Thuốc trì hoãn kinh nguyệt: Những điều cần phải biết
Bạn phải bắt đầu dùng thuốc khoảng 3-4 ngày trước ngày dự kiến có kinh và tiếp tục uống cho đến ngày bạn muốn trì hoãn kinh.
Bạn chuẩn bị tham gia những sự kiện quan trọng, hay sắp có kỳ nghỉ bên bờ biển nhưng lại e ngại kỳ kinh nguyệt sắp đến? Hiện tại có nhiều loại thuốc giúp bạn trì hoãn thời gian có kinh. Nhưng hiệu quả của những loại thuốc này như thế nào? Chúng có an toàn khi sử dụng?…
Dưới đây là những điều cần biết về các viên thuốc ‘trì hoãn kinh’ này.
1. Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là gì?
Thuốc trì hoãn kinh nguyệt là thuốc chứa hoóc-môn progesteron, được dùng vào khoảng 3-4 ngày trước ngày dự kiến có kinh.
2. Các loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt
Có nhiều loại thuốc trì hoãn kinh nguyệt sẵn có trên thị trường. Tuy nhiên, thuốc chứa progesteron được sử dụng phổ biến vì chúng có hiệu quả và an toàn hơn so với các thuốc khác. Các thuốc trì hoãn kinh phổ biến khác là thuốc tránh thai (không phải loại thường được khuyến nghị trong khoa ngoại trú bình thường) và norethisterone (một loại thuốc chứa progesteron).
Kinh nguyệt gây rắc rối nếu bạn có việc phải đi xa hay đi biển (ảnh minh họa: Internet)
3. Cơ chế hoạt động của thuốc
Video đang HOT
Hoóc-môn estrogen được sản sinh trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung. hoóc-môn progesteron được sản sinh ở nửa sau của chu kỳ, hỗ trợ sự phát triển của niêm mạc tử cung. Vì vậy khi giảm progesteron, niêm mạc tử cung bong ra, dẫn tới kinh nguyệt. Nhưng khi bạn dùng thuốc trì hoãn kinh chứa hoóc-môn progesteron, progesteron từ bên ngoài không cho phép niêm mạc tử cung chảy máu, do vậy có tác dụng trì hoãn kinh nguyệt.
4. Uống thuốc như thế nào và khi nào?
Nếu bạn muốn trì hoãn thời gian có kinh, bạn phải bắt đầu dùng thuốc khoảng 3-4 ngày trước ngày dự kiến có kinh và tiếp tục uống cho đến ngày bạn muốn trì hoãn kinh. Tuy nhiên, nên tư vấn bác sĩ sản phụ khoa trước khi dùng thuốc. Dựa theo cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt và những vấn đề sức khỏe khác của bạn, bác sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc thích hợp.
5. Bạn sẽ có kinh sau khi ngừng dùng thuốc?
Khi ngừng dùng thuốc, có sự suy giảm đột ngột các hoóc-môn, khiến cho kinh nguyệt xuất hiện. Trong một số trường hợp, bạn có thể có kinh ngay lập tức (trong vòng vài giờ) sau khi ngừng dùng thuốc, tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần 10-15 ngày để kinh nguyệt trở lại. Điều này khác nhau ở từng người. Tuy nhiên, nếu bạn không thấy có kinh sau 15 ngày không dùng thuốc, cần đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân chính xác.
6. Sử dụng viên trì hoãn kinh nguyệt có an toàn? Bạn có thể sử dụng bao lâu?
Một lần sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt không có hại. Tuy nhiên nó không nên trở thành thói quen thường xuyên vì những thuốc này ức chế chu kỳ hoóc-môn tự nhiên của cơ thể.
Bạn chỉ nên sử dụng trong những trường hợp ‘bất đắc dĩ’ và cần trở lại bình thường càng sớm càng tốt. Ngoài ra, dùng thuốc trì hoãn kinh nguyệt cũng có thể dẫn tới đau nghiêm trọng.
7. Thuốc trì hoãn kinh có giống như thuốc tránh thai?
Phần lớn mọi người đều tin rằng thuốc trì hoãn kinh và thuốc tránh thai đều giống nhau nhưng thực tế không như vậy. Thuốc tránh thai ngăn rụng trứng, vì vậy phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Không như thuốc tránh thai, thuốc trì hoãn kinh hoạt động ở niêm mạc tử cung và không có ảnh hưởng tới sự rụng trứng, do vậy, không ngăn ngừa mang thai.
