Thuốc nào trị bệnh Alzheimer?
Mẹ tôi 76 tuổi. Nửa năm trở lại đây, mẹ mắc chứng bệnh lúc nhớ, lúc quên. Có phải mẹ tôi mắc bệnh Alzheimer không? Nên dùng thuốc gì để điều trị?
(Nguyễn Thanh Hải – Lạng Sơn)
Trả lời:
Theo như thư chị kể thì bác đã mắc chứng bệnh Alzheimer. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh, cũng như dự phòng Alzheimer. Đã có nhiều thử nghiệm trên lâm sàng về thuốc chống viêm giảm đau không steroid, vitamin C, vitamin E, hoặc axit folic tuy nhiên chưa thấy hiệu quả.
Tuy vậy, mục đích điều trị nhằm chậm tiến triển bệnh, giảm bớt sự căng thẳng cho gia đình bệnh nhân và người chăm sóc.
Một số thuốc có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh như ginkgo biloba do có khả năng bẫy gốc tự do, ngăn chặn sự tích tụ của amiloid và độc tố gắn kết vào các oligomer…
Các thuốc điều trị triệu chứng: thuốc kháng sinh nếu bệnh nhân có viêm phổi hoặc loét hay mảng mục do tỳ đè thuốc chống trầm cảm (khi người bệnh bị trầm cảm) thuốc chống loạn thần thuốc an thần…
Video đang HOT
Hình minh họa
Vai trò của gia đình và cộng đồng: bệnh Alzheimer không có khả năng chữa khỏi, người bệnh sẽ dần dần mất khả năng tự lập, đòi hỏi gia đình hoặc người thân dành thời gian giúp đỡ, chăm sóc như chế độ ăn lỏng dễ tiêu, chở mình thường xuyên chống loét, tập vận động tránh teo cơ cứng khớp, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, phòng chống viêm phổi…
Một số phương pháp có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer như đọc sách, chơi trò chơi hội đồng, hoàn thành câu đố ô chữ, chơi nhạc cụ hoặc hoạt động xã hội…
Chị nên đưa bác đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn cách điều trị cụ thể. Chúc bác mau khỏe!
Theo vietbao
Chứng u uất sau khi làm mẹ
Chán nản, biếng ăn, không muốn nói chuyện, mất ngủ, cáu kỉnh... là những biểu hiện thường thấy của chứng u uất ở phụ nữ sau khi sinh.
Đến thăm Hương Trà, chỉ mới 28 tuổi, sau khi sinh, thấy cô thở dài thườn thượt mặc dù đứa con trai đầu lòng kháu khỉnh được chăm sóc rất bụ bẫm, nhà cửa sạch đẹp và cơm dẻo canh ngọt vẫn đều đặn ngày ba bữa. "Nhiều lúc mình chỉ muốn đập vỡ cái gì đó, tung hê đi hết cả...", những tâm sự của Hương Trà khiến người viết giật mình kinh ngạc.
Hội chứng "phụ nữ trí thức"
Những tưởng ông xã Hương Trà "có vấn đề", hỏi kỹ ra mới biết do đang quen với cường độ công việc bận rộn trong vai trò quản lý tại một công ty du lịch, sau khi sinh, Hương Trà ngồi nhà vừa chăm con, vừa một tay lo hết cơm nước chợ búa vì mẹ chồng nhất định không đồng ý cho thuê người giúp việc. Công việc của chồng cô cũng quá bận rộn nên không đỡ đần được vợ. Gần một năm trôi qua, sống trong bốn bức tường và đứa con nhỏ, Hương Trà cảm thấy mình như bị ngắt ra khỏi mọi giao tiếp xã hội. Những bức bối, uất ức, chán nản... từ đó nảy sinh.
Thật ra số phụ nữ mắc phải tình trạng như Hương Trà cũng không phải ít, đặc biệt là phụ nữ thành phố, dạng trí thức thường ngày bận rộn. Sự thay đổi môi trường sinh hoạt đột ngột cộng với trách nhiệm làm mẹ quá sức khiến nhiều người chới với.
