Thương lái Trung Quốc lùng gỗ quý ở miền Trung
Thương lái Trung Quốc hiện đang săn lùng mua gỗ lim và nhiều loại gỗ quý khác tại Quảng Bình với giá cao hơn bình thường. Trước đó, họ cũng đã ráo riết săn tìm gỗ sưa (huê) tại nhiều địa phương ở miền Trung…
Điều đáng lo là để o bế thương lái gỗ Trung Quốc với mong muốn tiêu thụ được nguồn gỗ quý hiếm, nhiều nậu gỗ tại Quảng Bình cho thương lái Trung Quốc ở ngay trong nhà mình.
Một phách gỗ lim đi qua vườn nhà dân ở miền tây huyện Lệ Thuỷ.
Lái gỗ Trung Quốc đột nhập rừng Kẻ Bàng?
Trong vụ ba cây sưa cổ thụ bị triệt hạ tại Hung Trí thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Phong Nha – Kẻ Bàng vừa qua, nhiều người dân địa phương cho biết có cả thương lái Trung Quốc vào tận cội để đặt mua loại gỗ quý này. Một nài gỗ thuê ở vùng Hung Trí, Trại Lá và Động Nước Rỉ tên Nguyễn N., cho hay: “Đầu tháng 5 vừa qua, có khoảng ba người Trung Quốc xuất hiện cùng với một nhóm người Hải Phòng. Họ được bảo vệ bởi những tay giống những tay anh chị nói giọng Bắc, đầu húi cua. Tui nghe mấy người đi theo giới thiệu với nhóm trúng gỗ huê đó là lái từ Trung Quốc sang coi hàng và đặt vấn đề mua”. Một người khác tên Hải còn nhận xét: “Những lái gỗ Trung Quốc tài thiệt, giữa rừng núi hiểm trở, chỉ dân địa phương biết, rứa mà họ vẫn trèo đèo lội suối vô tận nơi để ngã giá”.
Một trong số 11 nghi can chặt phá sưa là Thái Xuân Tiềm (Thanh Sen, Phúc Trạch) tiếp xúc với chúng tôi, cũng xác nhận có thương lái Trung Quốc vào tận cội để bàn chuyện mua bán. Tiềm nói: “Qua phiên dịch từ người nói giọng Bắc, người Trung Quốc cho biết họ muốn mua toàn bộ gỗ sưa, nhưng lúc đó bị cướp nhiều lại sợ cơ quan kiểm lâm nên chưa bán được. Họ ở trong rừng hai ngày thì về”.
Lần theo các đầu mối thông tin, chúng tôi được biết, vào đầu tháng 5, những người Trung Quốc mang hộ chiếu du lịch đến nghỉ tại ba nhà nghỉ, khách sạn khác nhau ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Nhân viên lễ tân ở các cơ sở lưu trú cho hay họ không đi tham quan mà đi luôn lên các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch. Tại cơ sở lưu trú cuối cùng của ba vị khách Trung Quốc là một khách sạn, chúng tôi đã ghi lại được hình ảnh hộ chiếu của họ nhập cảnh ngày 2.5 ở Lạng Sơn.
Một nhân viên ở khách sạn tiết lộ, nhóm người này xăm trổ đầy mình, có cả kiếm và súng để lộ khi mang theo người. Tuy nhiên, liên lạc với đồn công an địa phương về sự việc trên, chúng tôi nhận được câu trả lời của người trực ban: “đang xác minh” từ đầu dây bên kia.
Rừng Quảng Bình được đánh giá là nơi có mật độ phủ rừng cao nhất cả nước với hơn 60%, có những khu rừng còn nguyên sinh đến 90%. Tuy nhiên, hiện rừng tại địa phương này đang đứng trước các nguy cơ bị tàn phá bởi những đơn đặt hàng lớn của lái gỗ Trung Quốc.
