Thung lũng của những người làm nghề “gõ đầu trẻ”
Giữa bạt ngàn miền sơn cước, ngôi làng hiện ra trước mắt với những ngôi nhà đơn sơ, đậm chất núi rừng. Làng còn nghèo nhưng tinh thần hiếu học hiếm nơi nào có được. Gần 1/3 số dân của làng đang làm nghề giáo.
Ngược lên huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hóa) sau một trận mưa lớn, con đường dẫn về thôn Thanh Sơn, xã Phú Nhuận của huyện thật lầy lội và khó đi. Bởi thôn Thanh Sơn nằm sâu trong một thung lũng và được bao quanh bởi những quả đồi cao chót vót. Thôn nổi tiếng với truyền thống hiếu học và số lượng người theo nghề gõ đầu trẻ.
Thôn Thanh Sơn mới được hình thành khoảng vài chục năm nay, bà con đa số là người thuộc huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương di cư lên đây lập nghiệp. Trước kia là làng Thanh Bôi, sau này đổi tên thành thôn Thanh Sơn, xã Phú Nhuận. Hiện tại trong thôn đang thờ một ông giáo có tên là Phạm Văn Được, người đã khởi nguồn cho truyền thống hiếu học của bà con nơi đây.
Theo những người dân trong thôn kể lại, thời kháng chiến chống Pháp, ông Phạm Văn Được di cư từ Hải Phòng về đây sinh sống. Ông học rất giỏi và biết nhiều thứ tiếng nên đã mở lớp dạy học cho con em làng Thanh Sơn từ những bài vỡ lòng. Được đi học là niềm mơ ước của biết bao đứa trẻ nghèo vùng quê miền sơn cước này.
Cuộc sống nghèo khó, vất vả nhưng các em học sinh rất chăm chỉ và học giỏi, nhiều em còn học lên cao. Các em luôn nuôi ước mơ được trở thành người “gõ đầu trẻ” như thầy giáo Được nên đi học về là các em về quê dạy học cho con em địa phương. Nghề “gõ đầu trẻ” cũng bắt đầu từ đó.
Chị Lê Thị Quyên, giáo viên mầm non, mong muốn hai con mình sau này theo nghiệp giáo viên.
Hiện nay, thôn Thanh Sơn có 298 hộ gia đình với khoảng 1.100 nhân khẩu, trong đó có đến gần 1/3 số người theo nghề giáo. Nhiều hộ gia đình có cả con dâu và con rể làm nghề giáo viên, thậm chí có những hộ gia đình có từ 3 – 4 thế hệ theo nghề giáo. Trong đó phải tính đến gia đình ông Nguyễn Văn Lắm với 7 người con làm giáo viên, gia đình ông Lê Văn Tậy với 6 người con làm giáo viên, gia đình ông Bùi Xuân Lộc có 3 người con làm giáo viên… Riêng gia đình nhà ông Nguyễn Văn Lắm đã có 2- 3 thế hệ làm nghề giáo. Hiện tại các con ông vẫn đang nối nghiệp “gõ đầu trẻ” của gia đình.
Thầy giáo Trịnh Ngọc Cường, giáo viên dạy tiểu học, tâm sự: “Ngày xưa nơi đây còn đói lắm, cái ăn cái mặc luôn chạy từng bữa, nhưng bố mẹ vẫn cho anh em chúng tôi đến trường. Thương bố mẹ, tôi quyết định thi vào trường sư phạm để sau này được về dạy chữ cho con em nghèo ở quê hương. Và hiện nay, lớp lớp đàn em cũng đang nối tiếp truyền thống này nên tôi rất tự hào”.
Video đang HOT
Năm này qua năm khác, đội ngũ giáo viên của thôn Thanh Sơn ngày một nhiều, dẫn đầu trong toàn xã, huyện. Anh Bùi Xuân Lộc, thôn phó thôn Thanh Sơn chia sẻ: “Làng chúng tôi đến nay vẫn đang còn nghèo lắm, nhiều gia đình còn phải chạy ăn từng bữa. Tuy nhiên, tinh thần hiếu học ở đây lại rất cao. Làng dù đói cái ăn, cái mặc chứ nhật định không để đói cái chữ, để con phải bỏ học giữa chừng đâu”.
Làng “gõ đầu trẻ” Thanh Sơn là một trong những làng thuộc diện nghèo của xã Phú Nhuận, bởi điều kiện địa hình hiểm trở, kinh tế khó khăn nên người dân còn phải sống trong cái nghèo, cái khổ. Mặc dù vậy, nói về sự học thì thật khó nơi nào có được tinh thần học như ở đây.
