Thuốc an thần cũng có thể gây hại
Thuốc ngủ đề cập ở đây là thuốc an thần hay thuốc an thần gây ngủ, có tác dụng an thần, nếu dùng liều thấp.
Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra những tác dụng phụ có hại trong khi sử dụng. Do đó, người dùng cần có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn để hạn chế những yếu tố rủi ro có thể xảy ra.
Mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do ngoại cảnh: tiếng ồn, lạ nhà, sự phiền muộn, chất kích thích (trà, cà phê, rượu), thuốc (chống trầm cảm, kích thíchhệ thần kinh trung ương, glucocorticoid…), sai lầm trong ăn uống( no quá, đói quá). Có thể do bệnh tiềm ẩn như: trào ngược dạ dày- thực quản, trầm cảm, hô hấp ( hen suyễn), xương khớp ( viêm xương khớp), tim mạch ( suy tim), nội tiết (đái tháo đường, cường giáp)… Mất ngủ còn liên quan đến một số rối loạn giấc ngủ khác như: ngừng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên khi ngủ.
Hiện nay ở Việt Nam, người ta thường dùng thuốc Tây như diazepam (Seduxen, Valium) thuộc nhóm benzodiazepin để trị mất ngủ.
Riêng ở Mỹ, Cục Quản lý Thực Dược phẩm (FDA) nước này chỉ chấp thuận 5 loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ: flurazepam (Dalmane), estazolam (Prosom, Nucfalon), temazepam (Normison, Restoril), triazolam (Halcion), quazepam (Doral). Ngoài ra, còn có một số thuốc mới như zolpidem (Stilnox), zaleplon (Sonata), zopiclone (Imovane), buspirone (Buspa)…
Video đang HOT
Thuốc an thần gây ngủ có thể gây ra các tác dụng phụ có hại như: lú lẫn, ảnh hưởng đến trí nhớ, làm thay đổi thái độ, hành vi… Nhưng nguy hại nhất là gây nghiện như ma túy.
Thuốc an thần gây ngủ là thuốc hướng thần cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua dùng, vì dùng sai sẽ bị nghiện rất nguy hiểm. Phải luôn xem thuốc ngủ là một trong các yếu tố nguy cơ gây suy giảm trí nhớ.
Người mới bị mất ngủ có thể dùng thuốc là dược thảo theo kinh nghiệm dân gian, có tác dụng an thần như: nhãn lồng, tâm sen, trinh nữ, lá vông nem… hoặc dùng thuốc từ thảo dược đã bào chế sẵn như Rotunda (củ bình vôi), Mimosa (phối hợp nhiều thảo dược).
Nếu thực hiện các biện pháp trên không cải thiện, thì nên đi khám bác sĩ để biết mất ngủ do nguyên nhân từ đâu, để có thể sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
Các biện pháp không dùng thuốc, giúp ngủ tốt:
- Nên ngủ và thức giấc vào một giờ nhất định.
- Chuẩn bị giường ngủ thích hợp (thoáng, tối, yên tĩnh).
- Tránh uống cà phê, trà đậm vào tối trước khi ngủ.
- Tránh đi ngủ với khi quá no hoặc quá đói.
- Thường xuyên tập thể dục (không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ).
- Luyện tập phương pháp thư giãn, chống stress (yoya, dưỡng sinh, thiền định).
Dùng thuốc có nguy cơ gây té ngã, người già phải cẩn trọng
Phụ nữ cũng là nhóm đối tượng có nhiều khả năng được kê đơn thuốc làm tăng nguy cơ té ngã hơn nam giới. Theo thống kê, phụ nữ da trắng 85 tuổi trở lên có tỷ lệ tử vong do ngã tăng nhiều nhất, tăng 160% trong giai đoạn 1999-2017.
Có nhiều nhóm thuốc điều trị rất phổ biến hiện nay nhưng lại tiềm ẩn tác dụng phụ là làm gia tăng nguy cơ té ngã, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi như: Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, benzodiazepin, thuốc an thần và thuốc ngủ, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm không steroid...
Theo báo cáo mới đây của trường Đại học Buffalo, tỷ lệ người cao tuổi trên 65 trở lên được kê đơn thuốc có nguy cơ gây té ngã đã tăng lên đến 94% vào năm 2017, một bước tăng vọt so với 57% vào năm 1999. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng tỷ lệ tử vong do ngã ở người lớn tuổi tăng hơn gấp đôi trong cùng khoảng thời gian này.
Ngay cả những cú ngã nhẹ cũng có thể gây nguy hiểm cho người lớn tuổi. Ngã không gây tử vong nhưng vẫn có thể dẫn đến chấn thương - chẳng hạn như gãy xương hông và chấn thương đầu - làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống còn lại.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, mỗi năm, gần 50 tỷ đô la đã được chi cho chi phí y tế liên quan đến chấn thương do ngã ở người lớn tuổi.
Một cú ngã nhẹ cũng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho sức khỏe người cao tuổi.
Các nhà điều tra cho biết kết quả đáng báo động này càng củng cố tầm quan trọng của các biện pháp can thiệp để giảm bớt các loại thuốc có khả năng không phù hợp ở những bệnh nhân già yếu.
Từ năm 1999-2017, tại Mỹ, đã có hơn 7,8 tỷ đơn đặt hàng thuốc có nguy cơ gây té ngã ở người lớn tuổi. Phần lớn các đơn thuốc được kê cho thuốc hạ huyết áp.
Tuy nhiên, cũng có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, từ 12 triệu đơn thuốc vào năm 1999 lên hơn 52 triệu đơn vào năm 2017.
Phụ nữ cũng là nhóm đối tượng có nhiều khả năng được kê đơn thuốc làm tăng nguy cơ té ngã hơn nam giới. Theo thống kê, phụ nữ da trắng 85 tuổi trở lên có tỷ lệ tử vong do ngã tăng nhiều nhất, tăng 160% trong giai đoạn 1999-2017.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người cao tuổi nếu phải sử dụng các loại thuốc có nguy cơ này cần được giám sát chặt chẽ, để phòng ngừa các tai nạn đáng tiếc do té ngã gây ra.
Uống nước chanh vào buổi tối điều kỳ lạ sẽ xảy ra Nước chanh là thứ đồ uống vô cùng quen thuộc dùng để giải nhiệt trong ngày hè. Thế nhưng trên cả công dụng của một loại nước giải khát thông thường, nước chanh còn mang tới nhiều giá trị tuyệt vời hơn cho sức khỏe của con người. Ảnh minh họa Mới đây các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng,...