Thuốc mỡ làm từ nhựa cây điều trị vết thương ngoài da hiệu quả cao
Một nhóm các nhà khoa học, cùng nhiều tổ chức ở Anh và Australia phát triển một loại thuốc mỡ phi truyền thống điều trị nhiễm trùng vết thương trên da, sử dụng một phân tử trong nhựa cây blushwood Queensland.
Cây blushwood Queensland. Ảnh Medical Xpress
Nghiên cứu trước đây cho thấy, cây blushwood Queensland có đặc tính y học, một nhóm nghiên cứu khác đang tiến hành các thử nghiệm khám phá, liệu nhựa cây có thể điều trị được bệnh nhân ung thư hay không. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích thành phần của nhựa cây và sử dụng như một nguồn nguyên liệu làm thuốc mỡ cho liệu pháp chữa trị các vết thương hở trên da khó lành.
Vết thương hở trên da trở thành một vấn đề lớn trong những năm gần đây do có số lượng lớn người sống chung với bệnh tiểu đường. Những người mắc bệnh bị giảm lưu lượng máu đến bàn chân, khiến bệnh nhân dễ bị các vết thương mãn tính trên da.
Những vết thương này đặc biệt dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và khó điều trị, do vi khuẩn tạo màng ngăn cản chất kháng sinh. Ngoài ra, các nhà khoa học y tế không muốn điều trị các bệnh nhiễm trùng trên da bằng thuốc kháng sinh truyền thống vì phương pháp này làm tăng tốc độ miễn dịch của bệnh nhân với các liệu pháp như vậy.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã phân tích các mẫu nhựa cây từ cây blushwood và xác định được một phân tử có thể là một ứng viên đầy hứa hẹn để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn trong vết thương hở.
Nhóm nhà khoa học đã nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc / hoạt động của các hợp chất epoxy-tigliane từ cây blushwood có khả năng chữa lành vết thương.
Được gọi là EBC-103, phân tử hợp chất tương tác với thành tế bào của vi khuẩn, phá vỡ các màng sinh học được thiết lập bằng tương tác với chất nền polyme ngoại bào, kích hoạt các tế bào miễn dịch tạo ra các loại oxy phản ứng. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện được, phân tử kích thích tình trạng viêm ở khu vực vết thương được bôi thuốc, thúc đẩy quá trình chữa lành ở các vết thương do bỏng.
Thuốc mỡ EBC-1013 chữa lành vết thương bỏng nhiệt cấp tính của bê con khi cắt sừng. Ảnh Medical Xpress
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại thuốc mỡ bằng cách sử dụng phân tử epoxy-tigliane và bôi lên bê con, có vết thương bị bỏng do cắt bỏ sừng. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc mỡ không chỉ ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn mà còn giúp chữa bệnh nhanh hơn – 75% bê con được chữa lành hoàn toàn sau 28 ngày, so với chỉ 25% những bê con không được điều trị bằng loại thuốc mỡ này.
Trong các vết thương mãn tính ở chuột mắc bệnh tiểu đường, hợp chất bán tổng hợp EBC-1013 điều chỉnh các peptit bảo vệ vật chủ, thay đổi biểu hiện cytokine, kích hoạt các tế bào miễn dịch và chữa lành vết thương.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.
Hai cô gái đi làm đẹp, miệng biến dạng như 'cá hô'
Sau khi tiêm filler vào môi để làm đẹp, hai cô gái bị biến dạng vùng miệng nặng nề, phải vào Bệnh viện Da Liễu cấp cứu.
Chiều 9/9, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho hay vừa cứu chữa cho 2 cô gái bị tai biến nặng.
Chị L.N.H.T (25 tuổi, ở Bình Chánh) vào viện trong tình trạng môi sưng nề, bầm tím, sờ vào có khối căng cứng trong môi. Do vùng môi có nhiều nếp nhăn nên trước đó có đến spa để tiêm filler xóa nhăn với giá 3,5 triệu đồng. Sau 3 ngày, môi căng cứng, phù nề, mua thuốc giảm sưng về uống nhưng tình trạng không cải thiện.
Chị T.H (30 tuổi, ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng nhập viện trong tình trạng môi sưng to, đau nhức, sờ vào có khối cứng lổn nhổn bên dưới môi. Trước đó, chị đến spa tiêm filler với giá 2,5 triệu đồng làm đẹp môi. Sau 2 ngày, môi sưng to, căng cứng.
TS-BS Trần Nguyên Ánh Tú, Trưởng Khoa Thẩm mỹ da Bệnh viện Da Liễu, cho biết vùng môi của cả hai bệnh nhân trên đều bị sưng phù, căng cứng, mủ trắng bên dưới, sờ vào rất đau, cho thấy tình trạng nhiễm trùng cấp với mức độ viêm khá nặng.
Nguyên nhân có thể do cơ sở spa không tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn lúc tiêm, thực hiện vô trùng không đúng cách khiến vi khuẩn xâm nhập vào nơi tiêm. Ngoài ra, việc sử dụng các loại chất làm đầy kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường, sản phẩm sản xuất, đóng gói không đảm bảo vô trùng cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Cả hai bệnh nhân sau đó được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và chăm sóc vết thương hằng ngày. Sau khoảng 3 ngày, vết thương mới cải thiện.
"Mỗi tháng, bệnh viện tiếp nhận khoảng 10-15 trường hợp tai biến do tiêm chất làm đầy. Nhiều trường hợp tai biến nặng phải phẫu thuật để lấy hết filler ra, chi phí khá tốn kém và mất nhiều thời gian để phục hồi. Di chứng sau phẫu thuật có thể tạo sẹo xấu và mất mô da gây ảnh hưởng thẩm mỹ" - BS Tú thông tin.
Vô tình nuốt tăm xỉa răng, bé trai bị thủng tá tràng Bé Đ. (8 tuổi) vô tình nuốt phải tăm xỉa răng nhưng không biết, dẫn đến đau bụng suốt nhiều tuần liền, khó khăn trong phát hiện và điều trị. Người nhà đưa bé đến bệnh viện địa phương và được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày. Do biểu hiện ngày càng trầm trọng, bé được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng...