Thuốc lá “âm thầm” cướp đi sinh mạng của 8,2 triệu người trên toàn cầu
Thuốc lá không gây chết người ngay, thậm chí cả số liệu người chết vì bệnh ung thư phổi cũng có độ trễ đến 30 năm. Tuy nhiên, mỗi năm nó cũng cướp đi sinh mạng của 8,2 triệu người trên toàn thế giới.
Phát biểu tại hội thảo mới đây về các kiến nghị liên quan đến quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Huy Quang cho biết, một bệnh truyền nhiễm như Covid-19 có quy mô toàn cầu, khiến gần 1 triệu người tử vong đã gây quan ngại cho tất cả các quốc gia, toàn thể người dân trên toàn thế giới, làm đình trệ các hoạt động kinh tế, văn hóa… Trong khi đó, thuốc lá “âm thầm” cướp đi sinh mạng của 8,2 triệu người mỗi năm trên toàn giới.
“Điều đó cho thấy những tác hại khủng khiếp của thuốc lá đối với sức khỏe. Thời gian qua với sự nỗ lực rất lớn, chúng ta đã giảm được tỷ lệ người hút thuốc. Tuy nhiên với sự xuất hiện của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, chúng ta phải đối mặt với làn sóng tác động thứ 2. Chúng ta đang chịu tác động kép của 2 loại thuốc lá này”, ông Quang nói.
Tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khỏe không thua kém gì thuốc lá truyền thống.
Lấy ví dụ với bệnh ung thư phổ có liên quan chặt chẽ đến thuốc lá, ông Đào Thế Sơn, Đại học Thương Mại (Hà Nội) cho biết số liệu người chết vì ung thư phổi có độ trễ 30 năm. Sau 30 năm người ta mới thu thập được số liệu. Chính độ trễ trong việc ghi nhận tác hại đến sức khỏe của thuốc lá tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện này vì thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng hoàn toàn mới.
Ths Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết thêm các lý luận về giảm hại, về lý tưởng của thuốc lá điện tử mà các công ty thuốc lá đưa ra là không như thực tế.
“Nếu chúng ta cho phép thuốc lá điện tử được nhập khẩu vào Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng sẽ tăng lên chóng mặt ở giới trẻ, nó trở thành mốt thời thượng. Khi đó, Chính phủ muốn kìm lại ‘con ngựa’ rất khó và Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng giới trẻ nghiện nicotin tăng rất cao như một số nước trên thế giới”, Ths Lâm nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Hạnh Nguyên, Quản lý Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và bệnh không lây, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cũng nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên và thanh niên.
“Trên thực tế các sản phẩm thuốc lá mới đang nhắm vào giới trẻ để tạo ra một thế hệ nghiện thuốc mới”, bà Hạnh Nguyên nói.
Video đang HOT
Theo đó, để thu hút người sử dụng, các công ty quảng cáo thuốc lá điện tử có tác dụng cai nghiện thuốc lá truyền thống, không gây hại; kèm theo đó là nhiều chiêu thức bán hàng trên mạng xã hội nhằm vào giới trẻ: giá rẻ, tạo xu hướng thời thượng cho sản phẩm; thiết kế sản phẩm hiện đại, bắt mắt, đa dạng kiểu dáng và kích thước; đóng gói như kẹo; nhiều hương vị… tạo ấn tượng của thanh thiếu niên về sản phẩm.
Bộ Công thương có đề xuất thí điểm cho phép công ty đa quốc gia được nhập thuốc lá đun nóng, thuốc lá điện tử. Về nội dung này, Bộ Y tế đã có công văn gửi Chính phủ đề xuất không thí điểm với các trường hợp này. Đồng thời Bộ cũng kiến nghị Chính phủ cần có biện pháp mạnh cấm nhập khẩu, sản xuất cũng như sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tại Việt Nam.
Các nghiên cứu đã chứng minh, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có tác hại không thua kém thuốc lá truyền thống. Ngoài ra, chúng còn có một số tác hại khác liên quan như lợi dụng hút thuốc lá để sử dụng các chế phẩm ma túy, hay tính an toàn của thuốc lá điện tử khi sử dụng gây cháy nổ…
Các nhà khoa học Nhật Bản gần đây đã phát hiện ra trong khí thải và trong thuốc lá điện tử cũng có các thành phần độc hại giống như thuốc lá thông thường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong khí thải của thuốc lá điện tử có các chất có thể gây ung thư.
Ngoài tính gây nghiện, nicotine gây tác động tiêu cực đến sự phát triển thai nhi trong quá trình mang thai và các bệnh tim mạch. Nó không phải là chất gây ung thư, nhưng nó lại tác động như “chất tạo khối u” và liên quan đến hình thành bệnh ung thư.
