“Thượng đế” điêu đứng vì chủ đầu tư chậm tiến độ thi công
Bỏ ra hàng trăm triệu góp vốn với mong muốn sở hữu căn hộ tại tòa chung cư CT10, CT11 Văn Phú, quận Hà Đông. Sau 2 năm mòn mỏi chờ đợi, giấc mơ sở hữu ngôi nhà của khách hàng ngày càng mờ mịt khi chủ đầu tư còn chưa làm xong móng.
Theo đơn khiếu nại của hàng chục khách hàng đăng ký mua nhà chung cư CT10, CT11 thuộc dự án Hanoi time tower gửi đến báo Dân trí phản ánh: Chủ dự án Công ty CP Kinh doanh cao cấp dầu khí (PVR) đã tiến hành thu 15 % giá trị căn hộ (giao động ở mức 370 – 400 triệu đồng) đối với hàng trăm khách hàng từ cuối năm 2010. Theo tiến độ ghi trong hợp đồng góp vốn, đến tháng 10/2012, chung cư CT10, CT11sẽ hoàn tất phần thô với 29 tầng hầm và 39 tẩng nổi.
Khách hàng tập trung tại trụ sở chủ đầu tư đòi rút vốn (Ảnh: Ngọc Cương)
Cam kết rõ ràng là vậy, nhưng đến lúc này (ngày 23/10/2012), chủ đầu tư vẫn đang ở giai đoạn làm móng. Kể từ khi ký hợp đồng góp vốn, khách hành đã nhiều lần yêu cầu PVR giải thích rõ lý do chậm tiến độ, đồng thời hối thúc PVR đẩy nhanh tốc độ thi công nhưng đều không nhận được thái độ phản hồi tích cực từ phía chủ dự án Hanoi time tower.
Tại buổi làm việc giữa Tổng giám đốc Nguyễn Tuấn Anh và đại diện khách hành diễn ra ngày 21/8/2012, ông Tuấn đã thừa nhận tiến độ thực hiện dự án đang chậm khoảng 1 năm so với cam kết trong hợp đồng góp vốn.
Biên lai thu tiền đề ngày 21/12/2010
Không hài lòng với tiến độ thi công của PVR, khách hàng dự án Hanoi time tower kiến nghị chủ đầu tư hoàn trả tiền góp vốn do những vi phạm cam kết về tốc độ thi công dự án đã ký với khách hàng. Trước đề nghị được hàng trăm khách hàng đưa ra, đại diện chủ đầu tư khẳng định sẽ tiến hành họp Hội đồng quản trị và đưa ra câu trả lời với khách hàng trước ngày 30/8/2012.
Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ ngày Tổng giám đốc PVR cam kết, đề nghị rút vốn của hàng trăm khách hàng vẫn rơi vào bế tắc. PVR không tổ chức gặp gỡ khách hàng, mọi nỗ lực liên hệ của khách hàng với đại diện PVR đều không thể thực hiện.
Khách hàng tỏ ra rất bức xúc trong buổi làm việc chiều 23/10/2012 (Ảnh: Ngọc Cương)
Video đang HOT
Bức xúc với cách hành xử của PVR, chiều 23/10/2012, gần 100 khách hàng đã “bao vây” trụ sở PVR tại số 18 Nguyễn Huy Tự yêu cầu chủ đầu tư giải quyết quyền lợi chính đáng của khách hàng. Trao đổi với PV Dân trí, anh Nguyễn Hồng Minh tỏ ra rất bức xúc:
Chủ đầu tư đã vi phạm hợp đồng vì thi công chậm tiến độ
“Để có được khoản tiền hàng trăm triệu góp vốn, tôi và nhiều người khác đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt, phải vay ngân hàng nhưng nay chủ đầu tư lại không thực hiện đúng cam kết và có thái độ thiếu tôn trọng khách hàng. Nếu PVR không giải quyết quyền lợi chính đáng, chúng tôi sẽ tiến hành khởi kiện ra tòa án”.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Gấp rút nâng cấp QL20 để vận chuyển bauxite
Ngày 12.10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai đã có buổi khảo sát thực tế và làm việc với các đơn vị liên quan về tuyến QL20, chuẩn bị vận chuyển bauxite.
Mục nát toàn tuyến
Dự kiến cuối năm 2012, tập đoàn Than khoáng sản VN (TKV) sẽ vận chuyển bauxite từ Tân Rai (Lâm Đồng) qua QL20. Trong khi đó, QL20 đã xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn giao thông nên Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã lập phương án cải tạo QL20 để vận chuyển bauxite.
Theo đó, trong giai đoạn chưa xây dựng cảng Kê Gà (Bình Thuận) thì sẽ tiến hành nâng cấp tỉnh lộ 725 đoạn từ Nhà máy alumin Tân Rai (H.Bảo Lâm, Lâm Đồng) đến QL20 (Bảo Lộc, Lâm Đồng) và tỉnh lộ 769 đoạn từ Dầu Giây đến Long Thành (Đồng Nai).
