Thương học trò, anh công nhân mở lớp dạy miễn phí, quên cả hạnh phúc riêng tư
‘Tôi thương các cháu. Lương công nhân quá thấp nhưng khi nhìn chúng, tôi không nỡ bỏ để tìm một công việc khá hơn’.
Người không chịu làm ‘thầy’
Chúng tôi đến thăm lớp học trên đường 22 (P. Phước Long B, Q. 9, TP.HCM) vào một buổi tối. Bước vào bên trong, ở tầng trệt, 6 học sinh cả nam lẫn nữ ngồi quanh 2 chiếc bàn tròn cặm cụi làm bài. Thấy chúng tôi vào, một em đứng lên khoanh tay cúi đầu: ‘Thưa bác, bác kiếm ai’?. ‘Bác cần gặp thầy của con’. ‘Mời bác lên lầu, chú ấy đang dạy lớp trên’.
Nhóm học sinh chăm chỉ học tập.
Trên lầu, 10 học sinh lớp 7 đang lắng nghe lời giảng của ‘chú’. Đó là một thanh niên đứng tuổi thấp người, gầy guộc. Anh mặc chiếc áo thun đỏ, quần đen giản dị. Anh giảng bài bằng giọng Huế lơ lớ.
Thấy tôi, anh nói, chú cố gắng đợi anh đến 21h, tan lớp. Chúng tôi gật đầu, ngồi xem anh và các học sinh dạy và học.
Tranh thủ lúc ngưng giảng, chúng tôi trò chuyện với nữ học sinh tên là Haphi Sáh, dân tộc Chăm. Em theo gia đình từ An Giang lên vùng đất này từ nhiều năm nay. Cha mẹ em đều là lao động thuộc diện khó khăn. Hiện em theo học lớp 7 trường THCS Đặng Tấn Tài.
Em được nhận vào lớp học này để bổ sung cho các môn Hình học, Đại số và Anh văn đang rất yếu. Em nói: ‘Nhờ có chú giảng nên con hiểu được bài vở ở trường. Rất may được chú thương, con được lên lớp và đạt được những danh hiệu mà có mơ con cũng không tìm được’.
Các em được cho bài tập ngồi làm. Anh xuống tầng trệt giảng bài cho học sinh lớp dưới.
‘ Chú chỉ muốn các con gọi là chú bởi chú không muốn làm thầy. Chữ ‘chú’ vừa thân tình vừa gần gũi. Không phải chỉ đơn thuần là giảng bài cho các con, chú còn muốn trang bị cho các con lễ giáo để trở thành người tốt trong xã hội’.
Nên người nhờ ‘chú’
Giờ tan học, các em lễ phép chào thầy ra về. Chỉ còn mình anh ngồi lại với chúng tôi. Anh là Hoàng Trọng Khánh, 37 tuổi là công nhân lao động phân xưởng thuốc sát trùng của một công ty liên doanh.
Năm 2000, học xong hết lớp 12, gia đình khó khăn anh phải vào Đà Nẵng làm công nhân ngành gỗ. Ròng rã suốt 10 năm vẫn không khá được, anh vào TP.HCM làm công nhân.
Vào một buổi chiều nọ, sau khi đi làm về anh ngồi uống cà phê với một người bạn tại một quán ở đầu đường 22 gần khu gò mả.
Học sinh lớp 7 đang chăm chú nghe giảng.
Trước mắt anh, trên một ngôi mộ, 4 chị em đang cặm cụi nhìn vào trang sách. Không được bao lâu, chúng xếp sách ngồi cúi đầu buồn bã. Anh đến bên cạnh chúng hỏi ‘Vì sao?’. Các em cho biết, muốn học lắm mà không hiểu bài. Anh bảo đưa cho anh xem.
Lần lượt, anh chỉ bài cho từng đứa. Chỉ đến đâu nét mặt chúng tươi đến đó. Cuối cùng chúng nở một nụ cười rạng rỡ, ‘Con cám ơn chú. Không có chú con không biết hỏi ai’.
