau đó sơ chế và xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc. Có hai thương lái Trung Quốc mua cá “chui” ở cảng cá Vĩnh Lương đã bị các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa bắt quả tang, xử phạt hành chính nhưng không tống đạt được quyết định do không rõ địa chỉ cư trú của họ.
Sáng 12/7, ông Huỳnh Ngọc Bông – Chánh văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết tỉnh vừa nhận được văn bản kết quả kiểm tra, xử lý của các địa phương về hoạt động của người nước ngoài (người Trung Quốc) trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
Theo đó, UBND thành phố Cam Ranh báo cáo có một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động là người nước ngoài, để họ tự do ăn, ở, đi lại trên khu vực biên giới biển và nội địa. Đây là hệ quả của việc quản lý, kiểm soát của các đơn vị không sâu sát, nhiều sơ hở, gây khó khăn trong quản lý nhà nước về biên giới quốc gia, phòng ngừa xâm phạm an ninh, trật tự xã hội.
UBND thị xã Cam Ranh đã ra 10 quyết định xử phạt 4 cơ sở, doanh nghiệp với tổng số tiền trên 105 triệu đồng về các hành vi vi phạm trên lĩnh vực thủy sản, thương mại, thuế, hợp đồng lao động trái phép với người nước ngoài. Riêng bè cá của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Song Phong, ngoài việc xử phạt 4 triệu đồng, UBND thành phố vẫn chưa quyết định có di dời bè cá này đi nơi khác không.
Cùng ngày, ông Trần Kim Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh cho biết huyện chưa họp để xem xét hình thức kỷ luật đối với ông Trương Thái Hùng, Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, người đã ký cho thuê trái thẩm quyền 10.000m2 mặt nước trong vịnh Vân Phong cho một doanh nghiệp Đài Loan nuôi hải sản. Ông Bảo cho hay ông Hùng chỉ nhận kiểm điểm rút kinh nghiệm qua vụ việc này.
Được biết, ngày 15/6, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu TP Cam Ranh và huyện Vạn Ninh xử lý các vụ việc liên quan đến những sai phạm trong công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn.
Theo Dân trí
Tiền Giang:Thương lái Trung Quốc "ôm nợ" bỏ trốn
Hàng nghìn hộ dân trồng dừa ở Bến Tre còn chưa hết khốn đốn thì thương lái Trung Quốc lại làm trò ma bùn tại Tiền Giang.
Họ thông qua các đầu mối người Việt Nam hoặc tự mình thu gom thanh long với giá cao hơn 20 - 30% so với giá thị trường và chỉ giao kèo bằng miệng, đặt hàng qua điện thoại mà không có văn bản pháp lý nào khác. Khi số tiền nợ nông dân lên đến hàng tỷ đồng thì họ bỏ trốn, nông dân trắng tay.
Tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, hàng chục gia đình khốn đốn vì hàng giao cả tháng mà thương lái từ Bình Thuận chưa chịu trả tiền. Chị Nguyễn Thị Ngọc Liên, chủ một cơ sở chuyên mua bán thanh long, rầu rĩ: "Có bà Loan ở xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đến làm quen và nhờ làm trung gian mua trái thanh long xuất sang Trung Quốc với giá cao hơn giá thị trường gần 30%. Lúc đầu bà ta trả tiền sòng phẳng, sau đó thì chở hàng về nhưng không trả tiền mặt mà viện lý do là tiền rút ngân hàng chưa kịp, sẽ trả sau". Trễ hẹn nhiều ngày mà Loan không quay lại, chị Liên điện thoại thì không bắt máy. Tìm đến tận nhà Loan ở Bình Thuận thì bà ta nêu lý do phía Trung Quốc quỵt nợ nên không còn khả năng chi trả. Chị Liên không biết làm sao để lấy lại hơn 200 triệu đồng bà Loan đang nợ, trong khi hàng chục chủ vựa trong huyện cũng lâm vào tình trạng tương tự. Ông Huỳnh Hồng Ửng, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long Quơn Long huyện Chợ Gạo, cũng bị thương lái Bình Thuận lừa gạt trên 10 tấn trái, trị giá hơn 200 triệu đồng. Ông Ửng và nhiều nạn nhân khác tìm đến tận nhà thương lái lừa đảo nhưng họ cố tình né tránh, hoặc viện lý do bị thương lái Trung Quốc quỵt, chưa có tiền để trả. Khi các chủ vựa gửi đơn khiếu nại đến Công an huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thì họ bảo chuyển về Công an huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) để giải quyết. Đến Công an huyện Chợ Gạo thì được trả lời là để "nghiên cứu, xem xét".
Hai xã Quơn Long và Tân Thuận Bình (huyện Chợ Gạo) có hàng chục hộ bị thương lái từ Bình Thuận quỵt nợ nhiều tỷ đồng. Đa phần các hộ bị quỵt tiền là chủ vựa, chuyên thu mua của nông dân bán lại cho thương lái từ khắp nơi. Hầu hết chủ vựa chỉ quen mua bán miệng, lại được trả giá cao nên càng mất cảnh giác.
Tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng thanh long đứng thứ hai cả nước, trên 3.000ha, tập trung chủ yếu tại huyện Chợ Gạo. Hơn 70% sản lượng được xuất khẩu sang Trung Quốc. Thương lái Trung Quốc luôn nắm phần "cán" khi mua bán, cả về định đoạt giá cả lẫn phương thức mua bán. Các chủ vựa hoàn toàn bị động. Từ trước đến nay, chính quyền và các ngành chức năng địa phương chưa tìm đầu ra ổn định cho trái thanh long thương phẩm đồng thời chưa quản lý chặt việc mua bán kinh doanh loại trái cây này. Khi xảy ra tình trạng thương lái tỉnh Bình Thuận quỵt nợ thì ngành chức năng địa phương cũng chưa khẩn trương vào cuộc mà để người dân loay hoay đi "đòi nợ".
Theo CATP
Thương lái Trung Quốc lùng gỗ quý ở miền Trung Thương lái Trung Quốc hiện đang săn lùng mua gỗ lim và nhiều loại gỗ quý khác tại Quảng Bình với giá cao hơn bình thường. Trước đó, họ cũng đã ráo riết săn tìm gỗ sưa (huê) tại nhiều địa phương ở miền Trung... Điều đáng lo là để o bế thương lái gỗ Trung Quốc với mong muốn tiêu thụ được...