Lái gỗ Trung Quốc ở nhà nậu gỗ
Tại thành phố Đồng Hới, thời gian gần đây người ta thấy ở nhà một số nậu gỗ như P. (Nam Lý), H. (chợ Ga), T. (Nam Lý) xuất hiện một số người Trung Quốc với tần suất khá thường xuyên. Chủ một quán nước cạnh chợ Ga gần nhà nậu gỗ H., nói: “Đấy là người Trung Quốc qua buôn gỗ. Họ nhờ vợ chồng H. đặt hàng gỗ từ Lào và thu gom gỗ lậu tại Quảng Bình rồi cho lên tàu về bên ấy”.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, H. liên kết với P., T. và cho các lái gỗ Trung Quốc ở ngay trong nhà mình để cùng nhau thu gom, nâng giá các loại gỗ mà phía Trung Quốc đang cần như sưa, lim. Ba nậu gỗ này đang gom một lượng lớn gỗ lim với khoảng gần 1.000 khối từ Lào và các nguồn lim lậu ở miền tây huyện Lệ Thuỷ cho các lái gỗ Trung Quốc. Một thông tin thân cận của giới buôn gỗ còn tiết lộ, gỗ đã được cưa xẻ thành khí (những thanh gỗ nhỏ – PV), áp giấy tờ hợp pháp và chở đi Hải Phòng, sau đó bốc lên tàu để về Trung Quốc. Thời gian gần đây gỗ lim đắt gấp đôi nhưng vẫn được phía lái gỗ Trung Quốc mua và đặt hàng. Trước đây một thanh gỗ lim dài 3m, dày 5cm, rộng 20cm được bán ở Đồng Hới 700.000 đồng thì nay đã lên 1 triệu đồng, có khi thương lái Trung Quốc ra giá mua 2 triệu đồng nếu lim khan hàng.
Video đang HOT
Gỗ rời rừng về xuôi.
Do gỗ lim bị ráo riết săn lùng nên trước đây lim gốc, lốc lõi trong rừng còn có để mót lại và khai thác, đến nay gần như đã vắng bóng lim. Hồ V., một thanh niên Vân Kiều ở xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ đi lỉa gỗ cùng trâu nói: “Không biết họ săn lim kiểu chi mà ráo riết hơn mọi năm, ngắn dài chi cũng mua, thậm chí cả rễ cũng mua cả khối, chỉ thiếu nước họ mua theo cân, theo lạng như sưa nữa thôi. Mới mấy tháng đặt hàng lim mà rừng đã khan rồi, cứ kéo dài thì đắt mấy lim rừng cũng hết; nhà mô làm nhà bằng lim mà tháo ra bán chắc giàu to”. Quả thực, một số địa phương ở Quảng Bình từng có nhiều lim nay đã gần như tuyệt diệt như huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá, và Bố Trạch. Riêng hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ còn lim nhưng đang đối mặt với săn lùng ráo riết.
Trao đổi với chi cục Kiểm lâm và một số lâm trường về việc người Trung Quốc đặt hàng gỗ lim nhiều có thể khiến tuyệt chủng loài gỗ quý này ngoài tự nhiên, chúng tôi đều nhận được trả lời là “sẽ cho kiểm tra làm rõ thông tin”. Khi chúng tôi đi khảo sát thực tế cho bài viết này, còn nhận được thông tin từ một nậu gỗ loại lớn ở Đồng Hới, không chỉ lim, mà táu, hương, gụ… cũng được lái gỗ Trung Quốc đặt hàng. Và gỗ quý không chỉ được chở ra phía Bắc rồi mới lên tàu mà có chuyến gỗ vượt sông Gianh, ra cửa Gianh và bốc lên tàu đi Trung Quốc một cách bí mật.
Hộ chiếu của một người Trung Quốc được cho là tìm mua sưa ở Phong Nha – Kẻ Bàng.
Ngày 20.6 tại cuộc gặp gỡ báo chí, ông Trần Văn Tuân, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng nếu có giấy tờ thì gọi là gỗ hợp pháp. Đã là gỗ hợp pháp thì có quyền mua bán, dù người mua là ai. Ngay cả người Trung Quốc nếu nhập cư hợp pháp thì cũng có quyền mua bán, còn nhập cư trái pháp luật thì cơ quan công an phải chịu trách nhiệm. “Khi nhập cư đúng pháp luật thì chuyện mua bán là chuyện bình thường, chứ không phải cứ người Trung Quốc buôn bán gỗ là sai. Bởi vì mở cửa rồi, nên hoạt động buôn bán là bình thường”, ông Tuân nói.
