Thuốc điều trị Covid-19 bán ra tại Ấn Độ từ tuần tới
Công ty dược phẩm Ấn Độ Glenmark dự kiến tung ra thị trường sản phẩm thuốc kháng virus Favipiravir trong tuần tới.
Sản phẩm này có tên thương mại là FabiFlu, giúp điều trị những ca có triệu chứng Covid-19 ở thể nhẹ và trung bình.
FabiFlu sẽ được đưa ra thị trường Ấn Độ trong tuần tới (Ảnh News18)
FabiFlu là thuốc Favipiravir dạng uống đầu tiên được công nhận là có khả năng điều trị Covid-19. Glenmark đưa ra tuyên bố này sau khi nhận được giấy phép sản xuất sản xuất và thương mại hóa do Tổng cục Kiểm soát Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) cấp hôm 19/6. FabiFlu sẽ sớm được đưa ra thị trường các bang miền Bắc Ấn Độ.
Theo nhà sản xuất, FabiFlu giúp cải thiện tới 88% tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ và trung bình trong điều kiện thí nghiệm. Giá mỗi viên thuốc có trọng lượng 200mg là 103 rupees (khoảng 1,4 USD) và chi phí cho mỗi đợt điều trị kéo dài 14 ngày ước tính khoảng 14.000 rupees (tương đương 195 USD)./.
Trở ngại ngáng chân Trung Quốc trong cuộc đua vaccine Covid-19
Trung Quốc muốn đánh bại thế giới trong cuộc đua chế tạo vaccine nCoV, nhưng các công ty dược phẩm nước này từng vướng nhiều bê bối về chất lượng.
Mong muốn bảo vệ người dân và làm chệch hướng những chỉ trích quốc tế liên quan đến cách ứng phó với Covid-19, Trung Quốc đang mạnh tay dồn lực cho các công ty dược phẩm nhằm phát triển vaccine ngừa nCoV. 4 công ty Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm vaccine trên người, nhiều hơn cả Mỹ và Anh cộng lại.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Trung Quốc lại đang đặt cược vào một ngành công nghiệp vaccine từ lâu đã bị sa lầy trong hàng loạt bê bối và nhiều vấn đề về chất lượng. Hai năm trước, các bậc phụ huynh Trung Quốc vô cùng giận dữ khi họ phát hiện công ty Changchun Changsheng đã sản xuất ít nhất 250.000 liều vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván không đảm bảo chất lượng.
Dù không gây ra ca tử vong nào, vụ bê bối vaccine này đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của công chúng với ngành sản xuất vaccine nội địa Trung Quốc, làm dấy lên nỗi lo sợ rằng tình trạng tham nhũng, lạm quyền trong các tập đoàn dược phẩm đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân.
Phòng thí nghiệm của công ty phát triển vaccine Sinovac Biotech ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Bởi vậy, việc tìm ra vaccine là chưa đủ. Các công ty Trung Quốc còn cần lấy lại lòng tin từ công chúng, những người có xu hướng chọn vaccine ngoại hơn là sản phẩm nội địa.
"Người Trung Quốc giờ đây không còn tin tưởng vào những loại vaccine được sản xuất tại chính nước mình", Ray Yip, cựu lãnh đạo Quỹ Gates ở Trung Quốc, cho hay. "Đây dường như là vấn đề đau đầu nhất. Nếu họ không để xảy ra những sự cố trong quá khứ, người dân có lẽ đã xếp hàng dài cả km chờ tiêm vaccine".
Nhu cầu với vaccine nCoV là cực kỳ cấp bách. Hơn 252.000 người trên thế giới đã tử vong vì Covid-19. Khi chưa có vaccine, việc dập tắt hoàn toàn virus là điều vô cùng khó khăn, ngay cả Trung Quốc, nước đã kiểm soát được sự lây lan, vẫn còn những ổ bùng phát lẻ tẻ.
Mặt khác, việc phát triển thành công vaccine sẽ giúp Trung Quốc củng cố vị thế như là một cường quốc về khoa học và y tế toàn cầu.
Trung Quốc đã đặt nhiệm vụ phát triển vaccine Covid-19 làm mục tiêu ưu tiên. Một quan chức cấp cao cho biết vaccine sử dụng cho tình huống khẩn cấp có thể sẵn sàng vào tháng 9. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trong khi đó đang nhiệt liệt cổ vũ cho Trần Vi, nhà virus học hàng đầu của quân đội nước này, trong nỗ lực chế tạo vaccine.
