Thương hiệu Quốc gia – chìa khóa tăng giá trị sản phẩm và doanh nghiệp
Thứ hạng của Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện, thăng hạng một cách đáng kể trên bảng xếp hạng thế giới.
Những kết quả tích cực này là nhờ những giải pháp của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ xuất nhập khẩu và hơn cả là sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh tư liệu: Minh Đức/TTXVN
Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương về những yếu tố góp phần tạo nên thành công của Chương trình Thương hiệu Quốc gia cũng như định hướng thời gian tới để thương hiệu Việt ngày càng được khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Ngày 21/09/2022 vừa qua, Brand Finance đã công bố báo cáo năm 2022, Thứ trưởng đánh giá kết quả này như thế nào?
Từ báo cáo của Brand Finance năm 2022 và 3 năm gần đây, tôi cho rằng giá trị thương hiệu Quốc gia Việt Nam và Top 50 doanh nghiệp có thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, cụ thể:
Về tốc độ tăng trưởng giá trị Thương hiệu Quốc gia, Việt Nam tiếp tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn 2019-2022 là 74%.
Nếu như năm 2019, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam mới chỉ được Brand Finance định giá là 247 tỷ USD, năm 2020 là 319 tỷ USD tăng 29,1% so với năm 2019; năm 2021 là 388 tỷ USD tăng 21,6% so với năm 2020 thì năm 2022 đã là 431 tỷ USD tăng 11,1% so với năm 2021.
Cùng đó, về thứ hạng, bất chấp những hậu quả về đại dịch COVID-19 và những xung đột, bất ổn về địa chính trị đang diễn ra trên thế giới, nhiều nước đã không duy trì được thứ hạng của thương hiệu quốc gia nhưng theo đánh giá của Brand Finance, Việt Nam vẫn duy trì và tiếp tục được nâng hạng trong Top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Cụ thể, nếu như năm 2019, Việt Nam được xếp hạng thứ 42; năm 2020 tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33; năm 2021 duy trì vị trí thứ 33 và năm 2022 tăng hạng 1 bậc lên vị trí thứ 32.
Về tăng trưởng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, Brand Finance đánh giá trong Top 50 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam; có mức tăng trưởng về giá trị cũng cao là 36% (mức tăng trưởng của Singapore là 22%, ở Indonesia là 22%, Ấn Độ là 16%, Malaysia là 10%, Trung Quốc là 6%, Nhật Bản là 5% và Thái Lan là 4%).
Video đang HOT
Đáng lưu ý, trong số những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu dẫn đầu sự góp mặt của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam như Viettel, Vinamilk, MB, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Hòa Phát, Vietnam Airlines…
Điều này có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự đóng góp của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia trong vai trò tiên phong, dẫn dắt và phát triển Thương hiệu Quốc gia ngay cả trong những giai đoạn nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Góp phần vào những kết quả tích cực này, theo Thứ trưởng đâu yếu tố then chốt?
Để có được những kết quả này trước hết là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát của Chính phủ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội đã tạo ra uy tín cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cùng đó là sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, để góp phần gia tăng giá trị và vị trí của thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.
Đặc biệt, 2 năm qua, với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch COVID-19 gây ra, cùng với những xung đột kinh tế, địa chính trị của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường vốn có của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam các doanh nghiệp Việt đã giúp các sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế, khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường trong và quốc tế.
Hơn nữa, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã góp phần tích cực xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ có chất lượng, ở thị trường trong nước và quốc tế.
Điều này đã góp phần thúc đẩy sự thăng hạng mạnh mẽ của Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đưa Việt Nam lọt vào nhóm các quốc gia có thương hiệu mạnh trên thế giới.
Thứ trưởng chia sẻ rõ hơn về vai trò và các hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia của Chính phủ đã đóng góp như thế nào vào sự gia tăng của giá trị Thương hiệu Quốc gia Việt Nam?
Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ngoài ra, Chương trình Thương hiệu Quốc gia còn giúp địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa Thương hiệu Quốc gia với thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm và dịch vụ mạnh sẽ góp phần gia tăng giá trị Thương hiệu Quốc gia và ngược lại.
Không chỉ đánh giá ở trong nước, Báo cáo năm 2021 của Brand Finance cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Cụ thể, việc ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 1320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo ra cơ chế, chính sách thiết thực, góp phần gia tăng giá trị và thứ hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030.
Về hoạt động, ngày 8 tháng 10 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020 đến năm 2030, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tập trung thực hiện 3 hoạt động chính.