Ngoài ra, propylene glycol có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng. Trong dung dịch thuốc lá điện tử cũng có thể có các kim loại như chì, bạc, cadmium, chromium, thủy ngân, nickel.
Những lí do khiến tóc bạc khi còn trẻ
Hiện tượng tóc bạc sớm tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại liên quan đến diện mạo, thẩm mỹ, sắc đẹp,... làm giảm sự tự tin trong giao tiếp, công việc. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tóc bạc sớm bạn cần biết.
Nguyên nhân vì sao lại bạc tóc sớm?
Poliosis ảnh hưởng đến người lớn và cả trẻ em, có thể xảy ra do một khiếm khuyết di truyền của việc cấu tạo melanin, do sự hủy hoại tự nhiên của các tế bào hắc tố ở chân tóc hoặc do các nang lông, tóc bị tổn thương.
Hút thuốc lá
Nguyên nhân là do chất Nicotine trong thuốc lá khiến máu chậm lưu thông không nuôi dưỡng chân tóc, cùng với khí cacbon monoxide tác động trực tiếp đến nang tóc, làm tóc suy yếu và bạc màu.
Thiếu vitamin
Nguyên nhân quan trọng không kém là sự thiếu vitamin, đặc biệt vitamin B12 và vitamin E - các vitamin quan trọng nhất cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc, dẫn đến giảm lượng tế bào sản sinh sắc tố Melanin.
Bạn nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin này trong bữa ăn qua các loại thức ăn giàu vitamin B12, vitamin E, vitamin C hoặc uống thuốc theo chỉ định bác sĩ.
Chăm sóc tóc không tốt
Mái tóc là góc con người và rất dễ bị hư tổn nếu bạn chăm sóc không tốt. Các hành vi gây hư hại đến tóc như lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc, thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc, dầu gội, dầu xả, thuốc tẩy tóc...
Sử dụng máy sấy tóc, máy ép tóc thường xuyên và nhiệt độ cao gây hại đến sản sinh tế bào melanin. Gội đầu với nước cứng có chứa nhiều chất khoáng và chất oxy hóa.
Ảnh minh họa tóc bạc. Ảnh: BoldSky
Chế độ ăn không lành mạnh
Để có mái tóc khỏe mạnh, bạn cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, duy trì thói quen ăn uống điều độ. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch giúp bạn tránh mắc các bệnh tật và không gây ảnh hưởng tới tóc, răng.
Thiếu vận động, thể dục thể thao
Vận động thể thao để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu giúp nuôi dưỡng nang tóc và sản sinh tế bào hắc tố tốt nhất.
Rối loạn tuyến giáp, tuyến yên
Bệnh rối loạn tuyến giáp và tuyến yên được ghi nhận như là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn hormone, dẫn đến tóc bạc sớm. Khi đó, quá trình sản xuất sắc tố melanin sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tóc không được phát triển đúng, gây tóc khô, tóc dễ gãy, chẻ ngọn và bạc tóc.
Đi nắng trực tiếp
Đi dưới nắng gắt mà để đầu trần, không mũ nón, tia cực tím sẽ tác động tới tóc khiến mái tóc khô cháy và tóc bị phai nhạt màu
Uống rượu bia, sử dụng chất kích thích
Sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc trong thời gian dài sẽ khiến bạn đối mặt cao với tóc bạc sớm. Trong các loại đồ uống này có chứa nồng độ cồn ethanol cao nên làm các cơ quan trong cơ thể tổn thương, lạm dụng quá sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng hơn.
Sự căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Sự lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sanh hay yếu tố tuổi già kích hoạt phản ứng dây chuyền làm ảnh hưởng đến hoạt động của melanocyte, xáo trộn việc tổng hợp melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc. Nguyên nhân bạc tóc là sự lão hóa của cơ thể khiến các melanocytes sản xuất mỗi lúc một ít dần các sắc tố melanin.
Di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định đến thời điểm nào thì tóc bạn bị bạc, nhưng cũng có thể do các bệnh lý gây tổn hại nang lông như vitiligo (bạch biến), alopecia areata (rụng tóc từng mảng), halo naevus (nốt ruồi mất sắc tố), piebaldism (tóc bạc đốm), tuberous sclerosis (bệnh xơ cứng củ),...
Chấn thương tâm lý, sốc về thể chất hoặc những trải nghiệm căng thẳng khác có thể gây ra chứng bạc lông tóc, đôi khi tạm thời.
Khi hút thuốc điều gì xảy ra với cơ thể Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi và các bệnh về răng miệng trên thế giới hiện nay. Điển hình, những người hút thuốc lá sẽ dễ mắc các bệnh về răng miệng như: hôi miệng, viêm nhiễm răng, viêm nướu, viêm phần xương xung quanh răng nhiều...