Huang Shiyue, 18 tuổi, sinh viên y khoa năm nhất tại Vũ Hán, rời căn hộ của mình vào một sáng chủ nhật gần đây lần đầu tiên sau ba tháng. Huang bắt taxi tới một trung tâm y tế cách nhà khoảng một tiếng lái xe. Tại đây, cô đăng ký trở thành tình nguyện viên thử vaccine.
"Nếu tôi có thể giúp và đem lại lợi ích cho tất cả mọi người chỉ với một hành động nhỏ của mình, tôi nghĩ nó rất xứng đáng", Huang nói.
Theo giới chuyên gia, cuộc đua bào chế vaccine đã bộc lộ cả những điểm mạnh và điểm yếu của Bắc Kinh.
Với khả năng kiểm soát của mình, Trung Quốc có thể nhanh chóng tập hợp các công ty và nhà khoa học lại với nhau để đạt được những mục tiêu quốc gia.
Nhưng cùng lúc, các công ty dược phẩm Trung Quốc, vốn đã quen với sự bảo bọc của chính phủ trước sự cạnh tranh từ đối thủ nước ngoài, hiếm khi chịu đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Họ cũng chưa phát triển được nhiều sản phẩm có tác động toàn cầu.
Thay vào đó, các công ty lại đầu tư mạnh tay vào bán hàng và phân phối, trong đó phần lớn liên quan tới việc quản lý mối quan hệ với các trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương. Giới chuyên gia đánh giá điều này tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng.
Các nhà quản lý Trung Quốc còn có xu hướng "mắt nhắm mắt mở" khi làm việc với những công ty nhà nước, chiếm khoảng 40% ngành công nghiệp vaccine. Nhiều nhà sản xuất vaccine hoạt động với tâm lý tự tin rằng họ sẽ không bao giờ bị trừng phạt. Họ hiểu rõ ngay cả khi tung ra những sản phẩm bị lỗi, họ cũng sẽ không thể bị đóng cửa.
Vaccine mà Huang nhận được phát triển bởi CanSino Biologics, một công ty dược phẩm có trụ sở ở Thiên Tân và là cơ quan nghiên cứu khoa học y tế của quân đội Trung Quốc.
Vaccine do CanSino phát triển là vaccine đầu tiên bước vào thử nghiệm giai đoạn II, vượt xa so với các ứng viên khác trên thế giới, dù không có gì đảm bảo tính hiệu quả của nó. Vaccine của CanSino đến nay được thử nghiệm trên 508 người, trong khi vaccine do nhóm nghiên cứu tại Đại học Oxford, Mỹ, phát triển đã được thử nghiệm với 1.100 người chỉ trong giai đoạn I. Đại học Oxford dự kiến sẽ thử nghiệm vaccine này với 5.000 người nữa trong giai đoạn II và III, nhằm chứng minh nó an toàn và hiệu quả.
Viện Chế phẩm Sinh học Vũ Hán, chi nhánh của tập đoàn nhà nước Sinopharm, cũng đã bước sang thử nghiệm vaccine giai đoạn II. Sinovac Biotech, một công ty tư nhân, và Viện Chế phẩm Sinh học Bắc Kinh, cũng thuộc Sinopharm, đang có vaccine tiềm năng trong thử nghiệm giai đoạn I.
Viện Chế phẩm Sinh học Vũ Hán từng dính tới bê bối hồi năm 2018 của công ty Changchun Changsheng, khi nhiều liều vaccine bạch cầu, ho gà, uốn ván không đạt chuẩn được tiêm cho hàng trăm nghìn trẻ em. Changchun Changsheng đã bị phạt 1,3 tỷ USD, trong khi hàng chục quan chức bị sa thải.
Chính quyền khi đó cam kết sẽ nhanh chóng làm trong sạch ngành công nghiệp vaccine, đồng thời tịch thu "thu nhập bất hợp pháp" của Viện Chế phẩm Sinh học Vũ Hán, phạt công ty này và 9 giám đốc điều hành.
Viện Chế phẩm Sinh học Vũ Hán còn ít nhất hai lần vướng vào kiện tụng ở Trung Quốc. Các nguyên đơn cáo buộc rằng vaccine của viện gây ra "những phản ứng bất thường", theo hồ sơ tòa án. Trong cả hai vụ, tòa án đều ra phán quyết rằng viện Vũ Hán phải đền bù một phần cho các nạn nhân, giá trị tổng cộng khoảng 71.500 USD.