Cứ thế, chúng bấu víu vào anh hết ngày này đến ngày khác. Từ 4 đứa này, con số đến hỏi bài ngày càng nhiều. Có nhiều phụ huynh khá hơn đã dựng lên tại nghĩa trang này một chòi nhỏ để làm nơi học tập. Số lượng cứ tăng dần. Hầu hết đều là con em lao động nghèo không có điều kiện học thêm. Chòi không còn khả năng chứa…
Một người bạn chủ trại mộc cho mượn chỗ làm lớp học nhưng chỉ một thời gian ngắn phải ngưng vì mùi vẹc-ni, dầu bóng lan tỏa khắp nơi khiến cho các em không chịu nổi. Lớp học phải dời đi nhiều nơi trước khi về nơi đây. Tầng trệt và lầu 1 mỗi nơi một lớp. Cứ từ 17h đến 19h, ở dưới lớp 6 thì trên lớp 8, rồi từ 19h đến 21h dành cho lớp 7 và lớp 9.
Các em ôn lại bài đã học.
Trải qua gần 10 năm, đến nay đã có nhiều học sinh tốt nghiệp cấp 3. Tôi giúp các cháu hoàn toàn miễn phí. Rất may, nhiều phụ huynh có điều kiện góp lại thuê căn nhà này và chính chủ nhà cũng tạo điều kiện cho tôi được tiếp tục làm công việc đáng yêu này.
Nhiều người thắc mắc, tại sao tôi mới học hết lớp 12 mà có thể chỉ dạy được các cháu? Theo tôi, điều quan trọng để làm được việc là kiến thức. Tôi không có bằng cấp cao nhưng tôi thường xuyên trau dồi và học hỏi khắp nơi. Nhờ vậy tôi mới chỉ cho các cháu được. Mà tôi chỉ hướng dẫn các cháu học thôi, không phải dạy nên tôi không nhận là thầy.
Tôi thương các cháu. Lương công nhân quá thấp nhưng khi nhìn chúng, tôi không nỡ bỏ để tìm một công việc khá hơn. Tôi cũng chẳng còn tâm trí nào để tìm cho mình một hạnh phúc riêng nên đến nay vẫn còn độc thân. Các cháu học giỏi, ngoan và nên người là niềm hạnh phúc vô bờ của tôi …’, anh nói.
Ngày 25/12/2017, ông Trần Văn Bảy, Chủ tịch UBND quận 9 đã biểu dương việc làm của anh Khánh ‘Có thành tích đóng góp cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận’.
2 năm sau, chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tiếp tục khen tặng anh ‘Đã có những đóng góp tích cực trong thực hiện các chương trình xã hội – từ thiện liên tục nhiều năm’.
Theo vietnamnet
"Tôi nguyện dạy trẻ khuyết tật đến hơi thở cuối cùng"
"Có những buổi học, tôi đang dạy thì bỗng một học sinh la hét, mất kiểm soát hành vi và đập phá mọi thứ xung quanh. Nhìn thấy như vậy, các bạn khác gào theo, em lại cười ầm lên, tất cả đều căng như dây đàn.
Cảnh tượng thế không phải là hiếm ở lớp học Hy Vọng này".
Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Côi, 78 tuổi, giáo viên tình nguyện phụ trách dạy học miễn phí cho trẻ em khuyết tật, mồ côi cha mẹ, trẻ lang thang cơ nhỡ giữa lòng thủ đô.
Cô giáo Nguyễn Thị Côi, 78 tuổi dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật, mồ côi suốt 26 năm qua
26 năm đi tìm con chữ cho trẻ khuyết tật, mồ côi
Một buổi sáng trời thu Hà Nội, nắng trải vàng trên khắp những con đường, chúng tôi có mặt tại nhà văn hóa khu dân cư 2, phường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
Bước vào lớp học rộng chừng gần 20m2, một tấm bảng đen to và hơn chục bộ bàn ghế đủ kiểu dáng, được gom nhặt lại, kê ngay ngắn thành hai dãy bàn. 24 em học sinh đồng loạt đứng dậy chào to: "Chúng em chào anh ạ!". Thoạt nhìn, không ai nghĩ đây là lớp học dành cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đó chính là lớp học Hy vọng do cô giáo Nguyễn Thị Côi đảm nhiệm. Dù năm nay cô 78 tuổi, mắt đã mờ, chân chậm, tay run nhưng hàng ngày cô vẫn cần mẫn lên lớp không quản ngại nắng mưa, gió rét để làm bà, làm mẹ và làm cô giáo cho 24 đứa trẻ có hoàn cảnh éo le đến quặn lòng.