Không ít cô gái trẻ rất lúng túng không biết xoay xở ra sao sau khi sinh con đầu lòng do gia đình mẹ đẻ ở xa, tìm người chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm không nhiều. Nhiều người do sống cùng gia đình chồng không tìm được tiếng nói đồng cảm, lại luôn bị mẹ chồng la mắng khiến tinh thần càng u uất hơn. Không ít bà mẹ trẻ đau khổ một mình mà không lý giải được tại sao, cũng không biết cách chia sẻ để chồng hiểu.
Trên thế giới đã có trường hợp các bà mẹ trẻ mắc chứng u uất sau khi sinh kéo dài, dẫn đến u uất và tuyệt vọng, có người nhảy lầu tự tử, có người biến thành nữ sát thủ giết hại người khác rồi tự sát như trường hợp một nữ luật sư người Mỹ tại bang Michigan năm 2004...
Nếu phát hiện ra sớm, nhanh chóng tìm kiếm phương pháp chữa trị, bạn có khả năng đẩy lùi được chứng bệnh này và kiểm soát được đời sống tinh thần của mình. - Ảnh minh họa.
Nguyên nhân và giải pháp
Thay đổi về hình dáng cơ thể, xung đột tâm lý, áp lực tinh thần, mất tự tin, áp lực cuộc sống quá lớn, thiếu giao tiếp xã hội, tiều tụy về sức khỏe, không hài lòng về chồng và hôn nhân, đặc biệt mắc phải sự cố như thai nhi chết lưu hoặc chết sau khi sinh... là những "thủ phạm" âm thầm tạo ra chứng u uất ở các bà mẹ trẻ sau khi sinh. Nếu phát hiện ra sớm, nhanh chóng tìm kiếm phương pháp chữa trị, bạn có khả năng đẩy lùi được chứng bệnh này và kiểm soát được đời sống tinh thần của mình.
Để tránh những hậu quả không hay, các cặp vợ chồng cần phải tìm kiếm mọi cách thức nhằm giúp người phụ nữ thoát ra khỏi chứng bệnh u uất đó như: tìm kiếm niềm vui, giúp tinh thần thư giãn như mát-xa, nghe nhạc, xem phim, chăm sóc cây cối, thuê người giúp việc để san sẻ công việc...
Sau khi vừa sinh nên hạn chế lượng khách tới thăm, tắt điện thoại di động... để tránh những tác động không đáng có từ bên ngoài, làm trong sạch và yên bình môi trường sống của mình, tĩnh dưỡng lại tinh thần. Cố gắng tận hưởng đồ ăn giàu dinh dưỡng và sự chăm sóc của người thân. Vận động cơ thể và làm những việc nhà thật nhẹ nhàng, thật phù hợp với sức khỏe để tránh dồn sự tập trung lên em bé, dẹp hết những việc bực mình.
Các bà mẹ phải tranh thủ tạo cơ hội được nghỉ ngơi, khi con ngủ cũng phải tranh thủ ngủ theo, không nên tận dụng thời gian đó làm việc nhà. Ngủ nhiều, đẫy giấc sẽ giúp bạn có tinh thần sảng khoái. Chủ động trò chuyện với chồng và người thân để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc con, tạo sự giao lưu và chia sẻ, xóa tan nỗi khiếp sợ và áp lực lớn khi làm mẹ. Tự điều chỉnh tâm lý, thay đổi cách suy nghĩ theo hướng lạc quan và tích cực, dũng cảm đối mặt với thực trạng hiện có.
Các ông chồng đặc biệt phải có trách nhiệm, luôn kề cận để tìm hiểu những biến đổi về tâm sinh lý của vợ và chia sẻ cùng làm việc nhà hoặc cùng chăm con. Chỉ có nỗ lực của cả hai bên và những người thân sống cùng gia đình, chứng bệnh u uất sau khi sinh mới bị đẩy lùi.
Theo vietbao
Rốn - Huyệt quan trọng trong trị bệnh Rốn là huyệt vị duy nhất trên cơ thể có thể dùng tay chạm vào, và dùng mắt nhìn được, có tên gọi là Thần khuyết. Huyệt này liên kết với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt gan cốt của cơ thể. Có nên lấy chất bẩn từ rốn? Nhiều người cảm thấy chất bẩn ở...