Thuốc lá ảnh hưởng đến bệnh mạch vành và tim mạch
Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và các hiệp hội tim mạch trên toàn cầu thì khói thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu gây ra nhiều bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành.
Bệnh mạch vành chiếm đa số trong các bệnh lý tim mạch và có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh ở Việt Nam. Sự hiểu biết cần thiết về cơ chế bệnh sinh của bệnh mạch vành sẽ giúp cho việc phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm và điều trị có hiệu quả hơn.
Bệnh mạch vành là nguyên nhân tử vong hàng đầu do hút thuốc lá
Tế bào cơ tim cũng như các tế bào chức năng khác trong cơ thể cần được cung cấp đầy đủ oxy từ máu để hoạt động. Máu được vận chuyển đến cơ tim thông qua hệ động mạch vành. Các nhánh của động mạch vành xuất phát từ động mạch chủ, chia thành hai nhánh lớn là động mạch vành phải và động mạch vành trái. Các nhánh động mạch vành lớn lại chia thành nhiều nhánh nhỏ hơn để đến nuôi dưỡng từng vùng của cơ tim.
Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hay nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay tắc do những nguyên nhân khác nhau (chủ yếu là do mảng xơ vữa mạch vành) dẫn đến mạch vành không thể đáp ứng nhu cầu oxy cho tế bào cơ tim. Thông thường, khi động mạch vành bị hẹp từ 50% đường kính lòng mạch, các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện.
Đau thắt ngực là biểu hiện cơ bản và quan trọng nhất giúp nhận biết bệnh động mạch vành. Bệnh nhân bị đau thắt ngực có cảm giác như tim bị bóp chặt, thắt nghẹt, đè ép hoặc đôi khi chỉ cảm thấy có gì đó khó chịu trong lồng ngực. Vị trí thường bị đau là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim.
Cơn đau có thể biểu hiện tại chỗ hoặc lan lên cổ, hàm, vai và cánh tay bên trái, hiếm khi lan ra sau lưng hay vùng cột sống. Thời gian diễn ra đau thường rất ngắn, chỉ khoảng 10 – 30 giây hoặc nếu lâu thì cỡ vài phút. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài trên 15 phút thì nhiều khả năng bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành. Tuy nhiên, người tiếp xúc với môi trường khói thuốc hoặc hút thuốc thụ động thì nguy cơ bị bệnh mạch vành cũng tăng từ 20 – 30%. Với những người hút thuốc lá chủ động, nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 – 4 lần và tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tăng khoảng 70%.
Video đang HOT
Căn nguyên chủ yếu dẫn đến bệnh mạch vành là do tình trạng xơ vữa động mạch. Một số tác nhân như cao huyết áp, hóa chất độc hại (như nicotine trong khói thuốc) và mỡ máu cao gây phá hủy mạch máu, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, người có thói quen hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu. Khi phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ, hút thuốc lá gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với hệ tim mạch, chưa kể đến những tác động cực kỳ xấu đến phổi và hệ hô hấp.
Bệnh mạch vành là nguyên nhân tử vong hàng đầu do hút thuốc lá
Hút thuốc lá gây đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
Hút thuốc lá thường xuyên sẽ gây phá hủy mạch máu nặng nề. Những người có thói quen hút thuốc lá thường khởi phát cả cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim nhiều hơn so với những người không hút thuốc. Ngoài ra, ở những người hút thuốc lá thì độ tuổi bắt đầu xuất hiện nhồi máu cơ tim sẽ đến sớm hơn, nguy cơ tái phát biến chứng do bệnh mạch vành trong một năm cũng cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc.
Nếu so sánh với những người không bao giờ hút thuốc thì những người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc chứng co thắt mạch vành cao gấp 20 lần. Hơn nữa, thời gian bệnh nhân lên cơn co thắt mạch vành cũng kéo dài hơn và triệu chứng dễ xuất hiện so với người không hút thuốc. Tình trạng co thắt mạch vành thậm chí có thể xảy ra sau khi bệnh nhân chỉ hút một điếu thuốc.
Hút thuốc lá gây rối loạn nhịp tim và đột tử
Khói thuốc lá làm tăng tiết catecholamine, một hoạt chất tự nhiên trong cơ thể có tác dụng tương tự như adrenaline, với nồng độ cao quá mức sẽ gây ra rối loạn nhịp tim, thậm chí ngoại tâm thu thất và rung thất, dẫn đến đột tử nếu không được xử trí kịp thời.
Hút thuốc lá gây phình động mạch chủ và bệnh cơ tim
Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở động mạch chủ, cản trở con đường cung cấp máu từ tim đi đến các bộ phận của cơ thể. Động mạch chủ bị hẹp đi do mảng xơ vữa, tạo thành những chỗ phình to, đồng thời thành mạch trở nên yếu, dẫn đến động mạch chủ có thể bị vỡ, đe dọa đến tính mạng. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị phình mạch chủ cao gấp 8 lần so với người không hút thuốc.
Thói quen hút thuốc lá cũng ảnh hưởng tới cơ tim, phổ biến nhất là suy tim, khiến cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, hơi thở ngắn và gấp.
Dù chỉ hút thuốc lá với số lượng ít, chỉ hút 1 điếu thuốc sau mỗi bữa ăn cũng đã làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và khả năng tử vong do bệnh mạch vành. Do đó, để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình, những người đã hút thuốc lá nên thực hiện tầm soát mạch vành để phát hiện kịp thời và điều trị từ sớm những biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.
Thuốc lá ảnh hưởng đến chức năng của phổi
Thuốc lá là nguyên nhân không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra nhiều bệnh phổi khác nữa như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen...
Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ấm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi.
Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17 - 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như chùm nho. Ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 đến các tổ chức của cơ thể.
Thuốc lá gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virút và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài.
Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút.
Khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn.
Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho cả nhu môi phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khỏe mạnh và chức năng bình thường của chúng.
Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở, do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc và do đó hình thành các tiếng ran rót, ran ngáy và có thể bị khó thở. Ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều.
Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại. Ở lứa tuổi từ 20 - 30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác. Khi ở giai đoạn này của cuộc sống thì phổi tăng trưởng chiều cao nguyên.
Ở người hút thuốc giai đoạn phát triển này ngắn lại và làm các bệnh lý gây ra do hút thuốc sớm xuất hiện. Ở lứa tuổi trên 30 nếu hút thuốc tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20ml/năm). Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn
Thuốc lá ảnh hưởng thế nào tới người hít thụ động? Hút thuốc thụ động có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Khói thuốc lá có tác hại đến người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ em. (Ảnh minh họa) Hỏi: Ở những nơi công cộng việc hút thuốc lá vẫn ra phổ biến. Những người không hút như tôi mà...