Thương cô bé nhà nghèo thi được 29,75 điểm rớt Học viện Quân y
Chúng tôi cứ nghĩ “Nếu không có những vụ gian lận điểm thi thì với số điểm đạt được gần như tuyệt đối như thế, biết đâu Linh đã không phải khổ thế này?”.
Nguyễn Thị Linh thi đạt 29,75 trượt Học viện Quân y (Ảnh tác giả)
Sau một thời gian bí mật, đến thời điểm này thì hàng trăm học sinh mua điểm bị công khai danh tính trước bàn dân thiên hạ.
Tuyệt nhiên trong danh sách ấy, không ai có thể tìm ra con cái của một nông dân nghèo mà chủ yếu là con của một số quan chức.
Đau lòng hơn thế, những bậc “phụ mẫu” này lại làm trong ngành giáo dục và pháp luật. Số điểm được mua ít nhất là 3 điểm và nhiều nhất gần 30 điểm.
Hàng trăm học sinh mua điểm đã cướp mất ước mơ, cơ hội của hàng trăm học sinh (trong đó có không ít học sinh) suốt 12 năm trời miệt mài rèn luyện với một khát khao đến cháy bỏng học để thay đổi cuộc sống.
Đó chỉ là số lượng học sinh mua điểm ở kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018, ai dám chắc những năm về trước không xảy ra chuyện này?
Đỗ Mạnh Tuấn (Phó Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã khai nhận sửa điểm cho hàng chục học sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 và năm 2017 đã trực tiếp can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu của mình.
Video đang HOT
Vì việc nâng điểm khống cho hàng trăm học sinh nên có em thi chỉ đạt 1 điểm cũng đậu thủ khoa. Ngược lại, nhiều học sinh đạt điểm tuyệt đối hoặc gần thế cũng bị trượt đại học.
Trong rất nhiều học sinh bị trượt nguyện vọng 1 oan uổng, tôi nhớ đến cô bé Nguyễn Thị Linh học sinh lớp 12A2 trường Trung học phổ thông Quảng Xương 3, Thanh Hóa.
Nhà em nghèo lắm, mẹ bị đau tim nhưng vẫn ráng đi làm để có tiền nuôi em ăn học. Rồi bất ngờ, một ngày mẹ vĩnh viễn ra đi khi Linh vừa vào lớp 1. Mọi vất vả, nhọc nhằn lại đổ lên vai người cha.
Hằng ngày, ba Linh đi bán báo, đánh giày, làm bất cứ nghề gì ai thuê miễn có đồng tiền chính đáng nuôi con.
Rồi ba Linh bất ngờ phát bệnh ung thư nhưng không có tiền chạy chữa. Một ngày, ba em cũng theo mẹ về với tổ tiên để lại 3 anh em Linh côi cút bơ vơ trên cõi đời, mất ba, khi Linh vừa học xong lớp 5. Mẹ mất, ba không còn, bà nội già yếu cũng chẳng thể làm được nhiều để nuôi 3 anh chị em Linh.
Các em lớn lên bằng sự chắt chiu của bà bên luống rau quanh vườn, bằng sự cưu mang, chia sẻ của bà con quanh vùng, bằng sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giảng dạy. Bằng quyết tâm vượt lên nghèo khổ, Linh lao vào học với ước mơ đổi đời.
Em nói “nghèo đói kinh khủng lắm, đời mình nghèo, con cháu còn nghèo hơn. Người ta còn có ba mẹ đỡ đần nhưng chúng con phải tự mình lo lấy và con đường duy nhất là phải học”. Nhờ lòng quyết tâm, Linh đã đạt được nhiều thành tích đáng nể.
11 năm luôn là học sinh giỏi, xuất sắc cùng với nhiều giải thưởng ở các kì thi học sinh giỏi Toán, Lý của huyện và tỉnh. Em đăng kí thi vào Học viện Quân y, ngoài mong muốn được làm bác sĩ còn một khát khao vào được trường ấy gia đình em không phải nuôi (vì thật sự gia đình em lúc đó hoàn toàn không còn khả năng).
Linh cho biết “Nếu con không đậu được Học viện Quân y có thể con không có cơ hội đi học đại học”. Và kỳ thi đại học năm 2017, điểm xét tuyển đại học khối B của Linh đạt 29,75. Chưa kịp mừng, em nhận tin bị rớt vì điểm vào trường Học viện Quân Y năm ấy lên tới 30 điểm.
Tưởng như cánh cổng trường đại học đã khép chặt, cũng may em được hỗ trợ học bổng từ chương trình tiếp bước đến trường của Báo Tuổi Trẻ và nhận sự giúp đỡ của một số Mạnh Thường Quân.