Trong khi đó, chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Hoài khi tiếp nhận thông tin trên cho biết “sẽ chỉ đạo kiểm tra làm rõ”. Theo đó, nếu mua gỗ lậu, bất hợp pháp sẽ xử lý theo đúng pháp luật, nếu nhập cư bất hợp pháp hoặc phát hiện có người Trung Quốc ở trong nhà người dân không đúng pháp luật sẽ trục xuất.
Theo SGTT
Thương lái lùng sục săn gỗ huỳnh đàn
Cơn sốt huỳnh đàn đang sôi sục từ vùng núi cao, và cả ở phố thị, người dân Quảng ngãi đang phải gồng mình gánh chịu những hệ lụy của cơn sốt này từ nhiều ngày qua.
Mua cả...thớt thái rau cho heo
Khi tình trạng người dân đào bới khắp núi rừng huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi tìm huỳnh đàn tạm lắng xuống do lực lượng kiểm lâm truy quét gắt gao, thì giờ đây các thương lái lại đang lùng sục khắp các làng quê trong tỉnh để tìm mua các vật dụng là từ gỗ huỳnh đàn.
Hàng ngày, các thương lái đi khắp nơi, đến từng hộ gia đình săm soi các vật dụng như: Tủ, bàn, ghế, gường, phản... lâu năm cạo đốt để tìm huỳnh đàn và gạ gẫm cả huỳnh đàn non.
Được giới thiệu từ trước rằng không phải là thương lái, gia đình ông Phạm Văn Ánh (thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh) mới mở cửa tiếp chuyện chúng tôi.
Chiếc tủ gỗ huỳnh đàn nhà ông Ánh khiến ông mất ăn mất ngủ gần một tháng nay
Ông Ánh kể lại, vừa qua khi ông sửa lại ngôi nhà đã xây dựng cách đây hơn 20 năm nên đã nhờ thợ mộc tới đóng cửa, vô tình nhóm thợ này phát hiện gia đình ông sở hữu cái tủ thờ và tủ đựng quần áo đã lâu năm và cho rằng gỗ này là huỳnh đàn.
Sau khi xin phép chủ nhà cào, đốt thử, nhóm thợ mộc đã trả giá 1 tỷ đồng. Cả nhà ông Ánh mừng như mở hội, nghĩ bụng để giá tăng thêm chút ít nữa nên chưa quyết định bán. Thế rồi ngày nào, ông cũng bị quấy rối bởi các tay săn huỳnh đàn.
Người này bảo là phải, kẻ cho là không nhưng suốt ngày các nhóm thương lái rình mò nhà ông, có khi tới 10 giờ khuya họ vẫn không cho gia đình ông nghỉ ngơi.
Cũng như ông Ánh, anh Nguyễn Văn Duy (thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây, huyện Sơn Tịnh) cũng vô tình phát hiện mình cũng có gỗ huỳnh đàn trong tay. Đó là khúc gỗ mà vợ anh vẫn hay làm cái thớt kê để băm rau cho lợn.
Anh Duy cho biết khúc gỗ này anh nhặt được gần 20 năm về trước, lúc ấy anh đang công tác tại một đơn vị quân đội ở Ba Tơ. Không ngờ hôm trước có người bạn đến chơi nhà bảo cái thớt này đúng là huỳnh đàn đáng giá bạc triệu.
Bán tín bán nghi nhưng thương lái săn lùng gắt gao và trả với giá 3,2 triệu đồng cho khúc gỗ. Với anh Duy cái thớt này không mấy giá trị, nên anh bán để thêm tiền mua cái máy tính cho con gái.
