“Thương” có cần “cho roi cho vọt”?
Tranh cãi về quyền phạt học sinh của thầy cô giáo vẫn dai dẳng, chưa dứt.
Phe “nghinh tân” phản đối các hình thức kỷ luật mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm học sinh, cho rằng đó là lối giáo dục phi khoa học, gây tổn hại thể chất, tinh thần, ảnh hưởng quá trình phát triển của trẻ. Một số nghiên cứu từ nước ngoài cũng được đưa ra để chứng minh việc xử phạt bằng nhục hình không đem lại kết quả lâu dài và là mầm mống hình thành xã hội bạo lực.
Phe “thủ cựu” với không ít vị là giáo viên lập luận rằng giáo dục cần có kỷ luật mà xử phạt là cần thiết. Câu nói của người xưa “ thương cho roi cho vọt” được xem như một phương cách dạy dỗ hiệu quả đã được chứng thực, rằng “tôi được nên người như ngày nay là nhờ thuở nhỏ bị thầy cô, cha mẹ phạt quỳ, phạt roi và tôi biết ơn về điều đó”.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự va đập giữa các giá trị cũ và mới gây không ít hoang mang, dẫn đến lúng túng trong hành xử. Nhưng cho dù nhiều giá trị truyền thống từng là kim chỉ nam dẫn bước các thế hệ, cũng không có nghĩa mọi đúc kết thực tiễn trong quá khứ đều là chân lý. Chính cách nghĩ mặc định “thương cho roi cho vọt” mà không ít ý kiến cho rằng dư luận đang quá khắt khe đối với thầy cô trước những việc xử phạt học sinh gần đây.
Thế giới thay đổi sau mỗi phút giây, huống hồ là khi tính bằng khoảng cách thế hệ. “Khác biệt thế hệ” luôn là vấn đề đau đầu ở mọi thời kỳ. Trong xã hội quân – sư – phụ xưa kia, các mối quan hệ bị chi phối bởi những đạo lý “tôn sư trọng đạo”, “áo mặc sao qua khỏi đầu”… Nhưng xét trong chừng mực nào đó, thế hệ trẻ, vì là hậu sanh, phải sống tuân theo ý của người lớn, người già, và vô hình trung đã trở nên lệ thuộc, hình thành “văn hóa vâng lời” ngay từ nhỏ.
Bởi thế, có lẽ cũng cần xem lại cách suy nghĩ “thương cho roi cho vọt”, tưởng như là những “giá trị truyền thống” bất biến. Thực ra, nhiều giá trị đến nay đã thay đổi để phù hợp với thời đại vốn đã chuyển biến rất nhanh và rất khác xa so với thời đại trước. Khi công nghệ thông tin khiến thế giới xích lại gần nhau và khi nhận thức con người đã thay đổi những bước rất dài thì mọi thứ “tư duy đóng khung” đều hàm chứa sự bất cập.
Video đang HOT
Cũng vậy, ở kỷ nguyên mà phần lớn thế giới đề cao quyền con người như hiện nay, vào lúc trẻ em đã nâng tầm nhận thức về quyền không bị xâm phạm thân thể cũng như phẩm giá, không khó hiểu khi lối giáo dục “thương cho roi cho vọt” (nghĩa đen) bị nhìn nhận là bạo quyền khoác áo tình thương.
Đồng ý xử phạt là một phần của giáo dục. Nhưng nếu khó thống nhất về mặt nhận thức thì việc hành xử theo pháp luật lại là điều căn bản trong cuộc sống. Luật Trẻ em đã quy định nghiêm cấm các hành vi bạo lực đối với trẻ bao gồm hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ.
Qua những thông tin dồn dập về bạo lực học đường thời gian gần đây, có cảm giác như các giáo viên không hiểu rõ giới hạn quyền lực của mình, thậm chí như là họ không biết mình đang phạm pháp. Chưa nói tới những tố chất giúp tạo hình ảnh tốt đẹp cho nhà giáo như tình yêu thương trẻ, tính nhẫn nhịn, lòng độ lượng hay đức hy sinh, yêu cầu tối thiểu đối với một giáo viên là sống và làm việc theo pháp luật.
Câu hỏi đặt ra cho ngành sư phạm là chương trình đào tạo các thầy cô giáo tương lai có cung cấp đủ những kiến thức cần thiết hay chưa, đặc biệt ở các lĩnh vực quan trọng như quy luật phát triển tâm sinh lý ở các độ tuổi, hay luật pháp về quyền trẻ em? Liệu quy trình đào tạo đã chặt chẽ chưa, từ phương pháp sư phạm cho đến giám sát chất lượng tốt nghiệp, có đặt ra hệ tiêu chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc trồng người?