Cô Côi nhớ lại: "Bắt đầu từ năm 1994, khi đang là Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, tôi được biết UBND quận Hai Bà Trưng tìm giáo viên để mở lớp dành cho trẻ lang thang, cơ nhỡ và trẻ em nghèo. Nhận thấy đây là một việc làm hết sức ý nghĩa, cho nên tôi đã xung phong nhận lớp".
Sau khi nhận lớp, cô Côi đến từng tổ dân phố, từng xóm trọ lao động ven đê sông Hồng để vận động phụ huynh cho con đến lớp. Khi ấy nhiều gia đình còn xua đuổi, nhất quyết không chịu cho con đến lớp học chữ xóa mù, vì nhiệm vụ của những đứa trẻ đó buộc phải ở nhà kiếm tiền, làm lao động chính trong gia đình.
Nhưng cô Côi vẫn kiên trì, hàng ngày đều mang sách vở đến để vừa dạy, vừa thuyết phục gia đình cho các em ra lớp tập trung.
Thấm thoát vậy mà đã được gần nửa đời người, cô Côi cười: "Không biết là cái duyên hay cái nghiệp, tên tôi đã mặc định sẵn gắn liền với việc dạy chữ cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật. Có những học sinh giờ đây đã có nghề nghiệp ổn định, có người học lên tới đại học, đó là điều hạnh phúc nhất của một bà giáo già như tôi".
Không chỉ dạy học cho các em là trẻ lang thang cơ nhỡ, cô Côi còn vận động phụ huynh có con bị thiểu năng trí tuệ cho các em đến học miễn phí tại lớp của mình.
"Tôi muốn trao cho các cháu một cơ hội được hòa nhập cộng đồng, được học tập và được kết bạn", cô Côi tâm sự.
Khi tuyển đối tượng học sinh mới vào lớp cũng là lúc cô giáo Côi phải đối mặt với sự vất vả hơn. "Có những buổi học, tôi đang dạy các em đánh vần thì bỗng một học sinh la hét, do bị mất kiểm soát hành vi và đập phá mọi thứ xung quanh.
Nhìn thấy như vậy, các em khác gào theo, em lại cười ầm lên, tất cả đều căng như dây đàn. Cảnh tượng thế không phải là hiếm ở lớp học Hy Vọng này, tuần nào cũng có vài ba buổi học như vậy".
"Mới đầu tiếp xúc, tôi sợ lắm, luống cuống không biết xử lý ra sao. Nhưng dần dần tôi đã tìm đọc thêm nhiều sách để biết các xoa dịu cơn đau của những đứa trẻ bị khuyết tật, nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Những lúc như vậy tuyệt đối không được quát tháo, to tiếng, người giáo viên phải bình tĩnh, ôm học trò vào lòng, từ từ dỗ dành, nịnh cho ăn kẹo, cho đi chơi... bằng cả tình yêu thương của người bà, người mẹ rồi các em sẽ bình tĩnh lại", cô Côi chia sẻ.
Dạy trẻ đến hơi thở cuối cùng
Lớp học Hy Vọng của cô giáo Côi không có tiếng trống trường thúc giục vội vã, không có sự ồn ào, náo nhiệt, mà ấm cúng, gần gũi bởi tình thương vô bờ bến của cô giáo dành cho những đứa trẻ có số phận kém may mắn.
Chung một phòng học nhưng mỗi em học một chương trình, em học sách lớp 1, em học sách lớp 3, em lại học sách lớp 5; một lớp học 5 trình độ. Có lẽ điểm chung nhất giữa các em là hoàn cảnh, trò đùa trớ trêu của số phận. Những học trò đều là những em khuyết tật, bị tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin...
Các em ngay từ nhỏ đã phải lăn lộn với cuộc mưu sinh, thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm, dạy bảo từ bố mẹ nên tính cách và tâm hồn dường như cũng trở nên chai sạn với cuộc đời, chẳng còn ngại ngừng gì với những người lạ.
"Nhưng cái khó nhất khi dạy trẻ thiểu năng là các em hầu như không có trí nhớ. Muốn giảng cho các em hiểu, phải giảng nhiều lần.
Mỗi khi các em làm bài, tôi phải chụp các công thức toán học và bảng cửu chương để từ những kiến thức sẵn có đó, học trò có thể vận dụng vào từng bài toán cụ thể. Vất vả là thế, ấy nhưng chưa ngày nào dám nghỉ dạy; chỉ lo mình không lên lớp, các em sẽ lười học ngay", bà giáo già tâm sự.
"Chị cả" của lớp năm nay đã ngoài 30 tuổi, khuôn mặt ngờ nghệch, đôi mắt vô hồn đờ đẫn, cùng là người theo học lớp này lâu nhất.
Suốt 7 năm qua, "chị cả" Lê chăm chỉ đi học, giờ chị đã biết viết, biết tính và học đến chương trình sách lớp 3. Chị Lê cười: "Ở lớp vui lắm, cô giáo Côi không quát mắng bao giờ, được cho kẹo mỗi ngày. Nhờ cô mà Lê biết viết chữ đẹp, biết đọc thông tin trên tờ rơi đấy..."
Nhìn đứa học trò ngờ nghệch của mình, cô Côi bùi ngùi nhớ lại: "Không riêng gì Lê, lần đầu tiên, sau khoảng 3 tháng dạy cho trẻ em lang thang cơ nhỡ thì một hôm có em Hiền chạy về bảo: Cô ơi, con đọc được chữ ở mấy tấm biển ngoài kia rồi.
Hạnh phúc quá, vui mừng quá, thế là hai cô trò ôm nhau khóc, chắc Hiền cũng không hiểu vì sao tôi khóc, nó là đứa học trò mồ côi đầu tiên biết chữ trong lớp này".
Nhìn vào ánh mắt rơm rớm, ngân ngấn lệ của cô Côi, tôi chợt hiểu rằng, với cô đó là niềm động viên, an ủi lớn nhất cho những tháng ngày vất vả đã qua.
Ở cái tuổi mà người ta sum vầy bên con cháu để an hưởng tuổi già, cô Côi vẫn ngày ngày tận tụy đến với lớp học Hy Vọng.
Cô cười hiền: "Các em đã thiệt thòi quá rồi. Giúp cho những đứa trẻ biết được chữ cái, con số cũng là để cho các con bớt đi phần nào thiệt thòi trong cuộc sống.
Tôi làm mọi thứ vì các con và không mong đợi điều gì ngoài việc các con khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Đến đây tôi tìm thấy được những niềm vui, rèn luyện được sức khỏe, tránh được bệnh tật".
Chia sẻ niềm vui cùng cô giáo Côi, cuối tháng 9/2019 vừa qua, cô đã được vinh danh phụ nữ tiêu biểu Thủ đô vì những đóng góp thầm lặng, miệt mài suốt 26 năm qua.
Cô Côi khiêm tốn: "Tôi chỉ là trong ít các giáo viên được vinh danh, tuy chưa đóng góp được nhiều cho xã hội, nhưng đây cũng sẽ là động lực để tôi gắng sức hơn nữa vì những học trò khuyết tật của mình.
Mong sao cho có sức khỏe để dạy học đến 90, 100 tuổi; cho các em có chỗ dựa, có một nơi đi về và quan trọng hơn là cho chúng được hy vọng vào ngày mai tương sáng hơn như chính cái tên tôi đặt- Lớp học Hy vọng".
"Giáo viên nào cũng mong học trò mình thành đạt, nên người có ích cho xã hội. Nhưng riêng tôi, tôi chỉ mong các trò của mình có thể đọc thông, viết thạo, ý thức được hành vi của mình mà hòa nhập cộng đồng", cô Côi tâm sự.
Hà Cường
Theo Dân trí
Phó hiệu trưởng tình nguyện dạy học miễn phí học trò nghèo Năng động, nhiệt tình và sáng tạo... đó là những gì mà các đồng nghiệp nhận xét về thầy Nguyễn Trọng Tuân - Phó Hiệu trưởng trường THCS Bột Xuyên (Mỹ Đức, Hà Nội). Học sinh Trường THCS Bột Xuyên (Mỹ Đức, Hà Nội) "Trái ngọt" của sự tâm huyết, sáng tạo Năm học 2017 - 2018, lần đầu tiên tham dự kỳ...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách
Du lịch
16:47:44 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
Netizen
16:39:31 23/02/2025
Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng
Thế giới
16:14:28 23/02/2025
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới
Hậu trường phim
16:08:46 23/02/2025
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau
Pháp luật
16:07:32 23/02/2025
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa
Nhạc việt
15:59:27 23/02/2025
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam
Phim châu á
15:04:41 23/02/2025
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa
Sao châu á
14:55:51 23/02/2025
Cuộc sống viên mãn của NSND Thu Hiền
Sao việt
14:53:11 23/02/2025
Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu
Trắc nghiệm
14:15:02 23/02/2025