Nhưng rồi khi thấy trong nhà anh còn có bộ ghế sa lông và chiếc giường cũ được nhiều người hỏi mua với giá 5 triệu đồng/kg, anh Duy đã rất ngạc nhiên vì mấy thứ đồ cũ ấy lại có giá đến thế. Sau nhiều ngày tính toán, anh hai vợ chồng nghĩ rằng, với số tiền ấy có thể mua sắm lại bộ ghế mới vừa đẹp vừa hiện đại hơn nên quyết định bán.
Ngôi nhà này có bộ cửa làm bằng gỗ huỳnh đàn, bị thương lái "bao vây suốt" ngày để mua lại
Nhưng chưa kịp mừng vì những thứ vật dụng cũ ấy có giá cao đến thế thì cả nhà dở khóc dở cười khi biết đã ngã ngửa vì chính bộ ghế sa lông và chiếc giường cũ của mình, thương lái nọ sang tay cho một thương lái khác với giá 12 triệu đồng/kg. Cả gia đình anh Duy mất ăn mất ngủ vì tiếc của, bởi theo anh số tiền mà lẽ ra anh có phải là hơn 400 triệu đồng. Giờ đây, mỗi khi ai nhắc đến huỳnh đàn, anh Duy chỉ thở dài.
Khi chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này, lại được nghe một câu chuyện khác cũng oái oăm không kém. Chuyện bắt đầu vào trước Tết nguyên đán, một người dân ở Làng Trui, xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ tên Nguyễn Văn Xín, trong lúc ngồi uống rượu bỗng nhiên hứng chí "bật mí" rằng có lần nghe cha mình nói là quan tài chôn ông nội được làm bằng gỗ huỳnh đàn.
Thế là chẳng bao lâu sau, tin này lọt đến tai một trùm thu mua huỳnh đàn trong huyện. Ban đầu anh Xín từ chối thẳng thừng, nhưng sau nhiều lần nghe "ông trùm" nọ gạ sẽ trả rất nhiều tiền để mua chiếc quan tài kia, với giá có thể lên đến cả trăm triệu đồng, nên anh Xín đã đồng ý, với điều kiện "ông trùm" phải mua một chiếc quan tài mới để thay vào, đồng thời mua trâu, rượu đến cúng thì mới chịu đào lên bán.
Cơ quan chức năng huyện Ba Tơ ngăn chặn một vụ việc đào bới tìm gỗ trên tuyến Quốc lộ 24
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, chiếc quan tài nọ được trả 80 triệu đồng. Và cũng từ vụ mua bán này, một số người trong xã đã tìm hiểu nơi mà ngày xưa ông nội của anh Xín đã chặt cây huỳnh đàn nọ để lấy phần thân làm quan tài cho mình.
Trong số đó có một người đã tìm ra chính xác địa điểm trên và thuê xe đào tìm. Tuy nhiên do vị trí của gốc huỳnh đàn nằm ở lưng dốc và qua nhiều năm bị đất đá từ phía trên sạt lở xuống và lấp quá sâu nên vẫn không tìm thấy, cuối cùng họ đành bỏ cuộc.
Tuy nhiên một người dân trong xã đã đến và âm thầm đào, cuối cùng tìm được và bán khoảng 1,8 tỉ đồng. Một người khác ở cùng xã cũng tìm được một phần nhánh của cây huỳnh đàn trên và bán được hơn 150 triệu đồng. Thực hư của câu chuyện chưa được kiểm chứng nhưng, từ lời đồn đại này, mà từ sau Tết nguyên đán, cơn sốt huỳnh đàn bỗng chốc "tái phát", lôi kéo hàng trăm người tham gia, gây náo động cả huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.
Hệ lụy của lòng tham
Những câu chuyện như trên lan truyền đến chóng mặt, trong khi các thương lái lùng sục khắp nơi thì nhiều người đem các vật dụng trong gia đình ra cạo thử mong trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ huỳnh đàn. Điều đáng nói là có nhiều hộ gia đình còn tháo cả cột nhà, khung cửa... những ngôi nhà thờ cổ mà cha ông để lại ra bán.
