Thuốc điều trị lưỡi bản đồ
Lưỡi bản đồ là tình trạng bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng đỏ không đều trông giống như bản đồ.
Ở một số người, các mảng đỏ có thể gây viêm, đau hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm và đồ uống.
1. Lưỡi bản đồ là gì?
Lưỡi bản đồ còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính, là một tình trạng viêm lành tính không rõ nguyên nhân, đặc trưng bởi các mảng ban đỏ đa ổ, không đều, giống như vết loét với viền trắng trên bề mặt lưỡi hoặc rìa bên.
Một số nghiên cứu cho thấy lưỡi bản đồ có thể là do một số yếu tố bệnh lý như:
Tình trạng tự miễn
Bệnh vẩy nến
Thiếu hụt vitamin cũng được coi là nguyên nhân tiềm ẩn, ví dụ, thiếu hụt vitamin D, B, B6, B12, axit folic, sắt và kẽm. Những thay đổi về hormone, trong đó có sử dụng thuốc tránh thai đường uống, các yếu tố tâm lý, như căng thẳng, lo lắng được cho là những yếu tố góp phần gây ra lưỡi bản đồ.
Lưỡi bản đồ có thể gây viêm, đau hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm và đồ uống.
2. Thuốc nào dùng điều trị lưỡi bản đồ?
Trong hầu hết các trường hợp, lưỡi bản đồ không có triệu chứng, vì đây là tình trạng lành tính nên không cần điều trị. Trong trường hợp có triệu chứng, như đau và/hoặc cảm giác nóng rát, có thể cân nhắc sử dụng:
2.1 Nước súc miệng
Nước súc miệng kháng histamin là dung dịch dùng để rửa khoang miệng. Cơ chế hoạt động của nước súc miệng này là ngăn chặn tác động của histamin được sản xuất từ những tế bào bạch cầu khi tiếp xúc với những dị nguyên từ môi trường bên ngoài tác động. Nước súc miệng nhìn chung là an toàn.
Tác dụng phụ phụ thuộc vào thành phần của sản phẩm, có thể bao gồm: Kích ứng tại chỗ, phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn…
2.2 Thuốc bôi tại chỗ
Trường hợp ngứa rát, châm chích khó chịu quá mức có thể bôi thuốc trực tiếp lên lưỡi như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc corticoid tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống tăng sinh, co mạch giúp làm giảm triệu chứng. Khi được sử dụng đúng cách, thuốc thường an toàn, hiếm khi gây ra các tác dụng phụ.
Video đang HOT
2.3 Thuốc đường uống
- Thuốc kháng sinh :Nếu có bội nhiễm cần dùng kháng sinh phổ rộng đường uống như cephalosporine thế hệ 2, 3, trong 7-10 ngày. Cephalosporin có độc tính thấp và nói chung là an toàn. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng. Tuy nhiên chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chống nấm : Nếu có bội nhiễm nấm có thể dùng kháng nấm đường uống bằng itraconazole, uống trong 2 tuần.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống nấm itraconazole là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu. Một số người dùng có thể gặp phát ban hoặc ngứa da… Những tác dụng phụ này thường nhẹ và tự biến mất sau một thời gian.
2.4 Bổ sung vitamin B nếu bị thiếu hụt
Trong một số trường hợp, thiếu hụt vitamin B có thể gây ra lưỡi bản đồ. Trường hụt đã từng bị thiếu hụt vitamin B cần tăng lượng vitamin B thông qua chế độ ăn uống hoặc dùng viên bổ sung vitamin. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm trái cây, đậu Hà Lan, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và cá.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin B để đảm bảo chúng không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.
Cần tránh các thực phẩm gây kích ứng.
3. Những điều người bệnh cần lưu ý
- Duy trì vệ sinh răng miệng: Đánh răng và lưỡi thường xuyên để giữ cho miệng sạch sẽ; sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm tránh gây kích ứng lưỡi.