Em cho biết “Nếu không có sự giúp đỡ về vật chất ban đầu như thế, em sẽ không có cơ hội nhập học vào Trường Đại học Y Hà Nội). Vào học rồi, Linh phải đi làm thêm để tự lo cho bản thân và trang trải chi phí học tập.
6 năm học ngành y với khoản chi phí không hề nhỏ, nhưng để duy trì việc học thì chính em phải nỗ lực gấp nhiều lần so với những sinh viên khác.
Chúng tôi cứ nghĩ, nếu không có những vụ gian lận điểm (những vụ đã bị lộ và biết đâu còn những vụ mãi nằm trong bí mật) thì với số điểm thi gần tuyệt đối như thế có thể Linh đã không phải khổ thế này.
Theo doisong.fun
Còn bao nhiêu thí sinh được sửa điểm thi THPT Quốc gia 2018 chưa bị phanh phui?
Thủ khoa nhiều trường cũng bị phanh phui là điểm thi đầu vào không hề đủ tiêu chuẩn vào trường, nghĩa là từ trượt Đại học vẫn được vinh danh Á khoa, Thủ khoa.
Trong vụ phanh phui gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 đình đám đang gây xôn xao dư luận, danh tính và số lượng thí sinh được sửa điểm thi để đỗ các trường Đại học lớn, thậm chí thủ khoa, á khoa vẫn là điều được rất nhiều người quan tâm.
Hiện tại, có gần 20 trường Đại học đang có thí sinh được nâng điểm theo học và đã bị đuổi về địa phương như Học viện Cảnh sát Nhân sân, Học viện An ninh Nhân dân, Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Đại học Điện lực...
Theo thống kê, có tất cả 222 thí sinh ở 3 tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Hà Giang là những người được nâng khống điểm thi THPT Quốc gia. Cá biệt có những thí sinh được sửa từ tổng 3 môn 1 điểm lên tổng 3 môn hơn 27 điểm. Thủ khoa nhiều trường cũng bị phanh phui là điểm thi đầu vào không hề đủ tiêu chuẩn vào trường, nghĩa là từ trượt Đại học vẫn được vinh danh Á khoa, Thủ khoa.
Tỉnh Hà Giang có 144 thí sinh gian lận, đã được xác thực và trả về điểm thật trước mùa tuyển sinh năm 2019.
Hoà Bình có 64 thí sinh gian lận, trong đó mới xác định được 45 thí sinh còn 19 thí sinh vẫn chưa xác định được. Hiện tại có 2 thí sinh Hoà Bình đã chủ động xin nghỉ, 35 thí sinh bị các trường Đại học đuổi học, 1 thí sinh không đến nhập học và 7 thí sinh được tiếp tục học do điểm trước khi nâng vẫn đạt điểm chuẩn vào trường hoặc xét theo học bạ.
Sơn La có 44 thí sinh và đã xác định và đuổi học 26 thí sinh, còn 18 thí sinh vẫn chưa xác định được.
Trong số 26 thí sinh ở Sơn La trúng tuyển nhờ gian lận điểm thi có 7 thí sinh trúng tuyển vào Học viện An ninh nhân dân, 16 thí sinh trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân và 2 thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy, 1 thí sinh học Đại học Y Hà Nội.
Những trường có số lượng thí sinh gian lận theo học nhiều nhất bao gồm:
- Học viện Cảnh sát Nhân dân: 16 thí sinh Sơn La và 17 thí sinh Hoà Bình.
- Học viện An ninh Nhân dân: 7 thí sinh Sơn La, 9 thí sinh Hoà Bình.
- Đại học Kinh tế Quốc dân: 5 sinh viên Hoà Bình (đã đuổi học 2).
- Đại học Phòng cháy chữa cháy: 2 thí sinh Hoà Bình, 2 thí sinh Sơn La.
- Đại học Ngoại thương: 3 sinh viên Hoà Bình. Đại học Y Hà Nội có 2 sinh viên Hoà Bình, 2 sinh viên Sơn La (trong đó sinh viên Sơn La được nâng gần 15 điểm từ trượt thành đỗ Á khoa 2). Đại học Sư Phạm Hà Nội có 1 thủ khoa Hoà Bình được nâng 15 điểm. Học viện Tài chính 1 sinh viên Hoà Bình. Đại học Điện lực, Đại học FPT, Đại học Hà Nội mỗi trường 1 sinh viên Hoà Bình.
Theo Helino
Nữ sinh Hòa Bình gian lận điểm thi bị Học viện An Ninh trả về là con cháu ai? Theo tìm hiểu của PV, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Khắc Tuấn - Chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục thuộc Sở GD-ĐT Hòa Bình đã trực tiếp can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu là thí sinh Đ.N.T. Ảnh minh họa Trong danh sách 64 thí sinh...