Ông Nguyễn Văn Điệp, Giám đốc Sở GTVT Đồng Nai báo cáo, QL20 đoạn qua Đồng Nai dài khoảng 75,6 km, bề rộng mặt đường 7 - 9 m, xây dựng từ năm 1973, sau đó được Cục Đường bộ Việt Nam duy tu sửa chữa từ năm 1998.
Sau 12 năm khai thác, đến nay con đường chưa được đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện mặt đường đã rạn nứt, nhiều đoạn xuống cấp nghiêm trọng, ổ gà, ổ voi chi chít trên toàn tuyến. Khi mưa lớn nước chảy tràn, phá kết cấu áo đường.
Trung tá Đặng Thế Trung, Phó trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, trên QL20 còn có ba cây cầu yếu gồm cầu La Ngà (23 tấn), cầu Gia Đức (27 tấn), cầu Phương Lâm (30 tấn).
Qua khảo sát thực tế tại 12 điểm xung yếu được xem là điểm đen về tai nạn giao thông trên QL20 cho thấy đoạn qua H.Thống Nhất, hai bên đường không có hệ thống thoát nước mà chỉ có hệ thống mương cũ để thoát nước tạm. Do lâu năm, các mương nước bị xói lở thành những hố sâu hoắm trước nhà dân. Sợ bị nước dâng, nguy hiểm đến tính mạng nên người dân đã tự làm các rào sắt che đậy.
Bên cạnh đó, mặt đường đã bị bong tróc, mục nát nhưng Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 79 không thảm nhựa để tái lập mặt đường, mà dùng "công nghệ" trộn đá và đất dính, đổ vào các ổ gà lấp lại. Do đó, khi trời nắng thì đá lại văng lên đầy đường, còn lúc mưa sẽ tạo sình lầy. Trong khi đường quá xấu, nhưng Công ty Cổ phần BOT QL20 lại đặt trạm thu phí mới đây vừa tăng phí lên 50%, gây bức xúc cho người dân.
Ông Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng mặc dù Bộ GTVT đã cho lập các dự án đầu tư nâng cấp QL20, nhưng qua khảo sát cho thấy tiến độ triển khai rất chậm. Nếu các xe hạng nặng vận chuyển bauxite qua đây thì nguy cơ mất an toàn giao thông rất cao.
Dự án chờ vốn
Hiện Bộ GTVT đã phê duyệt tổng nguồn vốn đầu tư nâng cấp QL20 giai đoạn 1 khoảng 4.600 tỉ đồng.
Làm việc với đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, ông Lã Chí Đức, Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần BT20 - Cửu Long, đơn vị được Bộ GTVT giao thực hiện dự án cải tạo QL20 (từ km 0 - km 125) cho biết, tuyến đường chia thành 8/11 gói thầu, trong đó Bộ GTVT đã thẩm định, phê duyệt 3 gói thầu (từ km 92 - km 97 700).
Các gói thầu khác, công ty đang tiếp tục đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, trình Bộ GTVT phê duyệt. Tuy nhiên, vướng mắc nhất hiện nay là nguồn vốn để triển khai dự án.
Hiện Công ty cổ phần BT20 - Cửu Long đang tiến hành các thủ tục vay 250 triệu USD tại Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) trong thời hạn 15 năm. Dự kiến sau khi vay được nguồn vốn này, công ty sẽ triển khai để kịp tiến độ đến tháng 6.2015 sẽ cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Kết thúc cuộc họp, ông Vở cho rằng thủ tục đầu tư của Công ty cổ phần BT20 là không chấp nhận được vì hiện còn 8 gói thầu chưa được phê duyệt. Qua đó đoàn sẽ có báo cáo kiến nghị Bộ GTVT cần quan tâm, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và Công ty 79 khẩn trương khắc phục các vị trí xung yếu, mất an toàn giao thông, thay đổi phương thức dặm vá ổ gà, tránh dùng đất đá lấp lại như hiện nay.
Đoàn ĐBQH sẽ ghi nhận những vấn đề còn tồn tại trên QL20, cơ sở pháp lý và tính phù hợp của trạm thu phí trên QL20 gửi đến Bộ GTVT.
Sau đây là một số hình ảnh trên QL20 mà Thanh Niên Online ghi nhận tại buổi giám sát của đoàn ĐBQH Đồng Nai.
Do các mương nước bị xói lở thành những hố sâu hoắm nên người dân tự làm các rào sắt che đậy
"Công nghệ" vá đường của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 79 là không thảm nhựa để tái lập mặt đường, mà trộn đá và đất dính, đổ vào các ổ gà lấp lại nên hiệu quả không cao
Theo TNO
"Bao vây" chủ đầu tư đòi căn hộ Ngày 26.9, hàng chục khách hàng đã kéo đến trụ sở Công ty CP Đầu tư hạ tầng và dầu khí (Petroland) trên đường Trương Định (Q.3, TP.HCM) để đòi chủ đầu tư bàn giao căn hộ tại dự án Petroland (Q.2, TP.HCM) như hợp đồng ký kết. Anh Trần Thiện Minh Tâm, mua hai căn hộ 607-B và 1107-B, cho hay ngày...