Thuốc tránh thai có thể giúp lùi thời gian có kinh (ảnh minh họa: Internet)
8. Thuốc trì hoãn kinh có gây tác dụng phụ?
Vì thuốc trì hoãn kinh chứa progesteron, tác dụng phụ của thuốc này cũng giống như tác dụng phụ do thừa progesteron, bao gồm trướng bụng, mụn trứng cá và thay đổi tâm trạng do mất cân bằng hoóc-môn trong cơ thể.
9. Thuốc luôn có tác dụng?
Trong phần lớn trường hợp, những viên thuốc này giúp trì hoãn kinh nguyệt mà không có bất cứ triệu chứng nào. Không có nhiều trường hợp báo cáo về sự kém hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên, cần tư vấn bác sĩ phụ khoa trước khi sử dụng thuốc vì những ảnh hưởng sức khỏe của nó và khi ngừng dùng thuốc để tránh biến chứng.
10. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa ít nhất 1 tuần hoặc 10 ngày trước khi đến kỳ kinh. Không nên dùng các loại thuốc kê đơn cũng như thuốc viên có nhiều tác dụng lên cơ thể. Ngoài ra, nếu sau 10-15 ngày dùng thuốc mà chưa có kinh không rõ nguyên nhân, bạn cũng cần đi khám bác sĩ.
BS Thu Vân
Theo Suckhoedoisong.vn
Kinh nguyệt trở thành bệnh lý khi...
Kinh nguyệt quá nhiều là thời gian 'đèn đỏ' dài quá 7 ngày, mỗi ngày lượng kinh ra nhiều quá mức, thấm ướt cả băng vệ sinh loại dày.
Không có một mẫu số chung về lượng kinh nguyệt hàng tháng của chị em thế nào là bình thường, vì mỗi người mỗi thể trạng. Tuy nhiên với các trường hợp có lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều, đều là những dấu hiệu của bệnh tật. Sở dĩ lượng kinh nguyệt ở mỗi người khác nhau là do: chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày 'đèn đỏ' nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người.
Ngoài ra, kinh nguyệt nhiều hay ít còn có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffein, nước ngọt có ga...Thông thường, chị em thường chỉ quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình có đều không, có bất thường như: chậm kinh, rút ngắn kỳ kinh, máu kinh có mùi hôi không. Tuy nhiên, chị em cần hết sức lưu ý lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là bất thường.
Kinh nguyệt có ảnh hưởng tới sức khỏe của phụ nữ (ảnh minh họa: Internet)
Kinh nguyệt quá nhiều: Thời gian 'đèn đỏ' dài quá 7 ngày, mỗi ngày lượng kinh ra nhiều quá mức, thấm ướt cả băng vệ sinh loại dày, lúc đi vệ sinh máu ra tong tỏng không ngớt. Lượng kinh quá nhiều kéo dài liên tục thì chị em cần cảnh giác, đó có thể là do những rắc rối bên trong cơ quan sinh sản, như màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc do các căn bệnh ở tử cung như u xơ tử cung, viêm nhiễm cổ tử cung, hoặc các bệnh về máu, tinh thần căng thẳng... gây nên.
Kinh nguyệt quá ít: Thời gian 'đèn đỏ' dưới 3 ngày hoặc lượng kinh nguyệt mỗi ngày không thấm hết một băng vệ sinh bình thường được coi là kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể... đồng thời là dấu hiệu cảnh báo: thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng không tốt, rối loạn nội tiết, lao sinh dục, dính cổ tử cung...
Kinh nguyệt thất thường: Nếu thấy kinh nguyệt tháng nhiều tháng ít, nên nghĩ tới khả năng bị rối loạn tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc bệnh phụ khoa, u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan...
Khi thấy tình trạng kinh nguyệt bất thường, mệt mỏi trong ngày 'đèn đỏ', ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc, bạn cần đi khám chuyên khoa ngay. Tốt nhất 6 tháng phải đi khám phụ khoa một lần để tầm soát và phát hiện những dấu hiệu bệnh, có hướng điều trị kịp thời.
BS. Tâm Anh
Theo Suckhoedoisong.vn
Có thể mang bầu nếu dùng thuốc tránh thai để dời kinh nguyệt Nếu ngừng thuốc tránh thai thì khả năng có bầu rất cao. Câu hỏi: Tháng trước em có kinh ngày 23, tháng này do có việc bận nên em muốn dời ngày kinh (kinh nguyệt của em là 28 ngày) nên em uống thuốc từ ngày 20-29 thì dừng và ngày 30 vợ chồng em có quan hệ, vậy em có thai không?...