- Tránh thực phẩm gây kích ứng: Xác định và tránh những thực phẩm có thể gây khó chịu, như thực phẩm cay, có tính axit hoặc có kết cấu thô, cứng.
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng, giúp giảm kích ứng.
- Sử dụng các biện pháp làm dịu: Một số người thấy dễ chịu hơn khi sử dụng các biện pháp tự nhiên như lô hội hoặc mật ong, nhưng cần phải thử nghiệm để xem có phản ứng nào không.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, vì vậy hãy cân nhắc các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc các bài tập thở sâu.
- Kiểm tra răng định kỳ: Đi khám răng định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng và trao đổi bất kỳ mối lo ngại nào với nha sĩ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn cảm thấy khó chịu nghiêm trọng hoặc có những thay đổi về triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ để được đánh giá thêm và tư vấn cụ thể.
Nhiều người trong nhà vừa mắc vảy nến, vừa bị ung thư máu: Bác sĩ nói gì?
Người phụ nữ cho biết, cả nhà có 2-3 người bị bệnh vảy nến đã chuyển sang mắc ung thư máu.
Cô thắc mắc với bác sĩ, nguyên nhân vì sao tình trạng này lại xảy đến với gia đình mình.
Tại chương trình kỷ niệm Ngày Vảy nến thế giới (29/10), chủ đề "Bật nến hạnh phúc", thạc sĩ, bác sĩ Phạm Thị Uyển Nhi, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, hiện nay trên mạng xã hội có nhiều kênh chia sẻ, quảng cáo các phương pháp cổ truyền chữa dứt điểm vảy nến.
Nhưng trên toàn thế giới, không có cách nào điều trị hết hẳn vảy nến.
"Đồng hành trên mỗi bước chân của bệnh nhân vảy nến"
Theo bác sĩ Uyển Nhi, hiện nay, có 4 nhóm thuốc điều trị vảy nến. Đầu tiên là thuốc thoa, cách phổ biến hầu như bệnh nhân nào cũng từng sử dụng.
Kế đến là phương pháp điều trị chiếu ánh sáng toàn thân. Với cách này, bệnh nhân cần đến bệnh viện thường xuyên (2-3 lần/tuần), nên đôi khi có thể ảnh hưởng đến công việc của người điều trị.
Thứ ba là các thuốc uống cổ điển, và bệnh nhân cũng không tự ý điều trị, vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, máu. Do đó, kể cả khi bác sĩ đã cho toa điều trị, bệnh nhân cũng không được tự ý lấy đi mua thêm mà cần phải tuân thủ những chỉ định theo từng thời điểm.
Thứ tư là thuốc sinh học. Nhược điểm của cách này là chi phí hơi tốn kém, tuy nhiên hiện nay, thuốc này đã có trong danh mục hỗ trợ chi trả của bảo hiểm y tế (40-50%).
Bác sĩ giao lưu, chia sẻ với bệnh nhân vảy nến (Ảnh: BV).
Bác sĩ Uyển Nhi chia sẻ, với vảy nến, dùng thuốc thôi là chưa đủ. Bệnh nhân cần được hỗ trợ kèm theo bằng các chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, được truyền thông, giáo dục sức khỏe để biết được những điều gì khiến bệnh trở nên nặng hơn. Và một trong những điều quan trọng khác là nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân.
"Có thể hiện nay không có phương pháp nào điều trị khỏi hẳn, nhưng chúng tôi hứa sẽ đồng hành trên mỗi bước chân của bệnh nhân vảy nến", phía Bệnh viện Da Liễu TPHCM khẳng định.
Nêu ví dụ về các yếu tố có thể khiến bệnh nặng hơn, bác sĩ Uyển Nhi dẫn chứng, những khi bệnh nhân gặp các yếu tố về cảm xúc, như "giận vợ, giận chồng", hãy để ý những mảng vảy nến trên da sẽ nổi lên nhiều hơn. Đây là biểu hiện của việc bị stress quá nhiều, và tinh thần sẽ ảnh hưởng đến bệnh. Do đó, bệnh nhân có sống vui thì mới sống khỏe.
