Thuốc gây ảo giác chiết xuất từ nấm giúp cai nghiện thuốc lá
Thuốc gây ảo giác được chiết xuất từ một loại nấm có tên gọi là “ Magic Mushrooms,” người nghiện thuốc lá có thể từ bỏ thói quen hút thuốc của mình.
Chỉ cần hai hoặc ba lần sử dụng loại thuốc gây ảo giác được chiết xuất từ một loại nấm có tên gọi là “Magic Mushrooms,” người nghiện thuốc lá có thể từ bỏ thói quen hút thuốc của mình. Đó là thành công của một nghiên cứu mới, trong khi có rất nhiều cách tiếp cận khác đã thất bại.
Phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết việc sử dụng loại thuốc có chứa psilocybin, chất gây ảo giác tích cực có trong Magic Mushrooms, sẽ giúp cho hầu hết những người nghiện thuốc lá nặng từ bỏ thói quen hút thuốc.
Video đang HOT
Matthew Johnson, giáo sư về Tâm thần học và Khoa học hành vi, thuộc đại học Johns Hopkins và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết việc sử dụng các loại thuốc cai nghiện trước đây, dưới hình thức của một số loại kẹo, chỉ có tỷ lệ thành công tối đa lên đến 35%. Trong khi thử nghiệm với loại thuốc gây ảo giác mới, tỷ lệ thành công cao hơn gấp hai lần.
Theo giáo sư Johnson, chất gây ảo giác có trong thuốc không thể gây nghiện và kết quả này có thể là cơ sở, tiền đề dẫn đến các phương pháp mới để điều trị các loại nghiện.
Tham gia trong nghiên cứu này có 15 người nghiện thuốc lá nặng, làm việc ở các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Mỗi tình nguyện viên đã sử dụng từ 2 đến 3 liều thuốc gây ảo giác, với hàm lượng psilocybin gia tăng và thời gian sử dụng mỗi liều thuốc cách nhau 2 tuần. Liều đầu tiên có chứa 20mg psilocybin. Sáu tháng sau khi sử dụng thuốc, 12 trong số 15 tình nguyện viên đã không hút bất kỳ một điếu thuốc nào.
Giáo sư Johnson cho biết tất cả các tình nguyện viên tham gia trong nghiên cứu đều thừa nhận rằng họ quan tâm đến việc bỏ thuốc lá nhiều hơn so với việc sử dụng một loại thuốc gây ảo giác. Ông cho biết thêm mặc dù đây chỉ là một nghiên cứu rất nhỏ, nhưng nó thực sự rất đáng để mọi người quan tâm, đặc biệt là những người nghiện, muốn từ bỏ những thói quen xấu của mình./.
Theo VietNamPlus
Hút 1 điếu thuốc/ngày, tăng 3 lần nguy cơ bệnh tim
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ có những người nghiện thuốc lá nặng mới đối diện với nguy cơ mắc bệnh tim, bạn đã hoàn toàn sai lầm. Theo một nghiên cứu vừa được công bố, ngay cả những người hút thuốc lá ít, dù chỉ là một điếu mỗi ngày, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim.
Dù chỉ hút 1 điếu thuốc/ngày, vẫn tăng 3 lần nguy cơ bệnh tim
Cụ thể, kết quả cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Quỹ Tim Anh (BHF) chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút một điếu thuốc lá mỗi ngày tăng gấp ba lần nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với những người không bao giờ hút thuốc.
Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn phát hiện rằng những người hút từ 1-4 điếu thuốc mỗi ngày không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tim, mà còn dễ tử vong vì bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nguy cơ phát triển ung thư phổi thường gia tăng ở những phụ nữ thường xuyên hút một điếu thuốc lá mỗi ngày.
Tờ Daily Mail (Anh) dẫn lời của tiến sĩ Mike Pnapton thuộc BHF: "Nghiên cứu này cho thấy rằng ngay cả khi bạn chỉ hút một điếu thuốc lá mỗi ngày cũng rất nguy hại đối với sức khỏe. Vì thế, không có mức giới hạn an toàn nào đối với việc hút thuốc lá. Bản thân tôi đã rất ngạc nhiên từ kết quả của nghiên cứu này".
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cảnh báo rằng, không chỉ hút thuốc lá ở mức độ nhẹ, mà ngay cả việc hút thuốc thụ động ở những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư phổi, đột quỵ và bệnh tim.
Tiến sĩ Pnapton phát biểu: "Hy vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ là một thông điệp cảnh báo về mối nguy hại cho sức khỏe đối với tất cả những người hút thuốc lá, bất kể dù ở mức độ nhẹ hay nặng"
Theo PNO
Viêm thanh quản mạn tính do đâu? Viêm thanh quản mạn tính xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được lưu ý điều trị triệt để, viêm thanh quản có thể dẫn đến hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, ung thư thanh quản... Viêm thanh quản mạn tính thường kéo dài vài tuần đến hàng tháng với triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, ho khan, nói...