Thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng phụ đáng sợ
Đại học Tâm thần học Hoàng gia Anh đã thừa nhận rằng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ kéo dài trong nhiều tháng.
Bà mẹ 2 con Simone Cohn (39 tuổi) đã luôn cảm thấy lo lắng, và bị khô miệng lẫn buồn nôn. Tuy nhiên cô nghĩ rằng chứng trầm cảm sau khi sinh đứa con thứ hai ngày càng nặng hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sực chính là do tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm gây ra.
Thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ như lo lắng, đau đầu, choáng váng… Ảnh: Dailymail
Khi bắt đầu giảm liều lượng dần để tiến tới việc chấm dứt dùng thuốc chống trầm cảm, Simone đã phải trải qua những cảm giác khủng khiếp. Trong nhiều tháng, cô bị choáng váng, thậm chí còn cảm thấy lo lắng hơn và não như có luồn điện giật nhiều lần trong ngày. Bây giờ khi đã chấm dứt hoàn toàn với thuốc, cô tuyên bố sẽ không bao giờ dùng thuốc này nữa vì những tác dụng phụ quá đáng sợ.
Rất nhiều những bệnh nhân được bác sĩ kê thuốc chống trầm cảm đều có những phản ánh về tác dụng phụ của thuốc và tình trạng của nhiều người ngày càng nặng hơn và với những triệu chứng đáng sợ hơn.
Trước tình trạng này, các bác sĩ đã đưa ra cảnh báo cho hàng triệu bệnh nhân về tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc chống trầm cảm.
Chuyên gia trị liệu tâm lý, Tiến sĩ James Davies thuộc Đại học Roehampton đã thẳng thắn nói về việc lạm dụng thuốc chống trầm cảm rằng đây là một sự thay đổi lớn: ” Đó là một bước tiến thực sự trong việc cố gắng ngăn chặn những tác hại là sự lệ thuộc vào thuốc”.
Video đang HOT
Bác sĩ tâm thần, tiến sĩ Joanna Moncrieff, Đại học College London, nói thêm: “Tôi thực sự hài lòng khi thấy sự thay đổi này – điều này thực sự quan trọng đối với những bệnh nhân gặp khó khăn khi dùng thuốc. Hy vọng, nó cũng sẽ khiến các bác sỹ thận trọng hơn trong việc kê đơn thuốc ngay từ đầu”.
Giáo sư Wendy Burn, chủ tịch của Đại học tâm thần học Hoàng gia, cho biết: “Là bác sĩ tâm thần, chúng tôi có trách nhiệm phải quam tâm những lo lắng của những bệnh nhân đã trải qua các tác dụng phụ nghiêm trọng và kéo dài hơn của các loại thuốc này. Thuốc chống trầm cảm có thể rất hiệu quả để điều trị trầm cảm từ trung bình đến nặng, đặc biệt là kết hợp với các liệu pháp nói chuyện và điều chúng tôi muốn là hướng dẫn hỗ trợ tốt nhất cho việc sử dụng chúng”.
Đại học Hoàng gia Anh đưa ra lời khuyên, khi bệnh nhân muốn ngừng uống thuốc thì nên giảm dần thuốc trong vài tuần hoặc vài tháng để giảm thiểu tác dụng phụ. Và quá trình này nên được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ để đảm bảo bất kỳ tác dụng phụ nào cũng nhanh chóng được xử lý.
Theo Đại học Hoàng gia Anh:”Các bác sĩ cần có những chẩn đoán lâm sàng sau đó thảo luận với bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Ngừng thuốc chống trầm cảm nên liên quan đến việc giảm liều hoặc giảm từ từ để giảm nguy cơ mắc các triệu chứng gây đau đơn khó chịu cho bệnh nhân có thể xảy ra trong vài tháng”.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Bị đau đầu thường xuyên, có nên tiêm thuốc bổ não?
Thời gian gần đây, tôi bị đau đầu nhiều, nghe cô bạn mách nên tiêm thuốc bổ não (đợt trước cô ấy cũng hay bị đau đầu như tôi, tiêm thuốc nên đỡ nhiều). Nhưng tôi còn băn khoăn mong báo tư vấn sớm giúp tôi. Xin cảm ơn quý báo!
Nguyễn Hạnh Hoa (Bình Phước)
Đọc câu hỏi của chị mà tôi thấy giật mình vì chị suy nghĩ đơn giản quá! Đau đầu có bao nhiêu loại? Bổ não dùng loại nào đây? Đọc đến đây thì chắc chị đã hiểu tùy tiện dùng thuốc như người ta mách là rất nguy hiểm và lãng phí! Tôi xin lý giải cụ thể như sau:
Có nhiều loại đau đầu:
Theo hiểu biết của tôi thì con người đã ghi nhận được 160 loại đau đầu.
- Có những nguyên nhân gây đau đầu nằm ngay trong đầu như động kinh, u não, chấn thương sọ não, thiểu năng tuần hoàn não, viêm động mạch thái dương, migraine, nhồi máu não, tai biến mạch máu não, trầm cảm, lo âu, hoảng sợ, tâm thần phân liệt...
- Có nguyên nhân gây đau đầu nằm ngoài đầu như suy thận, suy tim, đái tháo đường, viêm dạ dày, áp-xe ở ngón chân, đau răng, viêm họng, viêm xoang, glucom, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới...
Vậy nguyên nhân đau đầu của chị là bệnh nào trong số tôi vừa nêu trên? Xin chị đừng quên, mỗi loại đau đầu lại có một cách chữa khác nhau. Ví dụ động kinh thì phải dùng thuốc chống động kinh, tâm thần phân liệt thì dùng thuốc an thần, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì dùng thuốc chống thoái hóa tĩnh mạch, áp-xe ngón chân thì dùng kháng sinh...
Có nhiều loại thuốc tăng tuần hoàn não:
Có rất nhiều loại thuốc tăng tuần hoàn não (người dân hay gọi đơn giản là thuốc bổ não), nhưng có thể được xếp vào 3 nhóm dưới đây:
- Nhóm giãn mạch máu não: caviton, cinarizin...
- Nhóm tăng sử dụng oxy của tế bào não: piracetam, cerebrolysin, luotai, citicolin...
- Nhóm thuốc kết hợp: phezam.
Mỗi loại thuốc có một số ưu và nhược điểm, chúng có các chỉ định chặt chẽ cho một số bệnh nhất định, nếu dùng sai có thể gây tác hại cho bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân bị đau đầu do trầm cảm hoặc do động kinh mà được tiêm piracetam hoặc cerebrolysin thì bệnh không khỏi mà trái lại, bệnh nhân sẽ mất ngủ và lên cơn động kinh nhiều thêm.
Các thuốc tăng tuần hoàn não đều phải dùng theo từng đợt, tương đối dài ngày, giá thuốc thường rất đắt đỏ nên chi phí của bệnh nhân sẽ rất lớn.
Bởi lý do nêu trên, tôi khuyên chị nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa tâm thần để được khám, tìm ra nguyên nhân cụ thể gây đau đầu và có phác đồ điều trị cho thích hợp! Chúc chị mạnh khỏe!
Theo Sức khỏe đời sống
Sĩ tử nên cẩn thận với chứng rối loạn tâm lý thường hay gặp phải trong mùa thi cử Việc học quá căng thẳng, kết hợp cùng những áp lực điểm số từ gia đình và bạn bè khiến nhiều sĩ tử rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, từ đó để lại nhiều hậu quả rất khôn lường. Cứ tới mùa thi, tỷ lệ học sinh mắc chứng rối loạn tâm lý liên quan đến những vấn đề như căng...