Bệnh nhân cần chấp nhận căn bệnh này sẽ theo mình lâu dài, và bản thân không đơn độc. Thống kê cho thấy, hiện nay trên thế giới có khoảng 125 triệu người mắc bệnh vảy nến. Cộng đồng vảy nến rất đông đảo, nên việc kết nối, có những câu lạc bộ để bệnh nhân gặp gỡ, chia sẻ và đồng cảm với nhau cũng là một trong những cách giúp hạn chế căng thẳng.
Nhiều người, nhất là nam giới mắc bệnh vẫn giữ thói quen uống rượu, hút thuốc. Đây là các yếu tố có thể khiến bệnh nặng hơn, đồng thời việc điều trị sẽ bớt đáp ứng lại. Vì vậy, bệnh nhân nếu không bỏ được cần hạn chế dần theo thời gian. Bệnh nhân vẫn có thể uống cà phê bình thường, với hàm lượng vừa phải.
"Chúng ta chỉ cần nghĩ đơn giản, rằng cái gì không tốt cho sức khỏe thì sẽ không tốt cho vảy nến, và ngược lại", bác sĩ Uyển Nhi khẳng định.
Có nhiều yếu tố khiến bệnh vảy nến nặng lên (Ảnh: BV).
Kế đến, có những trường hợp mắc bệnh thường cào, gãi vì bị ngứa, dễ gây nhiễm trùng da. Để hạn chế điều này, hiện đã có những thuốc đặc trị chống ngứa, gồm thuốc uống và thuốc bôi. Bên cạnh đó, cần chú ý dưỡng ẩm da, giúp phục hồi hàng rào da và giảm ngứa.
Bệnh vảy nến cũng thường có bệnh đồng mắc kèm theo (khoảng 40%), đó là viêm khớp vảy nến. Khi vảy nến khớp đã gây biến dạng sẽ rất khó hồi phục. Chính vì vậy, bệnh nhân phải chú ý xem khớp của mình có bị đau, viêm; các ngón tay, ngón chân có bất ngờ sưng đỏ sau khi ngủ dậy (đau khi ít vận động) hay không.
Để xử lý tình trạng này, bệnh viện cũng hướng dẫn bệnh nhân một số bài tập để hạn chế đau, cứng khớp. Bệnh nhân cũng có thể tập thể dục, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, xe đạp, ngồi thiền để nâng cao sức khỏe.
Vảy nến có gây ung thư không?
Ngoài ra, có một thực trạng đã xảy ra với bệnh nhân vảy nến, là khi người khác tiếp xúc với tay chân, mặt họ lại sợ bị lây. Tuy nhiên, bằng cách trực tiếp bắt tay với từng cô chú, anh chị bị vảy nến tại buổi gặp mặt, bác sĩ Uyển Nhi khẳng định: bệnh không lây nhiễm và lành tính. Gia đình, cộng đồng cần biết điều này để hạn chế sự kỳ thị với bệnh nhân.
Trong phần giao lưu, hỏi - đáp, một bệnh nhân cho biết gia đình có 2-3 người bị vảy nến đã chuyển sang ung thư máu. Bà nhờ bác sĩ giải đáp nguyên nhân vì sao gây ra tình trạng này.
Những câu chuyện xúc động về hành trình điều trị vảy nến đã được chia sẻ tại chương trình "Bật nến hạnh phúc" (Ảnh: BV).
Bác sĩ Uyển Nhi cho biết, vảy nến có 3 nguyên nhân chính, trong đó có yếu tố di truyền, với tỷ lệ 2-3%. Nếu bệnh nhân có bố hoặc mẹ đã bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở con sẽ tăng lên 16%. Nếu cả bố lẫn mẹ đều bị bệnh, khả năng con bị di truyền là hơn 40%. Thực tế qua nghiên cứu, có những gen cảm nhiễm với bệnh vảy nến.