Các giám đốc điều hành của viện Vũ Hán ít nhất ba lần bị cáo buộc đưa hối lộ cho quan chức tại các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ở nhiều tỉnh khác nhau để họ mua vaccine do công ty sản xuất. Các giám đốc này bị kết án nhưng công ty không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Sinovac Biotech cũng dính líu tới một bê bối hối lộ. Một tòa án ở Bắc Kinh cho biết từ năm 2002 đến 2014, tổng giám đốc Sinovac Biotech đã hối lộ một phó giám đốc phụ trách đánh giá thuốc của Trung Quốc gần 50.000 USD để giúp công ty được phê duyệt thuốc. Sinovac không bị buộc tội.
Trụ sở của công ty CanSino Biologics ở Thiên Tân. Ảnh: Reuters.
Mặc dù vướng phải nhiều lùm xùm, các công ty trên vẫn được chính phủ Trung Quốc cho phép đẩy nhanh quá trình thử nghiệm vaccine. Viện Chế phẩm Sinh học Vũ Hán, Viện Bắc Kinh và Sinovac đều được phép tiến hành thử nghiệm giai đoạn I và II. Điều này khiến một số nhà khoa học Trung Quốc đặt dấu hỏi bởi kết quả an toàn từ giai đoạn I phải được đánh giá trước khi bước sang giai đoạn II.
Ding Sheng, viện trưởng Viện Dược Đại học Thanh Hoa, cho rằng một số công ty đã "áp dụng những phương pháp phi truyền thống" trong giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng, thực hiện nhiều công đoạn cùng lúc trong khi phải tiến hành chúng theo trình tự, theo People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc.
"Tôi hiểu rằng mọi người đang rất nóng lòng phát triển vaccine. Nhưng từ quan điểm khoa học, dù lo lắng đến mức nào, chúng ta vẫn không thể hạ thấp tiêu chuẩn", Ding nói.
Cơ sở nghiên cứu của nhà virus học Trần Vi đang kêu gọi tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine giai đoạn I trên Internet. Huang, sinh viên y khoa từ Vũ Hán, hôm 10/4 đăng ký thành công vòng tình nguyện thứ hai nhưng lại được gọi đến tham gia chương trình sớm hơn dự kiến.
Lo lắng, Huang tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, gọi cho giáo viên và cha mẹ để xin lời khuyên. Rồi cô quyết định tham gia. Các nhân viên y tế làm xét nghiệm HIV, thử thai và xét nghiệm kháng thể để đảm bảo rằng Huang không miễn dịch với nCoV.
15 phút sau khi được tiêm vaccine, Huang bắt đầu cảm thấy chóng mặt. Cô bị đau bụng, tim đập nhanh và tiêu chảy.
Bác sĩ Trần cùng các cộng sự kiểm tra sức khỏe cho Huang. Vài người đưa cho cô nước nóng và bảo cô đi vài vòng ngoài trời. Cuối cùng, họ dùng xe cứu thương đưa cô tới một ga tàu điện ngầm, nơi cô bắt taxi về nhà.
Huang cho biết cô cảm thấy khá hơn khi ở nhà.
Shi Zibo, sinh viên đại học, cũng đăng ký làm tình nguyện viên và được tiêm vaccine thử nghiệm vào ngày 12/4. Sang ngày thứ 4, anh bị sốt nhẹ nhưng không có bất kỳ tác dụng phụ nào khác.
"Tôi thấy rất tự hào khi nhận được cuộc gọi", Shi nói. "Không có nhiều cơ hội để tôi đóng góp cho cuộc đời này. Vì thế, tôi sẽ không hối tiếc dù kết quả cuối cùng ra sao".
Thụy Điển: Số ca tử vong vì Covid-19 gấp 17 lần nước láng giềng, dư luận chia rẽ Tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Thụy Điển tính tới hết ngày 16/4 đã lớn hơn gấp nhiều lần so với các nước láng giềng nhưng quốc gia châu Âu này vẫn "không mặn mà" với các biện pháp phòng dịch mạnh tay. Theo New York Post, Thụy Điển hôm 16/4 ghi nhận thêm 613 ca nhiễm Covid-19, nâng tổng số...