Chẳng hạn như việc nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư; nâng cao năng lực xây dựng, phát triển, quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chí của Chương trình; quảng bá Thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với quảng bá thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu Quốc gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu của mình một cách chuyên nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
Thời gian tới, Chương trình Thương hiệu Quốc gia sẽ tiếp tục có những hoạt động gì để gia tăng giá trị, thưa Thứ trưởng?
Căn cứ vào mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể mà Thủ tướng Chính phủ đã giao trong Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08/10/2020 phê duyệt Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam giai đoạn 2020 đến năm 2030, định hướng trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch kỳ xét chọn lần thứ 8 các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022, tổ chức Lễ công bố trong quý IV năm nay.
Ngoài ra, Bộ Công Thương tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đáp ứng hệ thống tiêu chí của thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Đáng lưu ý, Bộ sẽ tập trung các hoạt động tuyên truyền, quảng bá Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và các sản phẩm đạt danh hiệu này, nhất là ở thị trường ngoài nước, đối với các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng.
Cùng đó, Bộ Công Thương còn phát động, kêu gọi sự tham gia đồng hành của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong việc cùng chung tay phát triển Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đúng với ý nghĩa, tầm vóc là chương trình của Chính phủ, vì một Việt Nam hùng cường với những thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp có giá trị.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Bộ Công Thương chia sẻ những khó khăn của người dân, doanh nghiệp do giá xăng dầu tăng
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Thời gian vừa qua, giá xăng dầu tăng liên tục và tăng ở mức cao. Bộ Công Thương rất chia sẻ với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu trong đời sống và trong sản xuất kinh doanh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cung cấp thông tin tới báo chí
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, lãnh đạo Chính phủ hết sức quan tâm, thường xuyên chỉ đạo quyết liệt việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân cũng như xăng dầu cho sản xuất kinh doanh.
Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính thực hiện nhất quán theo Nghị định 83 và Nghị định 95 sửa đổi một số nội dung của Nghị định 83 trong điều hành giá xăng dầu, nhằm mang lại những thuận lợi nhất trong điều kiện có thể đối với người dân và doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, có 3 biện pháp cần lưu ý, tập trung thực hiện nhằm kiềm chế mức tăng của giá xăng, dầu: Trước hết, chúng ta cần sử dụng công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động giá của thế giới, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ việc phục hồi kinh tế.
"Chúng tôi xin chia sẻ thêm, vừa qua giá xăng dầu tăng là khó khăn đối với người dân, doanh nghiệp, và cũng là sức ép lớn đối với sự điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt là đối với chỉ số giá tiêu dùng (CPI)", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, giá bình quân một số mặt hàng xăng, dầu thế giới tại thị trường Singapore từ đầu năm đến 1/6 tăng 45,6-63,68%. Tuy nhiên, nhờ sử dụng linh hoạt, hợp lý những công cụ bình ổn giá suốt thời gian vừa qua, giá xăng dầu trong nước chỉ tăng 27,29-47,89%.
"Chúng ta phải điều chỉnh các loại thuế, phí trong cơ cấu xăng dầu. Ví dụ, hiện nay có thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu. Vừa qua, Bộ Công Thương đã đề xuất, kiến nghị và Bộ Tài chính cũng đã báo cáo Chính phủ, ngày 23/3/2022, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 18 về giảm mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, mỡ nhờn 50% và giảm 70% mức thuế bảo vệ môi trường với dầu hoả từ ngày 1/4/2022, có hiệu lực đến hết năm nay", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục rà soát trong phạm vi cho phép để giảm tiếp các thuế có liên quan đến cơ cấu giá xăng, dầu.
Bộ Công Thương có quan điểm là giá xăng, dầu muốn giảm được mức tăng không phải chỉ có riêng Bộ Công Thương và Bộ Tài chính mà đây còn là trách nhiệm của Chính phủ và của các bộ, ngành khác. Vì vậy, cần hướng tới đề xuất những chính sách an sinh cho người dân, hướng đến những đối tượng người nghèo, hộ chính sách... và phải tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh xăng, dầu tăng như hiện nay.
"Chúng tôi tin rằng với những biện pháp hiện nay và sắp tới sẽ cố gắng ở mức cao nhất để đảm bảo điều chỉnh mức giá xăng dầu trong khả năng cho phép", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói.
Việc tước giấy phép 5 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu là hành động kiên quyết Chiều 6/9, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ, trả lời câu hỏi của báo chí về việc Thanh tra Bộ Công Thương vừa tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của 5 doanh nghiệp đầu mối lớn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, đây là hành động kiên quyết xử lý hành vi vi phạm...