Hai yếu tố còn lại gây nên bệnh vảy nến là miễn dịch và môi trường.
"Hiện nay, chưa có nghiên cứu nhiều về việc ung thư có phải bệnh đồng mắc của vảy nến. Nhưng nếu có liên quan đến yếu tố gia đình, bệnh nhân nên tiến hành các xét nghiệm, giải trình tự gen, để tìm xem có gen đột biến nào về ung thư máu hay không", bác sĩ chia sẻ.
Một bệnh nhân khác cho biết, bản thân chỉ ăn 1 hũ chao mà bùng phát vảy nến dữ dội, phải nằm suốt 10 ngày ở bệnh viện. Bác sĩ cho biết, vảy nến có nhiều dạng, với các biểu hiện riêng cho từng trường hợp nhất định.
Vảy nến cũng có bệnh đồng mắc kèm theo là tăng huyết áp, nên người ăn mặn nhiều có thể bị ảnh hưởng. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý những thực phẩm mà bản thân bị dị ứng để kiêng cữ.
Người đàn ông mắc vảy nến khẳng định, bản thân luôn coi sự lạc quan, vui vẻ là liều thuốc chữa bệnh hiệu quả (Ảnh: BV).
Kể câu chuyện của mình với đôi mắt đỏ hoe, nữ bệnh nhân ngồi hàng ghế giữa hội trường chia sẻ, cô là bệnh nhân vảy nến suốt 18 năm qua. Khoảng thời gian đầu bệnh nhân rất buồn, sợ lây cho chồng con, cũng như mặc cảm vì sợ bị kỳ thị.
Do đó, cứ nghe ai chỉ gì, từ thuốc Nam đến thuốc Bắc, người phụ nữ đều thử sử dụng, dù tốn rất nhiều chi phí. Nhưng mỗi lần trị theo cách truyền miệng xong, bệnh lại nặng lên.
"Tôi muốn chia sẻ với các bệnh nhân vảy nến, rằng mình cứ vào bệnh viện mà điều trị, nếu nặng thì nằm 1-2 tuần sẽ được về nhà. Tôi cứ kiên trì như vậy, cũng như siêng năng tập luyện thể thao, giữ tinh thần vui vẻ. Các con tôi cũng nói rằng, mẹ đã có các con, có gia đình rồi, cứ sống vô tư đi. 7 năm nay, bệnh của tôi đã ổn định", nữ bệnh nhân tâm sự.
Mỗi bệnh nhân là một ngọn nến kiên cường
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Phan Thúy, Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết, vảy nến không chỉ là căn bệnh về da mà còn là cả một thách thức về mặt tâm lý và xã hội, với hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt.
Thấu hiểu điều đó, bệnh viện thời gian qua đã có nhiều hoạt động, cũng như không ngừng cập nhật các phương pháp tiến bộ, triển khai phòng khám chuyên sâu... góp phần làm cho việc điều trị vảy nến ngày càng hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM bật khóc khi chia sẻ về người bệnh vảy nến (Ảnh: BV).
"Ngày Vảy nến thế giới không chỉ là ngày để cộng đồng cảm nhận, nhận diện và chia sẻ với người bệnh, mà còn là dịp để mỗi người chúng ta thắp lên ngọn nến hạnh phúc. Chúng tôi muốn gửi đến thông điệp rằng mỗi bệnh nhân là một ngọn nến kiên cường, nếu chúng ta cùng thắp sáng thì cả cộng đồng sẽ tràn ngập hy vọng", bác sĩ Thúy xúc động bày tỏ.
'Sát thủ' ngay bên trong miệng Tình trạng cao răng bám dính trên khoang miệng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Việc không lấy cao răng định kỳ có thể dẫn đến một số ảnh hưởng như viêm lợi, đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Ảnh: Belmontdentistry. Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám...