Thương học sinh Việt phải “gói mình” trong sách giáo khoa

Theo dõi VGT trên

Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và quanh năm, học sinh chúng ta cứ phải “gói mình” trong những cuốn sách giáo khoa. Trong khi, thế giới ngoài kia bao la các loại sách, các em lại ít được tiếp cận.

PGS.TS Hoàng Thị Tuyết, ĐH Sư phạm TPHCM nhấn mạnh điều này đến các nhà quản lý tại tọa đàm “ Thói quen đọc sách góp phần hình thành nhân cách cho học sinh như thế nào?” do Hội Xuất bản Việt Nam, Sở GD-ĐT TPHCM và Thành đoàn TPHCM tổ chức sáng 27/8.

PGS.TS Hoàng Thị Tuyết: Học sinh chúng ta đang “gói mình” trong sách giáo khoa

PGS.TS Hoàng Thị Tuyết cho hay, các nghiên cách đây gần cả trăm năm nay đã khẳng định đọc sách góp phần hình thành nhân cách của con người, thể hiện qua giá trị sống, kỹ năng sống, hệ giá trị… của con người đó trong cuộc sống.

Thế nhưng, học sinh chúng ta ít có thời gian, ít có cơ hội để được đọc sách. Ở các nước phát triển, họ rất chú tâm đến việc tạo không gian cho học sinh đọc sách, còn chúng ta vẫn chưa đi vào quỹ đạo, ngay trong chương trình giáo dục phổ thông mới cũng chưa chú tâm đến điều này.

Thương học sinh Việt phải gói mình trong sách giáo khoa - Hình 1

PGS.TS Hoàng Thị Tuyết

TS Hoàng Thị Tuyết cũng đề cập học sinh chúng ta đọc theo kiểu “1 cuốn”, đọc sách giáo khoa, giáo trình. Trong khi bà đi học ở nước ngoài, ở các trường đại học nước ngoài, phải nói rằng: Không đọc không tồn tại!

“Không đọc không học được! Không đọc không thể đạt được kết quả tốt. Mỗi một bài học, mỗi hoạt động đều lôi người đọc đến thư viện, phải đọc sách báo. Không đọc không thể học, không thể thành công trong nền giáo dục ấy”, bà Tuyết nói.

Trẻ con không đọc sách, lỗi ở người lớn

Nhà văn Văn Thành Lê cho rằng, tuổi thơ mà không có trang sách đi cùng thì có thể nói đó là một tuổi thơ khuyết thiếu, chưa trọn vẹn. Trẻ em không có thói quen là lỗi ở người lớn. Gia đình đã không đưa sách đến đầu gường các em, nhà trường đã không đưa sách vào lớp học của các em.

Theo tác giả, chúng ta cần nhìn thẳng vào thực trạng các thư viện trong nhà trường; xây dựng khung chương trình giáo dục, giảng dạy có thiết hướng dẫn học sinh đọc sách, giới thiệu, tương tác với sách.

Thương học sinh Việt phải gói mình trong sách giáo khoa - Hình 2

Nhà văn Văn Thành Lê nêu quan điểm, trẻ không có thói quan đọc sách là lỗi ở người lớn

PGS.TS Hoàng Thị Tuyết bày tỏ, giáo dục của chúng ta chưa hình thành được cho học sinh năng lực tự đọc, tự học. Các em trói mình trong những giờ học trên lớp, ở những giờ học thêm.

Theo bà, xây dựng thói quen đọc cho học sinh có thể nói là một trong những giải pháp giúp chương trình giáo dục phổ thông thành công trong việc trang bị cho học sinh các năng lực tự chủ, tự học.

Thương học sinh Việt phải gói mình trong sách giáo khoa - Hình 3

Học sinh ở TPHCM chọn mua sách vào ngày cuối tuần

Trong lá thư gửi ban tổ chức tọa đàm, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ, ngoài giáo trình, giáo án và thầy cô trên trên lớp thì sách là trợ thủ đắc lực, hữu hiệu mang lại chất lượng, hiệu quả trong dạy học của thầy trò.