Một năm, thôn Thanh Sơn có khoảng vài chục em học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, trong đó nhiều em đậu với số điểm khá cao. Riêng năm học 2009 – 2010, thôn có 23 em học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng…, 160 em học sinh được khen thưởng cuối cấp, 6 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, năm 2009, làng vinh dự có hai học sinh được dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia.
Những đứa trẻ nơi đây luôn có niềm đam mê học chữ.
Chị Lê Thị Quyên, một giáo viên mầm non của làng tâm sự: “Ở đây thà đói ăn chứ không thể để cho con cái bị “đói cái chữ”. Từ trước đến nay, trong làng không có một đứa trẻ nào phải bỏ học giữa chừng hay không được đi học vì kinh tế khó khăn cả. Bởi, dân làng sẽ không để yên cho những gia đình không cho con đi học đâu”.
Làng “gõ đầu trẻ” còn tự hào về những người làm nghề giáo với những danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt, trong đội ngũ giáo viên ấy có cô giáo Trần Thị Hà, dạy bộ môn Văn của Trường THCS Phú Nhuận, năm nào cô cũng đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh và thường xuyên bồi dưỡng môn Văn cho các em học sinh dự thi học sinh giỏi.
Rời làng “gõ đầu trẻ” nghèo miền sơn cước, chúng tôi thật khâm phục tinh thần hiếu học vượt qua cái đói, cái nghèo của người dân nơi đây. “Cả đời chúng tôi làm ruộng lam lũ nhưng cái nghèo vẫn đeo bám, vì vậy dù nghèo đến mấy chúng tôi cũng phải cho các con được học hành thành người”, ông Lê Văn Tậy bày tỏ.
Theo Dân Trí
Quanh chuyện "hạ chuẩn" giáo viên
"Các em giờ đều là con 1 hoặc là con út trong gia đình, sinh ra đã được bố mẹ phục vụ đâu phải chăm sóc em út. Vậy hỏi cớ gì lớn lên, các em lại chọn công việc đi... đổ bô", một giáo viên mầm non chia sẻ.
Liên tục những năm gần đây, đầu năm học, ngành giáo dục lại vang lên điệp khúc thiếu giáo viên (GV). Từ bậc học thấp nhất cho đến bậc học cao nhất, đâu đâu cũng thiếu. Không chỉ thiếu hiện tại mà thì còn thấy rõ sự thiếu hụt nghiêm trọng ở thì tương lai khi mà thí sinh thi vào các trường Sư phạm năm sau luôn thấp hơn năm trước, điểm chuẩn hạ ầm ầm vẫn không tuyển đủ, thậm chí nhiều ngành Sư phạm ở một số trường còn phải đóng cửa vì không có người học.
Chuẩn giáo viên đang được hạ cả đầu vào lẫn đầu ra. (Ảình chỉ mang tính minh họa).
Chẳng phải nói dông dài nhiều người cũng hiểu được vì sao ngành Sư phạm ngày càng "rớt giá" như hiện nay. Nhưng từ chia sẻ của chính những nhà giáo có lẽ mới "thấm" hết được tại sao nghề giáo lại được "ưu tiên" hạ chuẩn đến vậy?
Thà đi giúp việc...
Tại một hội thảo về giáo dục tại TPHCM cách đây không lâu, một vị lãnh đạo thuộc phòng giáo dục ở Q.3 khi nói về tình trạng thiếu GV trên địa bàn mình đã... bật khóc. Bà khóc có lẽ không hẳn chỉ vì mai mốt các trường ở quận mình không có GV đứng lớp mà dường như dồn nén bấy lâu có dịp bật ra.
Vẫn là câu chuyện về đời sống GV. GV bây giờ gánh áp lực rất nhiều mà thu nhập thấp thì quá thấp. Bà không kêu thẳng ra như vậy mà nói ngắn gọn: "Có GV bỏ nghề đến nói với tôi: "Thà đi giúp việc còn tốt hơn chị ạ, thu nhập còn được 3 - 4 triệu, công việc nhẹ còn có thời gian lo cho gia đình, chồng con".
Từ nhỏ được phục vụ, lớn lên chịu đi... đổ bô?