Câu hỏi cũng được đặt ra cho ban giám hiệu các trường học, theo một nhà tư vấn tâm lý học đường, cho vấn đề xây dựng văn hóa giáo dục trong nhà trường, bao gồm cả việc thiết lập, chỉnh lý hệ thống và phương pháp kỷ luật học sinh. Mục tiêu chính không phải nhắm tới trừng phạt mà qua đó, giáo dục các em về nhân cách, phẩm chất, đạo đức. Bên cạnh đó là công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên sao cho thực chất, chẳng hạn cần cập nhật liên tục những kỹ năng sư phạm mới, hay kỹ năng quản trị lớp học, hoặc tăng cường các khóa đào tạo ngắn hạn về can thiệp hành vi…
Vì sao trong thời đại truyền thông phát triển và giao thoa văn hóa với rất nhiều phương pháp giáo dục tiến bộ, các cuộc thử nghiệm, rút tỉa, sàng lọc và thay đổi phương pháp không ngừng diễn ra, nhưng dường như chỉ thấy ở một số trường quốc tế và thêm một số trường tư, còn ở các trường công thì diễn tiến quá chậm như thế?
Theo thesaigontimes
Con hư thì dạy, ông bố Nhật Bản dùng "kỷ luật thép" để trừng trị 3 đứa con nhưng kết cục là phải "ăn cơm tù" vì lý do này
"Thương cho roi cho vọt" nhưng cách trừng phạt của ông bố Nhật Bản này không hữu hiệu, thậm chí còn là hành động vi phạm pháp luật và khiến ông trả giá bằng án tù.
Ngày 29/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết một người đàn ông nước này đã bị bắt vì sử dụng cả súng gây choáng để kỷ luật 3 đứa con của mình. Đây được xem là vụ mới nhất trong một loạt các vụ lạm dụng trẻ em đã khiến các nhà lập pháp buộc phải tìm cách nghiêm cấm các hình phạt về thể xác đối với trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên.
Theo đó, người đàn ông 45 tuổi ở thành phố Kitakyushu phía nam Nhật Bản thừa nhận với cảnh sát rằng anh ta đã dùng súng gây choáng để xử phạt 2 cô con gái của mình, chị cả 17 tuổi và chị hai 13 tuổi và cậu con trai út 11 tuổi với lý do là chúng không nghe lời, không tuân theo quy tắc ông đề ra.
Thay vì chỉ bảo con nhẹ nhàng, ông bố dùng súng gây choáng để trừng phạt các con - Ảnh minh họa.
Cảnh sát Nhật nói với phóng viên Reuters rằng cậu bé bị bỏng nhẹ ở cánh tay còn 2 cô chị thì không có vết thương rõ ràng trên cơ thể.
Trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ lạm dụng trẻ em vô cùng nghiêm trọng gây chấn động Nhật Bản, bao gồm cả cái chết của một bé gái Yua Funato (5 tuổi) bị cha đánh đập dã man và bị bỏ đói đến chết. Vào thời điểm đó, vụ việc cũng khiến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải bận tâm và ông hứa sẽ có biện pháp xử lý để ngăn chặn những vụ việc tương tự như vậy.
Ảnh minh họa.
Ngày 28/5 mới đây, các nhà lập pháp thuộc Hạ viện Nhật Bản đã nhất trí thông qua kế hoạch cấm phụ huynh trừng phạt về thể xác đối với con cái, từ đó tạo điều kiện để sửa đổi luật.
Hơn 50 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, đã có luật cấm trừng phạt về thân thể đối với trẻ em khi ở nhà. Bởi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là một hình thức kỷ luật không hiệu quả. Nhật Bản sẽ là quốc gia thứ 3 ở châu Á ban hành lệnh cấm tương tự như vậy sau Mông Cổ vào năm 2016 và Nepal vào năm 2018.
(Nguồn Reuters)
Theo Helino
Phạt học sinh: Người học được tham gia xây dựng các quy định học đường "Dự kiến, tháng 10/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư mới về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Theo đó, học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhà trường là những người trực tiếp tham gia xây dựng thông tư này", PGS. TS Nguyễn Hồng Thuận, Phụ trách Trung tâm nghiên cứu tâm lý học và giáo dục, Viện...