Theo lời giới thiệu của anh Duy, chúng tôi tiếp cận được một thương lái ở xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh. Ông Vũ, chủ nhóm thương lái cho chúng tôi biết, từ đầu năm trở lại đây, đa số các thương lái đã chuyển hướng làm ăn từ miền núi về nông thôn để săn các vật dụng từ huỳnh đàn, bởi mua những vật dụng này giá vừa rẻ vừa vận chuyển an toàn vì đó là những vật dụng gia đình đã qua sử dụng. Hơn thế nữa, các bên mua bán thường viết giấy tặng cho nên luật pháp không cấm.
Nhóm ông Vũ có 6 người, hằng ngày họ về các vùng quê dò hỏi để săn huỳnh đàn. Sau khi xác định đúng là huỳnh đàn, các thương lái này chụp hình gửi cho thương lái khác ở các tỉnh, thành phía Bắc như: Thanh Hóa, Hà Nội để ra giá.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì huỳnh đàn có nhiều tên gọi khác như sưa hay sưa Bắc Bộ, trắc thối, huê mộc vàng. Tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae). Là cây gỗ nhóm IA, được xếp vào loại cực kì quý hiếm, cấm khai thác và sử dụng với mục đích thương mại. Gỗ huỳnh đàn đỏ khá bền, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Nhiều thông tin hiện nay cho rằng các thương lái Trung Quốc, Đài Loan lùng sục mua về không để đóng quan tài vì cho rằng gỗ huỳnh đàn có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Đặc biệt đồ gia dụng làm từ huỳnh đàn sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Do vậy mà huỳnh đàn đỏ được mua với giá rất cao.
Nếu số lượng nhiều, họ sẽ tức tốc bay vào tận nơi thu mua đưa sang Trung Quốc, Đài Loan. Theo lời của thương lái Vũ thì gỗ huỳnh đàn từ chân gường hiện có giá khoảng 8,5 triệu đồng/kg, be gường đường kính 20cm 12 triệu đồng/kg, mặt bàn, ghế 18 triệu đồng/kg, đặc biệt mặt gỗ dày 7 phân và chiều dài hơn 1,2m thương lái sẽ thu mua với giá 25 triệu đồng/kg.
Chẳng cần biết thực hư thế nào, nhưng lời đồn đã thổi bùng lên sự khao khát, thèm muốn được trở nên giàu có nhanh chóng của người nhiều dân trong vùng từ huỳnh đàn. Vì thế nhiều người đã lao vào cuộc săn lùng, sục sạo tìm kiếm ở khắp các xóm làng và nhiều khu rừng để mua, tìm huỳnh đàn.
Không chỉ săn huỳnh đàn từ các vật dụng, các thương lái còn lùng sục khắp các nhà vườn có trồng các loại cây này. Họ thu mua tất tần tật từ cây con đến cây già.
Ông Nguyễn Văn Phấn là một chủ vườn ươm ở xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi cho biết, hàng ngày có không biết bao nhiêu thương lái đến gạ mua cây huỳnh đàn non của ông. Vào năm 2007, khi mà cơn sốt huỳnh đàn nổi lên, ông đã vào tận Bình Định mua vài chục cây con về trồng nhưng chỉ sống được 10 cây. Hiện giờ chúng có đường kính khoảng 10cm, thương lái trả 5 triệu đồng/cây.
Tại các địa phương miền núi, từng nhóm người vẫn đang âm thầm đào bới những địa điểm nghi ngờ có gốc, thân huỳnh đàn bị vùi lấp tại các khu rừng, ven sông, suối, rẫy và cả hành lang trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ làm ảnh hưởng đến đất sản xuất của người dân và an toàn trên tuyến giao thông này, không những gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông mà còn làm tăng nguy cơ sạt lở trong mùa mưa bão sắp đến.../.
Theo VOV
THƯƠNG LÁI TRUNG QUỐC LẠI GIỞ TRÒ: "Cắm chốt" cảng cá Nhiều tháng qua, tại cảng cá An Phú (xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) luôn có thương lái Trung Quốc túc trực thu mua hải sản, ngư dân bị thất thu vì thương lái câu kết với đầu nậu Trong hai ngày 7 và 8-6, chúng tôi về cảng cá An Phú, không khí buôn bán khá nhộn nhịp. Hiện...