Những giải pháp như đưa tiết đọc sách vào khung chương trình, đầu tư cho thư viện, thành lập danh mục sách khuyến đọc… theo ông Trương Tấn Sang đều khả thi. Ngành Giáo dục TPHCM có thể xin chủ trương của Bộ GD-ĐT để sớm triển khai cho hệ thống các trường học của thành phố.

Hoài Nam

Theo Dân trí

Tôn vinh văn hóa đọc

Trung bình người VN thụ hưởng 4,2 cuốn sách/năm, trong đó 2 - 3 cuốn là sách giáo khoa. Như vậy, mỗi người chỉ thực sự thụ hưởng gần 2 cuốn sách/năm.

Tôn vinh văn hóa đọc - Hình 1

Hội sách VN diễn ra từ ngày 18 - 22.4 tại Hà Nội thu hút nhiều người tham dự - ẢNH: NGỌC THẮNG

Trong khi đó, ở Malaysia - một quốc gia cùng trong khu vực Đông Nam Á, mỗi người dân thụ hưởng 12 cuốn sách/năm. Những con số thống kê trên được Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra cho thấy VN thuộc nhóm quốc gia đọc sách thấp nhất thế giới.

Cần nhìn thẳng thực tế

"Đất nước ta muốn vươn lên thì nhất định phải nâng cao dân trí. Mỗi người dân phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn"

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Cách đây 5 năm, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21.4 hằng năm là Ngày sách VN, hướng đến 3 mục tiêu: khuyến khích người VN đọc sách; tôn vinh giá trị của sách; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc VN. Tại hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng về Ngày sách VN vừa diễn ra tại Hà Nội, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: "Mặc dù kết quả đạt được đáng khích lệ nhưng vẫn cần nỗ lực hơn nữa, làm sao cho Ngày sách VN, văn hóa đọc đi vào thực chất, lan tỏa mọi ngóc ngách, mọi cấp ngành hơn nữa. Đó đây còn nhiều nơi chưa tích cực, còn hình thức". Ông cũng nhấn mạnh: "Đất nước ta muốn vươn lên thì nhất định phải nâng cao dân trí. Mỗi người dân phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn".

2 năm trước, đề án Phát triển văn hóa trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng bắt đầu được triển khai. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình Sách hóa nông thôn, nhìn nhận VN vẫn chưa có văn hóa đọc. "Trước năm 1945, cả nước có hơn 90% dân số mù chữ. Từ năm 1945 đến năm 1975 lại chiến tranh liên miên nên việc đọc sách chưa phải là thói quen của toàn dân. Từ năm 1975 đến nay, đói nghèo, phát triển nóng và thiếu tư duy vĩ mô về thư viện, đã không thể tạo thói quen đọc cho số đông dân chúng trên bình diện quốc gia", ông lý giải.

Đặc biệt, ở vùng nông thôn, theo khảo sát của nhóm chương trình Sách hóa nông thôn trong gần 20 năm, ngoại trừ một số gia đình giáo viên, hầu như các gia đình khác không có cuốn sách nào ngoài sách giáo khoa, sách bài tập nâng cao của học sinh. Theo con số thu thập được của nhóm sau khi tiến hành khảo sát ở 50 trường học vùng nông thôn một số tỉnh, thành, qua phỏng vấn ngẫu nhiên và lấy thông tin ở các thư viện, ở vùng thuần nông, trung bình mỗi học sinh chỉ đọc khoảng 1 đầu sách/năm, các trường học ở khu vực thị trấn có số đầu sách được mượn bình quân 5 đầu sách/học sinh/năm.

Trong khi đó, GS-TS Đinh Xuân Dũng muốn nói đến hiện trạng "lười đọc". Ông nhìn nhận: "Xu hướng đọc giải trí, không nhằm một chủ đích gì cụ thể, tìm đến sách để giải tỏa sự căng thẳng, đọc sách khi có thời gian nhàn rỗi. Từ xu hướng này, người đọc không ưa những sách dày, những sách có sức chuyển tải những vấn đề lớn và sâu về cuộc sống và số phận con người, những sách đòi hỏi sự lý giải, phân tích của tư duy, từ đó, một loại sách giải trí, đáp ứng nhu cầu thị trường của một bộ phận công chúng xuất hiện, trong đó có những cuốn có tính giải trí lành mạnh, dễ đọc và cả những đầu sách giải trí tầm thường, tẻ nhạt, thậm chí dung tục, rẻ tiền".

