Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Chuyên gia hiến kế giúp Trump tiếp chuyện Kim Jong-un
“Đừng đối đầu với Kim Jong-un”, một chuyên gia người Mỹ lên tiếng khuyên Tổng thống Donald Trump tránh áp dụng lập trường đối đầu khi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên để thảo luận về giải trừ vũ khí hạt nhân của nước này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ gặp
Học giả Mỹ Bob Carlin từng là cố vấn chính sách cấp cao của Tổ chức Phát triển Năng lượng Bán đảo Triều Tiên (KEDO) từ năm 2002-2006 vừa lên tiếng hiến kế cho Tổng thống Trump về cách đối thoại với Triều Tiên.
Ông Carlin, từng đến Triều Tiên 30 lần nhấn mạnh rằng, việc cố tìm cách “nắm quyền kiểm soát” chương trình nghị là một ý kiến tồi.
“Người Triều Tiên biết rằng chúng ta sẽ không đàm phán đơn giản dựa trên chương trình nghi sự của họ. Ngược lại, chúng ta cũng biết điều tương tự”, ông Carlin nhấn mạnh.
“Đôi bên hợp tác, cùng có lợi là một thuật ngữ sáo rỗng mà tôi không ưa. Tuy nhiên, bản chất của thuật ngữ này rất quan trọng và là điều mà người Triều Tiên hiểu rất rõ. Họ không thể có được mọi thứ họ muốn. Chúng tôi không thể có được mọi thứ chúng tôi muốn. Nhưng chúng tôi có thể nhận được thứ gì đó mà mỗi bên xem là quan trọng. Nếu không thì không có thỏa thuận nào cả”, học giả Mỹ nói thêm.
Video đang HOT
nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5.
Ông Carlin chia sẻ thêm rằng, trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên mà ông đã góp mặt trong suốt 20 năm, “Bình Nhưỡng thương thuyết rất chặt chẽ, giống như những gì chúng tôi làm”. Tuy nhiên, học giả Mỹ cũng khẳng định, Triều Tiên chưa từng cố làm bẽ mặt hay sỉ nhục phái đoàn đàm phán của Mỹ.
“Khi về nước họ tuyên bố chiến thắng. Và chúng tôi cũng vậy. Trong các cuộc đàm phán, hiếm khi người Triều Tiên đập bàn. Thông thường, khi chúng tôi đưa ra quan điểm họ không vừa lòng, họ sẽ yên lặng tháo kính, nhẹ nhàng gấp sổ tay và đặt bút sang một bên”, ông Carlin khẳng định.
Hiện Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và giám đốc mới của CIA Gina Haspel đang nhận nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh của ông Trump và ông Kim Jong-un. Cuộc gặp thượng đỉnh được chuẩn bị trong bối cảnh nhân sự trong chính quyền Trump bị xáo động nghiêm trọng.
Ông Trump đã bất ngờ sa thải Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 13.3 sau một loạt các vụ rò rỉ về chính sách đối với Triều Tiên, Nga và Iran. Thay vị trí của ông Tillerson là Giám đốc CIA Mike Pompeo – người rất trung thành với ông Trump.
Theo Danviet
Thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un: Không phải "ván bài giải trí"
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về một cuộc gặp thượng đỉnh mà không đôi co điều kiện tiên quyết, khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Có gì được mất, khi mỗi bên tự nhún mình một chút để tiến bước dài hơn?
Tổng thống Donald Trump đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters
Thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều Tiên là bước đột phá tích cực nhất trong một chuỗi các diễn tiến ngoại giao làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng đồng ý tham gia Thế vận hội mùa đông PyeongChang hồi tháng Hai.
Nhưng không ít các chuyên gia phân tích hoài nghi cho rằng chấp nhận nguyên tắc một cuộc gặp thượng đỉnh trong khi chưa đàm phán ngoại giao gì trong hậu trường, tức là Mỹ đã cho không Triều Tiên những gì mà họ đang tìm kiếm.
Ông Jeffrey Lewis, thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Middlebury nhận định: "Triều Tiên từ 20 năm qua đã cố gắng có được một cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ. Đó chính xác là mục tiêu ưu tiên của chính sách đối ngoại của Bình Nhưỡng".
Theo chuyên gia Lewis thì ông Kim Jong-un không mời ông Donald Trump gặp để giao nộp vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, mà là nhằm "chứng minh rằng đầu tư vào khả năng hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã buộc Mỹ đối xử với Triều Tiên bình đẳng".
Chuyên gia Antoine Bondaz, giảng viên trường Khoa học Chính trị Pháp thì cho rằng, một cuộc gặp thượng đỉnh như vậy có lợi cho cả hai bên. Trả lời phỏng vấn RFI, chuyên gia Bondaz phân tích:
"Triều Tiên và ông Kim Jong-un đã đạt được mục tiêu chính trị của mình. Ngay từ tháng 11.2016, ông Kim Jong-un đã tuyên bố hoàn thiện sức mạnh quân sự và hạt nhân. Giờ đây ông ta triển khai sáng kiến ngoại giao. Còn ông Donald Trump cho thấy cũng là người thắng. Bởi vì sau ông là cộng đồng quốc tế gây áp lực tối đa với Triều Tiên, vì ông không phải là người đầu tiên nhượng bộ, Triều Tiên đã thông báo ngừng tạm thời các cuộc thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo".
Lời mời của ông Kim Jong-un được ông Donald Trump đón nhận nhanh chóng không theo các thể thức ngoại giao thông thường để chuẩn bị cho một cuộc gặp thượng đỉnh. Vì thế mà dư luận vẫn rất thận trọng, nhất là khi tính tới những khả năng nhượng bộ.
"Mỹ sẽ không có nhượng bộ về các trừng phạt quốc tế chừng nào chưa có các biện pháp cụ thể hướng tới giải trừ hạt nhân. Vì thế vẫn phải tôn trọng trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Vấn đề đặt ra giờ đây không còn là chuyện có đàm phán giữa Washington và Bình Nhưỡng nữa mà là các nhượng bộ mà Mỹ và Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận" - chuyên gia Bondaz khẳng định.
Vẫn còn quá sớm để nói đến nội dung hay kết quả được đặt lên bàn cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong-un. Có điều chắc chắn là cuộc đối thoại, nếu diễn ra, sẽ không hề dễ dàng chút nào, như Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo, đó sẽ không phải là "ván bài giải trí".
Theo Laodong
Chuyên gia: Tên lửa mới của Triều Tiên có thể bắn tới Mỹ Các chuyên gia cho rằng tầm phóng của tên lửa đạn đạo liên lục địa do Triều Tiên phóng đi sáng nay 29/11 đủ khả năng vươn tới khu vực Washington của Mỹ, châu Âu và Australia. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một vật thể được cho là đầu đạn tên lửa Triều Tiên (Ảnh: Reuters) Triều Tiên sáng nay 29/11...