[Thuốc&Sức khỏe] Cần thiết tiêm vaccine nhắc lại cho trẻ
Theo nhận định của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, đợt tiêm ngừa cơ bản là đợt tiêm ngừa đầu tiên cho trẻ một loại vaccine có khả năng phòng ngừa một hoặc nhiều bệnh lý trong thời kỳ thơ ấu.
Ảnh minh họa
Theo thời gian, lượng kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần và có khi thấp dưới ngưỡng bảo vệ. Liều vaccine nhắc lại sẽ giúp gợi lại “trí nhớ” của hệ miễn dịch để “tái sản xuất” lượng kháng thể mà trước đó đã được tạo ra sau đợt chủng ngừa cơ bản đầu tiên cho trẻ.
Những liều vaccine tiêm nhắc sẽ giúp cơ thể người được tiêm chủng đạt mức bảo vệ gần như tuyệt đối 100%, một số đối tượng được tiêm vaccine nhưng chưa được bảo vệ hoặc mức bảo vệ chưa cao khiến người đã được tiêm chủng vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh.
Việc tiêm nhắc các loại vaccine được khuyến cáo sẽ góp phần nâng cao thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong việc nỗ lực làm giảm đáng kể bệnh tật nguy hiểm ở trẻ, đảm bảo sự bảo vệ đặc hiệu và lâu bền trong cuộc chiến chống lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho trẻ em.
Tổ chức Y tế Thế giới – WHO đã đưa ra khuyến cáo việc tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc lại vaccine để tăng hiệu quả phòng ngừa một số bệnh, nhưng mức độ áp dụng vào chương trình tiêm chủng quốc gia thì tùy theo nguồn lực đặc thù của mỗi vùng, miền. Đặc biệt, việc áp dụng chương trình tiêm nhắc lại các vaccine cho trẻ em và cho cả những người đã trưởng thành là quyết định đúng đắn, giúp khống chế, đẩy lùi và thanh toán các bệnh nguy hiểm.
Để giúp cơ thể tiếp tục được bảo vệ một cách hiệu quả, cần tiêm các mũi vaccine nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể. Việc tiêm các mũi nhắc lại chỉ áp dụng với các loại vaccine tạo được trí nhớ miễn dịch qua các mũi tiêm trước đó (thông thường là loại vaccine bất hoạt còn gọi là vaccine chết). Lịch tiêm nhắc các loại vaccine được khuyến cáo áp dụng như sau:
Vaccine DTC: Ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Trẻ được tiêm nhắc lúc 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trễ lịch tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn nhưng không nên để quá 3 tuổi.
Vaccine bại liệt uống: Có thể cho trẻ dưới 5 tuổi uống 2 liều bổ sung cách nhau 1 tháng để nâng cao khả năng bảo vệ của cơ thể.
Vaccine phòng ngừa nhiễm khuẩn do Hib: Nên tiêm nhắc lúc trẻ được 18 tháng tuổi.
Vaccine viêm não Nhật Bản: Cần nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2; sau đó 3 – 5 năm nên tiêm nhắc.
Video đang HOT
Vaccine sởi: Cần tiêm nhắc cho trẻ lúc 18 tháng tuổi bằng vaccine sởi đơn giá hoặc vaccine phối hợp 3 trong 1 ngừa bệnh sởi – quai bị – rubella (vaccine MMR).
Vaccine cúm: Được tiêm nhắc hằng năm trước mùa dịch, đặc biệt là cho các đối tượng nguy cơ như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn…
Vaccine tả uống: Nên dùng hằng năm tại các vùng thường xuyên xảy ra dịch cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao.
Vaccine thương hàn: Tiêm nhắc lại sau 2 – 3 năm tại những vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho đối tượng trẻ em và người cao tuổi.
Vaccine phế cầu: Tiêm nhắc lại vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
Vaccine não mô cầu: Tiêm nhắc vào năm thứ 3 sau mũi tiêm thứ nhất.
Vaccine dại: Với các đối tượng nguy cơ cao như người làm nghề giết mổ gia súc nên tiêm phòng và tiêm nhắc lại song nói chung vaccine này chủ yếu dùng để điều trị dự phòng khi bị phơi nhiễm.
Phòng bệnh viêm não virus trong mùa hè
Bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền trong đó có các bệnh viêm não virus đặc biệt vào mùa hè, mùa thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển.
Bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.
Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê...
Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong.
Nguồn: TTXVN.
Vaccine - biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Với bệnh viêm não, ngành y tế khuyến cáo, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:
Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi.
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.
Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trẻ tiêm thiếu mũi hoặc không được tiêm vaccine phòng VNNB vẫn diễn ra. Trong khi đó, đây là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
PGS.TS. Bùi Vũ Huy, Nguyên Trưởng Khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Giảng viên cao cấp Bộ môn Truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh: "Để chủ động phòng bệnh VNNB nói riêng và các loại bệnh khác nói chung, cần tiêm đầy đủ các loại vaccine để đảm bảo đủ lượng kháng thể để bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của nhiều loại bệnh khác nhau. Người dân không nên vì một vài trường hợp có tác dụng phụ mà quên đi hiệu quả mà vaccine mang lại cho loài người".
Mỗi người dân cũng cần phải có kế hoạch phòng bệnh theo nguyên tắc nâng cao sức khỏe, ăn uống sinh hoạt đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ, đi khám sớm khi có dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra cần chú ý tới việc ăn uống hàng ngày, tránh bị ngộ độc thực phẩm, nên rửa tay thường xuyên để hình thành thói quen; đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin, hướng dẫn của Bộ Y tế về các loại bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát (như sốt xuất huyết, viêm não...).
Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của trẻ em, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng. Nên cho trẻ ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và tiêu diệt muỗi trong các hộ gia đình.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch.
2. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy.
3. Nằm màn kể cả ban ngày và ban đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia súc.
4. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
5. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
6. Nếu có các dấu hiệu: sốt cao và kèm theo những rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương (co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê...) phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
6 biện pháp cần làm ngay để phòng viêm não virus trong mùa hè Để chủ động phòng chống bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau: 1. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch. 2. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi,...