Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ ung thư vú 20%
Theo một nghiên cứu mới của Thụy Điển, việc sử dụng các biện pháp tránh thai dựa vào hooc môn như thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú 20%.
Các nhà nghiên cứu cho biết ngay cả thuốc tránh thai liều thấp cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú, mặc dù nguy cơ là “rất nhỏ”.
Các phương tiện tránh thai chứa nội tiết tố như vòng tránh thai âm đạo, que cấy và một số dụng cụ tử cung cũng làm tăng nguy cơ nhưng không nhiều.
Trước đó, các bác sĩ từng hy vọng rằng liều thấp hoóc môn trong các thuốc tránh thai sẽ an toàn hơn thuốc tránh thai thế hệ cũ. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng hầu hết phụ nữ không nên bỏ thuốc tránh thai vì sợ ung thư vú.
“Nhìn trên tổng thể, cứ 7.690 phụ nữ dùng tránh thai dạng hoóc môn trong 1 năm sẽ có thêm 1 người mắc ung thư vú. Nguy cơ ung thư vú thực sự là rất nhỏ”, TS. Rebecca Starck, bác sĩ phụ khoa của Phòng khám Cleveland Clinic, người không tham gia nghiên cứu,cho biết.
Nghiên cứu này được thực hiện tại Thụy Điển, nơi được chi trả hoàn toàn tiền khám và thuốc men.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 1,8 triệu phụ nữ từ năm 1995 và so sánh với những phụ nữ dùng các biện pháp tránh thai mắc ung thư vú.
“Nhìn chung, dùng bất kỳ loại thuốc ngừa thai dựa trên hoóc môn nào trong vòng 5 năm trở lên cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú thêm 20%”, Lina Morch, ĐH Copenhagen và các cộng sự công bố trên tạp chí Y khoa New England.
Nguy cơ ung thư vú dao động từ 9% đối với phụ nữ dùng biện pháp tránh thai từ 1 năm trở xuống và lên tới 38% với phụ nữ từ 10 năm trở lên.
Đáng chú ý, với những phụ nữ thuộc nhóm nguy cơ cao, nguy cơ ung thư vú do dùng thuốc tránh thai chỉ là 1,2. “Đây là một rủi ro rất nhỏ, so với nguy cơ tử vong do các biến chứng khi mang thai”, Taraneh Shirazian thuộc Trung tâm Y tế Phụ nữ Langone Joan H. Tisch thuộc Đại học New York, nói.
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy nguy cơ ung thư vú khi dùng thuốc tránh thai.
Tuy nhiên, thuốc tránh thai lại góp phần giảm ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung và ung thư ruột già.
Video đang HOT
Hầu hết các trường hợp ung thư vú đều có sự tiếp sức của estrogen và đó là lý do vì sao các nhà sản xuất luôn cố gắng giảm estrogen trong sản phẩm của họ.
Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng mặc dù luôn cần cân nhắc khi dùng thuốc tránh thai nhưng những lợi ích tránh thai luôn cao hơn nhiều so với nguy cơ ung thư.
Theo Dantri
Khi nào thuốc tránh thai khẩn cấp uống cũng như không?
Không phải tất cả các loại thuốc tránh thai khẩn cấp đều như nhau. Do đó, điều quan trọng là cần biết sử dụng loại nào trong tình huống nào.
Có 3 loại thuốc tránh thai khẩn cấp trên thị trường hiện nay: thuốc levonorgestrel, Ulipristal acetate và vòng tránh thai IUD và có những phụ nữ không phù hợp với 1 loại nào đó. BS Holly Bullock sẽ chỉ ra sự khác biệt của 3 loại thuốc này:
Thuốc tránh thai khẩn cấp được cấp phép tại Mỹ từ năm 1999, khi Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận thuốc levonorgestrel cho mục đích này.
Tuy nhiên, kể từ đó, đã có những loại thuốc ngừa thai khác ra đời và các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng vòng tránh thai IUD cũng có tác dụng tương tự.
Levonorgestrel - Thuốc không kê toa, tác dụng trong 72 giờ
Levonorgestrel là loại thuốc tránh thai khẩn cấp được biết đến nhiều nhất kể từ 2013 đến nay.
TS. Bullock Trường ĐH Sản phụ khoa Mỹ (ACOG), cho biết đó là do nó không chỉ được bán mà còn được phát miễn phí cho thanh niên.
Tại Mỹ, FDA phê duyệt thuốc levonorgestrel dành cho phụ nữ quan hệ tình dục không bảo vệ trong 72 giờ.