"Gieo mầm" văn hóa đọc

Nhiều chuyên gia cho rằng văn hóa đọc phải được hình thành từ sự giáo dục trong gia đình và trong nhà trường, bắt đầu từ hình thành thói quen đọc sách cho trẻ. "Đây là giải pháp tác động từ gốc, tạo nên nền móng lâu dài và bền vững để tác động đến thế hệ trẻ", PGS-TS Nguyễn An Tiêm (Hội Xuất bản VN) nhìn nhận và cho rằng: "Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, chúng ta phải có một chiến lược giáo dục đồng bộ giữa nhà trường - gia đình - xã hội nhằm vào đối tượng thanh thiếu niên, nhi đồng, để giáo dục, đào tạo, giúp họ có đủ năng lực, trình độ nhận thức được tầm quan trọng của sách, từ đó hình thành thói quen tự giác đọc sách".

"Muốn xây dựng được thói quen đọc sách thì phải phát huy tối đa vai trò đặc biệt quan trọng của gia đình và nhà trường, rồi mới đến xã hội", ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ, đánh giá. Theo ông, khó có thể tạo được thói quen đọc sách cho trẻ khi ở nhà không có quyển sách nào, hay khi cha mẹ, người lớn, người thân không bao giờ đọc sách. Học sinh cũng khó có thói quen đọc sách nếu nhà trường chưa chú trọng đến việc tạo điều kiện hay dạy cho các em học sinh cách đọc sách, hoặc có những yêu cầu học sinh phải đọc sách hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, ngoài sách giáo khoa. Ngoài gia đình, nhà trường, ông Nhựt cũng đề cập tới vai trò của xã hội, trong đó có các đơn vị xuất bản.

Ở góc độ khác, để phát triển phong trào đọc sách, ông Nguyễn Quang Thạch cho rằng, tiêu chuẩn thư viện theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT năm 2003 của Bộ GD-ĐT vốn nhiều bất cập ngay khi ban hành và quá lỗi thời so với nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Bộ GD-ĐT cần xây dựng tiêu chuẩn khuyến đọc và thư viện. Theo ông, bộ tiêu chuẩn phải bao gồm cấu trúc thư viện đến từng lớp học; xây dựng tủ sách và khuyến đọc ở trường và ở nhà. Bên cạnh đó, ông Thạch cho rằng, bộ tiêu chuẩn này cũng nêu rõ chỉ tiêu số đầu sách tối thiểu trẻ em nghe và đọc hằng năm, ví dụ trẻ em Tây Âu đạt con số trung bình 12.000 phút đọc sách/năm.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng để lan tỏa văn hóa đọc, cần tích cực lồng ghép văn hóa đọc với các phong trào như xây dựng gia đình văn hóa, khuyến công, khuyến nông, khuyến học. Điều này cần đi cùng với việc phát huy vai trò các hội như Hội Xuất bản, Hội Khuyến học liên quan tới văn hóa đọc, khuyến khích mọi người tham gia viết sách để có nhiều tác phẩm hay, cũng như tôn vinh các tác giả và tấm gương đưa sách và văn hóa đọc tới mọi nhà. Ông đề nghị Bộ TT-TT cần thực hiện kế hoạch cụ thể đưa đến các bộ, ngành, bên cạnh đó, là đầu mối kiến nghị chính sách về kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản đưa sách đến mọi nơi.

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26Clip bà cụ ăn xin ở Bình Dương rút tờ tiền trên tay chàng trai khiến hơn 5 triệu người dừng lại xem: "Tôi không ngờ"00:31"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Đôi chân như "phát sáng" của Lọ Lem00:41Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19

Tin đang nóng

Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Biden đi ngược ý chí cử tri Mỹ

Thế giới

05:08:19 19/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "cố gắng bắt đầu Thế chiến III một cách nguy hiểm" trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025, Dân biểu đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene tuyên bố.

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển

Sao châu á

22:32:14 18/11/2024
Người hâm mộ vô cùng lo lắng cho tình trạng của Park Bom. Nhiều fan để lại bình luận động viên, chúc cho chị cả 2NE1 sớm khỏe mạnh trở lại.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.