Năm học này, chính thức về hưu, kết thúc hơn 35 năm gắn bó với nghề dạy trẻ, cô Vũ Thị Thanh Vân, nguyên phó hiệu trưởng trường Mầm non Thành phố (TPHCM) còn mang nhiều tâm tư về nghề. Theo cô Vân, tình trạng thiếu GV không có gì khó hiểu không chỉ riêng về vấn đề thu nhập mà còn xuất phát từ chính công việc. Nếu trường đây, ngành nghề nào cũng tương đương nhau, nghề nhà giáo cũng như bao nghề khác, thậm chí có phần được coi trọng thì giờ đang "tụt dốc", có sự khác biệt rõ ràng với các ngành khác.
"Hãy nghĩ xem, bây giờ mỗi gia đình chỉ sinh 1 hoặc 2 con, các em được bố mẹ phục vụ tận răng, không phải chăm sóc em út gì. Vậy hỏi cớ sao lớn lên các em lại phải chọn cái nghề mà tôi xin lỗi nói tuột ra là... đi đổ bô", cô Vân nói thẳng.
Cô Vân phân tích, ngày nay người ta đi học Sư phạm bởi 3 lý do. Một là đam mê nhưng lý do này rất ít vì nhiều em có đam mê đi nữa thì vẫn gạt bỏ theo nghề khác hai là những em vì điều kiện gia đình nên theo học Sư phạm để không mất học phí, sau này sẽ tìm cơ hội ở những lĩnh vực khác và cuối cùng là những người quá kém, chẳng vào nổi đâu nữa thì đi... Sư phạm.
Cô dẫn chứng, rất nhiều GV chấp nhận đến trường dạy học nhưng không bận tâm đến thành tích, khen thưởng, thậm chí kỷ luật vẫn... vui. Bởi họ tạm thời dừng chân ở trường học, còn vẫn tích học lên, học nâng cao, khi có cơ hội là đi ngay.
Sống một mình thì đủ
Trong hội nghị tổng kết năm học tại một tỉnh thành nọ, một phó hiệu trưởng xung phong hỏi lãnh đạo cao nhất trong Sở GD-ĐT: "Theo giám đốc, GV đã sống được bằng nghề của mình chưa?".
Vị giám đốc trả lời câu hỏi một cách đầy hài hước nhưng cũng không kém phần chua xót: "Nếu sống một mình thì sống được".
Câu trả lời của vị giám đốc làm tôi liên tưởng đến không ít GV khi lập gia đình phải bỏ dạy tìm công việc khác vì khi đó "họ không thể chỉ sống cho riêng mình". Hay có những thầy cô giáo vì công việc trồng người mà phải gác bỏ hạnh phúc riêng.
Một cô giáo 23 tuổi, dạy tại một trường THPT ở Q.8 (TPHCM) từ chia sẻ, thu nhập của mình chỉ đủ trang trải tiền nhà trọ, tiền ăn uống, sinh hoạt hàng ngày... Còn khi có việc "lớn" như đi cưới, đám giỗ, hay mua đồ dùng trong nhà, học thêm cô phải ngửa tay xin bố mẹ ở quê. Việc lập gia đình cũng bị cô gạt sang một bên vì "Lo cho mình không nổi, lấy gì lo cho gia đình cho con".
Nỗi lo lắng tương lai rồi không có GV đi dạy chứ chưa bàn đến việc GV giỏi không phải là không có cơ sở. Bởi khi thiếu GV, thiếu người theo học ngành Sư phạm buộc phải hạ chuẩn mong cho đủ, dù điều đó chẳng khác nào đồng nghĩa với hạ chất lượng giáo dục.
Chẳng đâu xa, những năm gần đây, điểm chuẩn vào các trường Sư phạm năm sau luôn thấp hơn năm trước, điểm chuẩn hạ ầm ầm vẫn không tuyển đủ người học. Nhiều ngành đã phải đóng cửa. Chẳng đâu xa, mới đây nhất, từ chuẩn năng lực ngoại ngữ bắt buộc với GV dạy tiếng Anh tiểu học là trình độ B2, giờ đã được hạ xuống "chuẩn" thấp hơn là B1 mong cho đủ GV. Nếu còn thiếu, ai dám đảm bảo chuẩn sẽ không tiếp tục hạ? Chuẩn nghề giáo đang hạ từ đầu vào lẫn đầu ra mà còn chưa chắc giải quyết được bài toán thiếu GV.
Theo Dân Trí
Những thuận lợi khi học tại tại iSpace Chăm sóc toàn diện cho sinh viên là một trong những hoạt động mà BGH Trường Cao đẳng nghề thực hành iSpace đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Theo đó, tất cả mọi hoạt động của Bộ phận Công tác HS-SV sẽ lấy người học làm trọng tâm, lấy lợi ích chính đáng của sinh viên làm nền tảng. Hệ...