Một số nghiên cứu cho thấy thuốc có hiệu quả trong 5 ngày sau khi quan hệ tình dục nhưng do FDA không chấp thuận nên các bác sĩ cũng không đưa ra khuyến nghị này.
Bằng việc cung cấp hoóc môn levonorgestrel cho cơ thể, trứng sẽ không thể bám lên màng trong dạ con, ngăn kích thích sự chuyển động của ống dẫn trứng và làm tăng độ nhớt của niêm mạc của tử cung.
Nhưng thuốc sẽ không hiệu quả trong việc ngừng sự phát triển của bào thai đã hình thành hoặc bảo vệ bạn chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cũng như các loại thuốc tránh thai khẩn cấp khác, tác dụng phụ của levonorgestrel gồm buồn nôn, đau đầu và đau bụng.
Tuy nhiên, do không chứa estrogen nên không làm tăng nguy cơ ung thư hay cục máu đông.
Ulipristal acetate - thuốc kê toa có tác dụng trong 5 ngày
Được chấp thuận vào năm 2010, thuốc ulipristal acetate là thuốc tránh thai khẩn cấp kê toa.
FDA chấp thuận khả năng ngừa thai của thuốc sau quan hệ tình dục lên tới 5 ngày.
Tại Mỹ, Ulipristal acetate vẫn là thuốc mới dù nó đã được bán ra thị trường hơn 5 năm và không phải hiệu thuốc nào cũng được phép bán.
Nghiên cứu của TS Bullock cho thấy chỉ có khoảng 4% hiệu thuốc ở Mỹ có thuốc này.
Điều này có nghĩa để mua được loại thuốc này theo đơn kê là không dễ và nó có thể ảnh hưởng đến tác dụng tránh thai.
Trong khi nghiên cứu cho thấy Ulipristal acetate hiệu quả hơn levonorgestrel.
Ulipristal acetate là hoạt chất có khả năng ngăn chặn tác dụng của các nội tiết tố cần thiết cho thụ thai. Nó tồn tại trong cơ thể lâu hơn levongestrel nên đó là lý do vì sao nó hiệu quả hơn.
"Thậm chí ngay cả khi quá trình rụng trứng đã hoàn thành, Ulipristal acetate cũng có thể ngăn chặn. Nhưng khi đã trứng đã thụ tinh thì thuốc này lại không gây ảnh hưởng gì đến quá trình mang thai"", bà Bullock nói.
Thuốc ngừa thai khẩn cấp ít hiệu quả với phụ nữ thừa cân
Cả Ulipristal acetate và levonorgestrel đều ít hiệu quả với phụ nữ có chỉ số BMI cao.
Nghiên cứu cho thấy levonorgestrel không có tác dụng tránh thai với phụ nữ có chỉ số BMI trên 25. Tức là phụ nữ ở Mỹ không thể dùng thuốc này.
Ulipristal acetate cũng vô hiệu với phụ nữ có chỉ số BMI trên 35.
Các nhà khoa học không biết tại sao chỉ số BMI càng cao thì càng làm giảm tác dụng của thuốc nhưng TS. Bullock cho rằng có thể là do nồng độ thuốc bị "pha loãng".
Và với những trường hợp này, cách tránh thai hiệu quả duy nhất là vòng tránh thai IUD
Vòng tránh thai IUD là cách tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất nhưng không sẵn có vì phải do bác sĩ thực hiện thủ thuật đặt vòng vào tử cung.
Vòng tránh thai IUD được chấp thuận về khả năng ngăn rụng trứng và mang thai trong vòn 7 ngày sau khi quan hệ tình dục không bảo vệ.
Vòng tránh thai IUD là biện pháp tránh thai khẩn cấp duy nhất tác động đến tinh trùng và thời gian sử dụng lên tới 10 năm.
"Cơ chế hoạt động của biện pháp này là giải phóng các ion đồng vào tử cung, tiêu diệt các tinh trùng", TS Bullock giải thích.
Tinh trùng có thể sống trong âm đạo 6 ngày nhưng khi tiếp xúc với đồng, chúng sẽ bị tiêu diệt.
Khi bạn quan hệ tình dục không được bảo vệ, hãy đến bác sĩ sớm nhất có thể để được đặt loại vòng này.
Theo Dantri
Tiết lộ phương pháp tránh thai khi cho con bú Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp tranh thai khi cho con bú an toan va hiêu qua thì hãy cùng tham khảo bài viết của Hello Bacsi nhé! Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp tránh thai vừa hiệu quả vừa an toàn khi cho con bú thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. Làm thế nào để...